Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là bệnh lý hiếm gặp và thường liên quan đến phản ứng dị ứng thực phẩm hoặc bệnh dị ứng như chàm, hen suyễn,…

viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan gây nên buồn nôn, nôn, đau bụng,…

Nguyên nhân gây viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan

Bạch cầu ái toan là một loại bạch cầu bình thường của hệ thống miễn dịch. Chúng thường có trong niêm mạc đường tiêu hóa và đóng vai trò loại bỏ kẻ xâm nhập có hại ra khỏi cơ thể.

Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là một bệnh lý hiếm gặp, nó được đặc trưng bởi sự xâm nhập có chọn lọc của bạch cầu ái toan trong dạ dày, ruột non hoặc cả hai. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân nào dẫn đến sự xâm nhập này.

Một nghiên cứu cho thấy hơn 50% người mắc bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan có tiền sử dị ứng thực phẩm hoặc các loại dị ứng khác như hen suyễn, chàm,…Số lượng bạch cầu ái toan có thể tăng lên do phản ứng dị ứng, nhiễm trùng hoặc ung thư, nhằm loại bỏ kẻ xâm nhập có hại khỏi cơ thể. Tuy nhiên, khi nó tăng số lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây viêm dạ dày ruột.

Triệu chứng viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan

Khoảng 80% người bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan nhận thấy các triệu chứng xuất hiện, phát triển trong 3-4 năm chứ không đến đột ngột.

Biểu hiện phổ biến của bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan là sự kết hợp giữa các triệu chứng viêm đường tiêu hóa mãn tính bao gồm đau bụng, tiêu chảy, thỉnh thoảng buồn nôn và nôn, sụt cân và trướng bụng. Đôi khi người bệnh cũng nhận thấy hội chứng bụng cấp hoặc tắc ruột.

Ngoài ra, triệu chứng của bệnh còn phụ thuộc vào vị trí và độ viêm của các lớp trong thành ruột. Nếu niêm mạc bị viêm sẽ dẫn đến mất protein và kém hấp thu protein. Nếu cơ bị viêm sẽ gây ra hiện tượng đau bụng, nôn, triệu chứng khó tiêu và tắc ruột. Còn nếu lớp dưới thanh mạc bị viêm, triệu chứng sẽ biểu hiện dưới dạng cổ trướng bạch cầu ái toan, thường dẫn đến xuất tiết.

Chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan

Chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan được xác định dựa trên 4 tiêu chí gồm:

  • Các triệu chứng tiêu hóa
  • Sự xâm nhập bạch cầu ái toan ở đường tiêu hóa
  • Loại trừ các bệnh ký sinh
  • Không có biểu hiện toàn thân

Để xác định chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau đây:

  • Xét nghiệm máu có thể chỉ ra sự gia tăng bạch cầu ái toan
  • Đo alpha1-antitrypsin trong phân để xác định người bệnh không có khả năng tiêu hóa và hấp thụ protein trong đường tiêu hóa. Thông thường, bệnh nhân bị viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan sẽ tăng alpha1-antitrypsin trong phân của họ.
  • Kiểm tra phân nên được thực hiện để loại trừ bệnh lý do ký sinh trùng.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT) có thể nhận thấy các nếp gấp dày, không đều của các nếp gấp ở dạ dày và ruột non. Nhưng những tình trạng này cũng có thể xuất hiện trong bệnh Crohn và ung thư hạch.
  • Chụp X-quang có thể nhận thấy sự tham gia cục bộ của antrum và môn vị gây ra hẹp bao quy đầu, ứ đọng dạ dày hoặc ruột non bị giãn, gia tăng độ dày của nếp gấp niêm mạc ở người bị viêm dạ dày ruột do tăng bạch cầu ái toan.
  • Nội soi có thể phát hiện ban hồng, nốt sần, loét hoặc viêm lan tỏa dẫn đến mất hoàn toàn lông nhung, phù nề dưới niêm mạc và xơ hóa.

Ngoài ra, bác sĩ còn có thể khuyến nghị thực hiện chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác như viêm thực quản bạch cầu ái toan, cổ trướng bạch cầu ái toan, bệnh celiac, không dung nạp protein, hội chứng hypereosinophilic vô căn,…

chẩn đoán viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan
Viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan thường dễ bị nhầm lẫn nên cần được chẩn đoán thận trọng

Điều trị viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ bệnh lý mà các bác sĩ có thể chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Cụ thể bao gồm:

  • Glucocorticosteroid đường uống có đặc tính chống viêm là liệu pháp chính để điều trị viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan. Đặc biệt là với bệnh nhân có triệu chứng tắc nghẽn và cổ trướng bạch cầu ái toan.
  • Corticosteroid được áp dụng điều trị cho khoảng 90% bệnh nhân. Trong đó, Flnomasone dạng hít được sử dụng để giảm giải phóng eotaxin, chất trung gian gây viêm, Prednisolone giúp ngăn chặn sự di chuyển của bạch cầu đa nhân và giảm tính thấm mao mạch và Budesonide có công dụng giảm viêm, giảm thấm mao mạch.
  • Chất ổn định tế bào mast như Cromolyn giúp ức chế giải phóng histamine, leukotriene và các chất trung gian khác từ các tế bào mast nhạy cảm.
  • Thuốc đối kháng thụ thể Leukotriene như montelukast

Phẫu thuật chỉ được chỉ định để làm giảm tắc nghẽn kéo dài hoặc tắc ruột non. Người bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan có đáp ứng với glucocorticosteroid đường uống hoặc thuốc khác sẽ không được chỉ định phẫu thuật.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh viêm dạ dày ruột tăng bạch cầu ái toan. Người bệnh nếu có bất cứ thắc mắc nào về triệu chứng, chẩn đoán hoặc điều trị thì nên thăm khám với bác sĩ.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ.

Click xem thêm

Nên uống nước gì khi bị đau dạ dày để cải thiện triệu chứng

10 Loại Nước Uống Dễ Làm, Tốt Cho Người Đau Dạ Dày

Ngoài những món ăn tốt cho sức khỏe, có những loại nước uống tốt cho người bị đau dạ dày....

Các loại trái cây tốt cho người bị viêm đại tràng

Bị viêm đại tràng nên ăn quả gì tốt, mau hết bệnh?

Mặc dù trái cây được xem là nguồn cung cấp vitamin dồi dào cho cơ thể. Nhưng với người bệnh...

Tá tràng là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng

Tá tràng (hành tá tràng) là gì, nằm ở đâu, có chức năng gì?

Tá tràng là nơi dịch mật và dịch tụy đổ vào đường ruột để tiếp tục thực hiện quá trình...

Hội chứng dạ dày là gì? Điều trị như thế nào?

Hội chứng dạ dày tá tràng là gì, có nguy hiểm không?

Ăn nhanh no, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi sau khi ăn… có thể là những triệu chứng...

Muối nabica là gì? Công dụng?

Muối Nabica Là Gì? Và Công Dụng Chữa Đau Dạ Dày

Muối nabica chữa đau dạ dày có mang lại hiệu quả an toàn? Biện pháp chữa đau dạ dày bằng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.