Viêm hồi tràng là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm hồi tràng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, nhiễm hóa chất, do thiếu máu cục bộ ở hồi tràng… Vậy triệu chứng của bệnh là gì? Điều trị như thế nào? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp được vấn đề này.

Viêm hồi tràng là gì? Cách điều trị như thế nào?
Viêm hồi tràng là gì? Cách điều trị như thế nào?

I/ Viêm hồi tràng và những thông tin cần biết

Nắm rõ các thông tin về bệnh viêm hồi tràng sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và phòng bệnh cho bản thân:

Hồi tràng là gì?

Hồi tràng là một bộ phận cấu thành của ruột non, là đoạn sau của tá tràng và hỗng tràng. Nó chiếm khoảng một nửa chiều dài dưới của ruột non và có đường kính nhỏ hơn. Hồi tràng được nối với đại tràng thông qua van hồi manh tràng.

Tương tự như 2 đoạn ruột non còn lại là tá tràng và hỗng tràng, hồi tràng có cấu trúc gồm 2 mặt là mặt trong và mặt ngoài.  Mặt bên ngoài được bảo vệ bằng phúc mạc, là một loại màng lát khoang bụng. Còn mặt trong hồi tràng chủ yếu là các lớp cơ. Chúng đóng vai trò di chuyển thức ăn tiêu hóa dọc theo ruột. Ngoài lớp cơ còn có lớp niêm mạ và lớp lót trong được cấu tạo từ các tế bào. Lớp niêm mạc và lớp lót nằm giáp sát bên trong lòng của hồi tràng.

Nguyên nhân gây viêm hồi tràng

Viêm hồi tràng là tình trạng niêm mạc hồi tràng bị viêm. Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh phổ biến:

  • Nhiễm trùng: Tình trạng nhiễm trùng đường ruột có thể là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đa phần chúng xâm nhập vào cơ thể bằng con đường thức ăn gây ngộ độc. Viêm hồi tràng thường do các vi khuẩn sau gây nên: E Coli, Shigella, Salmonella, Campylobacter. Các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải có thể là tiêu chảy ra máu, khiến cơ thể người bệnh bị mất nước nghiêm trọng. Các loại ký sinh trùng, chẳng hạn như Giardia cũng có khả năng gây tiêu chảy nặng. Khi chúng ta uống nước không vệ sinh, nước hồ, ao thì chúng xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
  • Do thiếu máu cục bộ ở hồi tràng: Giống như các cơ quan khác, hồi tràng cũng được các mạch máu nuôi dưỡng. Các động mạch cung cấp máu tới cơ quan này có thể bị xơ vữa khiến hồi tràng bị thiếu máu. Chúng không được cung cấp đủ máu để hoạt động sẽ dẫn đến tình trạng viêm. Thiếu máu cục bộ có thể do các nguyên nhân như thoát vị bẹn, xoắn ruột… Hoặc khi huyết áp giảm sẽ làm giảm lưu lượng máu đến hồi tràng và gây thiếu máu cục bộ. Các triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm sốt, đau bụng, đi ngoài thường xuyên…
  • Nhiễm hóa chất: Một số hóa chất khi vào cơ thể có thể gây hại cho đường ruột, kể cả hồi tràng dẫn đến viêm và tổn thương. Trong đó, tác dụng phụ của thuốc xổ là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Triệu chứng

Thường xuyên đau nặng bụng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm hồi tràng
Thường xuyên đau nặng bụng là một trong những triệu chứng của bệnh viêm hồi tràng
  • Đau bụng: Đây được xem là triệu chứng phổ biến nhất khi bị viêm hồi manh tràng. Bệnh nhân thường thấy nặng bụng, cơn đau sẽ bớt khó chịu khi đi đại tiện, trung tiện nhưng sẽ tăng lên khi bị táo bón. Tuy nhiên, đau bụng thường là dấu hiệu chung của nhiều bệnh đường tiêu hóa khác. Do đó, nó thường gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh.
  • Tiêu chảy: Triệu chứng viêm hồi tràng tiếp theo là tiêu chảy. Nó có thể xảy ra từ mức độ vừa phải đến nặng. Nếu đi ngoài trên 20 lần mỗi ngày thì được coi là bị tiêu chảy nặng. Lúc này, cơ thể sẽ bị mất nước, tụt huyết áp, tim đập nhanh.
  • Bị sốt, giảm cân bất thường: Tình trạng tiêu chảy kéo dài khiến bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sút cân hoặc bị sốt.
  • Phân có lẫn máu: Niêm mạc hồi tràng bị tổn thương nặng có thể gây chảy máu. Thức ăn khi được di chuyển qua đây sẽ lẫn máu và được đẩy ra bên ngoài. Nếu bị chảy máu với lượng ít, bệnh nhân sẽ hiếm khi nhận ra.
  • Táo bón: Trong bệnh viêm ruột từng vùng, táo bón có thể là kết quả một sự tắc nghẽn nào đó trong đường ruột. Do đó, đây cũng có thể là triệu chứng bệnh viêm hồi tràng mà chúng ta cần nhắc tới.

Ngoài những biểu hiện mà chúng tôi đề cập, tùy vào mức độ bệnh lý và cơ địa của mỗi người mà bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác. Hãy trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

II/ Cần làm gì khi bị viêm hồi tràng?

Cần đi khám bác sĩ để nhận được sự chỉ định điều trị
Cần đi khám bác sĩ để nhận được sự chỉ định điều trị

Bệnh viêm hồi manh tràng do nhiều nguyên nhân gây ra. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn cách điều trị phù hợp. Do đó, việc cần làm phải đi khám để xác định được chính xác bệnh lý và được tư vấn chữa trị. Thông thường, các loại thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, thuốc ức chế miễn dịch và những loại thuốc chống tiêu chảy sẽ được chỉ định. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được khuyến cáo bổ sung thêm sắt, canxi, vitamin B-12… Bệnh nhân không được tự ý mua các loại thuốc tây về dùng để đảm bảo an toàn.

Ngoài việc điều trị viêm hồi manh tràng bằng thuốc, bệnh nhân có thể tham khảo và thực hiện theo một số điều sau đây:

  • Không lạm dụng kháng sinh. Việc dùng thuốc điều trị cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tránh ăn những thức ăn dễ gây kích ứng như các đồ ăn cay nóng, món chưa được nấu chín, các chất kích thích…
  • Bổ sung cho cơ thể nhiều chất xơ, vitamin thông qua các loại rau quả. Ngoài ra, nên bổ sung thêm các vi sinh có lợi cho đường ruột bằng việc ăn sữa chua và các thực phẩm lên tự nhiên.
  • Uống nhiều nước, nếu có thêm các loại nước ép hoặc sinh tố thì càng tốt.
  • Hạn chế sử dụng các chế phẩm từ sữa, thức ăn nhiều chất béo.
  • Chia các bữa ăn chính thành nhiều bữa ăn nhỏ, ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc.
  • Tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho bản thân.
  • Nên giữ tâm trạng được thoải mái, vui vẻ. Tránh tình trạng căng thẳng kéo dài.

Bệnh viêm hồi manh tràng không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân mà còn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nếu không được điều trị sớm. Do đó, hãy đi khám và điều trị sớm khi thấy cơ thể có những biểu hiện không bình thường.

ThuocDanToc.vn không đưa ra bất kì lời khuyên, tham vấn, chẩn đoán y khoa.

Click xem thêm

Muối nabica là gì? Công dụng?

Muối Nabica Là Gì? Và Công Dụng Chữa Đau Dạ Dày

Muối nabica chữa đau dạ dày có mang lại hiệu quả an toàn? Biện pháp chữa đau dạ dày bằng...

Tìm hiểu cách chữa đau dạ dày bằng bao tử nhím

Dùng bao tử nhím chữa đau dạ dày như thế nào ?

Chữa đau dạ dày bằng bao tử nhím có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh, giúp bệnh nhân...

chăm sóc bệnh nhân viêm dạ dày ruột cấp

Lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp

Việc lập kế hoạch chăm sóc trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp là điều rất cần thiết. Trẻ sẽ...

Tìm hiểu về kỹ thuật nội soi dạ dày công nghệ cao và cách tiến hành

Nội soi dạ dày công nghệ cao là gì, thực hiện ở đâu?

Nội soi dạ dày công nghệ cao được thực hiện thông qua hệ thống máy móc hiện đại như thiết...

Tìm hiểu hiểu về vị trí, cấu tạo, chức năng của dạ dày

Dạ Dày Là Gì, Nằm Ở Đâu? Chức Năng Của Dạ Dày

Dạ dày là một cơ quan của hệ tiêu hóa, nó vừa là nơi lưu trữ chất dinh dưỡng vừa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.