Ghẻ nước là gì? Có tự khỏi không? Cách điều trị
Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp có thể khắc phục nhanh nếu sớm can thiệp điều trị. Tuy nhiên với các trường hợp bệnh kéo dài hay tái phát nhiều lần thì các biến chứng có thể phát sinh. Nắm được các thông tin về bệnh sẽ giúp bạn luôn chủ động cả trong phát hiện lẫn điều trị và phòng ngừa.
Ghẻ nước là bệnh gì? Có tự khỏi không?
Ghẻ nước là bệnh da liễu đặc trưng bởi tình trạng nổi nhiều mụn nước trên bề mặt da gây ngứa ngáy. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng tới bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Trong đó lòng bàn tay, bàn chân, kẽ ngón tay, ngón chân, vùng kín… được xác định là những vị trí ưa thích của bệnh.
Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học chỉ ra, ký sinh trùng có tên Sarcoptes scabiei hominis là tác nhân chính khiến bệnh kích hoạt. Một cái ghẻ có thể sinh sản ra khoảng 150 triệu ghẻ con chỉ trong vòng 3 tháng. Tốc độ tấn công của cái ghẻ là rất khủng khiếp. Chính vì vậy, bệnh lý sẽ không thể tự khỏi nếu chưa có biện pháp can thiệp điều trị đúng đắn.
Tình trạng ngứa ngáy do bệnh gây ra thường kích hoạt phổ biến vào ban đêm. Bởi đây chính là thời gian mà cái ghẻ bò ra khỏi hang để đi tìm ghẻ đực giao phối. Khi cái ghẻ di chuyển, chúng không chỉ gây kích thích các sợi thần kinh trên da mà còn tiết ra độc tố gây ngứa ngáy rất khó chịu.
Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước và các dấu hiệu nhận biết
Tìm hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh sẽ giúp bạn luôn chủ động trong việc phòng ngừa, phát hiện cũng như điều trị. Chú ý đến các thông tin sau đây:
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ nước trên da là sự tấn công của ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis. Loại ký sinh trùng này còn được gọi với tên thông thường là bọ ve hoặc mạt ngứa.
Thực tế cho thấy, ký sinh trùng ghẻ có thể tồn tại ở khắp mọi nơi. Tuy nhiên con người lại không thể quan sát được chúng bằng mắt thường. Bởi chúng có kích thước rất nhỏ, chỉ ở khoảng 0.3 cho tới 0.5mm.
Ghẻ đực chỉ có vai trò chính là giao hợp. Và chúng sẽ chết ngay sau đó nên không được cho là tác nhân gây bệnh. Còn ghẻ cái chúng tấn công vào da, đào hang sâu và đẻ trứng.
Hơn nữa còn sinh sôi với số lượng nhanh khủng khiếp. Và khi hoạt động chúng sẽ tiết các chất độc gây kích ứng. Từ đó khiến cho da bị nổi mụn nước, tổn thương và ngứa ngáy rất khó chịu. Ngoài ra, một số yếu tố thuận lợi khác cũng được cho là có liên quan đến sự kích hoạt của bệnh ghẻ nước. Phải kể đến như:
– Vệ sinh cá nhân kém:
Đây là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng ghẻ tấn công và sinh sôi trên da. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhất là ở những người có làn da dầu nhờn, dễ đổ mồ hôi nhưng lại không được làm sạch đúng cách.
– Môi trường sống chật chội, đông đúc, ô nhiễm:
Sống trong môi trường có chứa nhiều khói bụi, nấm mốc hay có nguồn nước bị ô nhiễm thì nguy cơ bị ghẻ nước sẽ cao hơn. Ngoài ra, trường học, nhà tù, viện dưỡng lão cũng được cho là những nguồn lây bệnh phổ biến.
– Mùa ngập lụt:
Số liệu thống kê chỉ ra rằng, bệnh ghẻ nước thường có nguy cơ cao xuất hiện vào mùa mưa bão. Bởi tình trạng ô nhiễm nguồn nước, không khí ẩm sẽ tạo điều kiện cho cái ghẻ sinh sôi nhanh hơn. Các chuyên gia khuyến cáo, sống trong những khu vực dễ bị ngập lụt thì có nhiều khả năng mắc phải bệnh lý này.
Tham khảo thêm: Trẻ bị ghẻ nước: Cách nhận biết, chữa trị nhanh khỏi
2. Các triệu chứng
Triệu chứng mà bệnh ghẻ nước gây ra có thể sẽ tương tự như một số bệnh lý da liễu khác. Điển hình nhất là bệnh tổ đỉa. Điều này khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc nhận biết. Cần quan sát kỹ các triệu chứng gặp phải để tránh nhầm lẫn. Dưới đây là một số biểu hiện đặc trưng:
– Tình trạng nổi mụn nước:
- Mụn nước ở bệnh ghẻ nước thường có hình tròn, mọc nông ngay trên bề mặt da. Bên trong có chứa nước trắng. Chúng mọc rải rác nhưng lại có xu hướng lan rộng rất nhanh.
- Các nốt mụn nước rất dễ bị vỡ. Nhất là khi người bệnh cào gãi hay các nốt mụn ma sát với quần áo.
- Mụn nước nếu xuất hiện ở bộ phận sinh dục nam thường có màu đỏ nhạt. Kích thước có thể bằng hạt đậu tương hay nhỏ hơn. Chúng gây ngứa ngáy rất khó chịu.
- Mụn nước thường có xu hướng xuất hiện nhiều. Đồng thời chúng dễ lan rộng sang các vùng da lành lặn xung quanh.
- Kẽ ngón tay, ngón chân, đùi trong, vùng kín, thắt lưng là những vị trí dễ bị nổi mụn nước. Riêng đối với trẻ em dưới 2 tuổi thì mụn có thể xuất hiện toàn thân.
– Triệu chứng ngứa ngáy:
- Cơn ngứa do bệnh ghẻ nước gây ra thường xuất hiện ở mức độ dữ dội. Nhất là vào ban đêm khi cái ghẻ rời khỏi hang và hoạt động mạnh.
- Ngứa thường gây ra phản ứng cào gãi. Từ đó khiến tổn thương dễ lan sang vị trí khác. Nhiều trường hợp còn khiến cái ghẻ rơi ra giường chiếu. Điều này làm tăng nguy cơ lây bệnh cho người khác.
– Xuất hiện các rãnh ghẻ:
- Trên bề mặt vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh ghẻ nước có thể xuất hiện các rãnh ghẻ. Rãnh ghẻ thường dài từ 2 – 4mm. Chúng chính là hệ quả của quá trình ghẻ cái đào hang và đẻ trứng.
Bệnh ghẻ nước có lây không? Nguy hiểm không?
Các chuyên gia Da liễu khuyến cáo rằng, ghẻ nước là một bệnh lý truyền nhiễm. Chính vì vậy bạn cần hết sức cẩn trọng khi mắc bệnh da liễu này.
Ngoài xu hướng lan nhanh ra các vùng da lành trên cơ thể thì bệnh ghẻ nước có thể lây sang người khác qua nhiều con đường khác nhau. Thực tế cho thấy, nếu không được ngăn chặn và kiểm soát tốt thì bệnh hoàn toàn có thể trở thành dịch.
Bệnh ghẻ nước có thể lây lan qua 2 con đường chính như sau:
- Lây trực tiếp: Đây là hình thức lây nhiễm bệnh thông qua hành động tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ như nắm tay, ôm hôn, tắm rửa chung, quan hệ tình dục…
- Lây gián tiếp: Chính là hình thức lây nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc gián tiếp. Ví dụ như ngủ chung giường, dùng chung các vật dụng cá nhân (quần áo, khăn tắm…).
Ghẻ nước là một trong những bệnh lý ngoài da dễ điều trị nếu sớm phát hiện. Tuy nhiên nếu chủ quan thì bạn hoàn toàn có thể gặp phải các vấn đề nghiêm trọng.
Trong đó, rất nhiều người bệnh đã gặp phải tình trạng nhiễm trùng da. Thường là hệ quả của việc cào gãi để giải tỏa cơn ngứa khiến da bị tổn thương nặng. Từ đó tạo điều kiện cho các hại khuẩn, nấm men và tác nhân khác xâm nhập, gây nhiễm trùng, lở loét.
Bên cạnh đó, một số trường hợp bệnh tái phát nhiều lần thì bạn còn có thể bị chàm hóa da. Mặc dù rất hiếm gặp nhưng một số người bệnh vẫn gặp phải biến chứng viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm trùng.
Tham khảo thêm: Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)
Cách điều trị bệnh ghẻ nước hiệu quả
Như đã đề cập, bệnh ghẻ nước có thể được điều trị nhanh chóng nếu sớm phát hiện. Nếu tổn thương da không đáng kể thì các mẹo chữa tại nhà có thể đáp ứng. Tuy nhiên trong trường hợp tổn thương tiến triển nặng thì người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ da liễu. Dưới đây là một số giải pháp điều trị cho bệnh ghẻ nước:
1. Mẹo chữa tại nhà
Với các trường hợp phát hiện sớm, tổn thương da mới kích hoạt tại một vài vị trí nhỏ thì áp dụng các mẹo chữa tại nhà có thể đáp ứng. Đây là giải pháp rất lành tính, đơn giản và dễ thực hiện. Ngoài việc hỗ trợ làm giảm ngứa thì còn giúp thúc đẩy chữa lành tổn thương da. Một số lựa chọn điều trị tại nhà cho bệnh ghẻ nước bao gồm:
– Dùng nha đam:
Gel nha đam chứa nhiều thành phần dưỡng chất có dược tính cao. Nhiều nghiên cứu còn đánh giá, gel nha đam có khả năng hoạt động giống với thuốc trị ghẻ nước Benzyl Benzoate. Nó giúp làm dịu da, giảm ngứa và ngăn ngừa viêm nhiễm tiến triển.
- Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi đem rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ
- Cạo lấy phần gel trong, vệ sinh vùng da cần điều trị, lau khô rồi thoa gel nha đam lên
- Để khô tự nhiên khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước mát
- Cách này có thể áp dụng 2 lần/ ngày
– Tắm nước muối ấm:
Bệnh ghẻ nước thường kích hoạt những cơn ngứa ngáy rất khó chịu. Cơn ngáy sẽ dữ dội hơn vào ban đêm gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ. Tắm nước muối ấm là giải pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng này. Bởi muối có đặc tính sát trùng, chống viêm và làm giảm ngứa hiệu quả.
- Chuẩn bị bồn nước ấm, thêm vào 3 thìa muối biển, khuấy cho tan
- Ngâm mình trong nước muối ấm khoảng 5 – 10 phút
- Khi tắm chú ý kỳ cọ nhẹ nhàng, tuyệt đối không chà xát lên vùng da bị tổn thương
- Sau đó tắm lại bằng nước sạch để tránh nhờn rít da
– Sử dụng lá trầu không:
Lá trầu không cũng là vị thuốc nam quen thuộc mà bạn có thể tận dụng để chữa bệnh ghẻ nước tại nhà. Ngoài khả năng kháng khuẩn chống viêm và làm giảm ngứa thì lá trầu còn chứa nhiều chất chống oxy hóa. Từ đó thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên bề mặt da.
- Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không tươi đem rửa sạch rồi vò nhẹ
- Cho vào ấm đun cùng 1 lít nước trong 5 phút
- Đổ ra chậu, thêm nước lã vào pha cho ấm
- Dùng nước sắc lá trầu để ngâm rửa vùng da bị tổn thương do ghẻ nước
Tham khảo thêm: Tổng quan về bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh và hướng điều trị
2. Sử dụng thuốc Tây
Các mẹo tự nhiên tại nhà chỉ đáp ứng tốt khi tổn thương da mới kích hoạt và còn ở mức độ nhẹ. Trường hợp cái ghẻ hoạt động mạnh khiến tổn thương lan rộng hay trở nên nghiêm trọng thì điều trị bằng thuốc là rất cần thiết. Riêng với bệnh ghẻ nước, bác sĩ có thể kê toa một số thuốc, bao gồm:
– Thuốc D.E.P:
Xuất hiện trong hầu hết các toa thuốc chữa bệnh ghẻ nước. Thuốc D.E.P có thể giúp cắt nhanh cơn ngứa mà không khiến da bị kích ứng. Thường được chỉ định bôi 2 – 3 lần/ ngày sau khi làm sạch và lau khô vùng da bệnh.
– Benzyl Benzoate 33%:
Loại kem bôi ngoài da này cũng có khả năng đáp ứng tốt với tổn thương mà bệnh ghẻ nước gây ra. Đặc biệt Benzyl Benzoate 33% có thể thấm sâu vào dưới da. Từ đó giúp tiêu diệt được cả cái ghẻ và trứng của chúng.
– Kem Permethrin 5%:
Cũng giống như Benzyl Benzoate 33%, kem Permethrin 5% có khả năng tiêu diệt được cả ký sinh trùng ghẻ và trứng của chúng. Tuy nhiên thuốc này chỉ có thể thoa từ vùng cổ trở xuống và thường được chỉ định tối đa 7 ngày.
– Lindane 1%:
Với các trường hợp tổn thương nặng thì các loại thuốc bôi trên sẽ không thể đáp ứng. Lúc này bác sĩ có thể chỉ định Lindane 1% làm giải pháp thay thế. Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng cần thận trọng bởi thuốc có thể ảnh hưởng xấu tới hệ thần kinh trung ương.
– Ivermectin:
Loại thuốc đường uống này thường được cân nhắc nếu điều trị tại chỗ không đem lại hiệu quả tốt. Ivermectin được sử dụng với liều duy nhất là 200mcg/ kg trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên nếu thấy cần thiết bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm 1 liều sau 7 – 10 ngày sử dụng liều đầu tiên.
– Thuốc kháng Histamine:
Có thể được dùng khi bệnh ghẻ nước gây ngứa ngáy nhiều và khó kiểm soát. Chlor-Trimeton, Diphenhydramin, Dorotec, Benadryl, Zyrtec… là một số loại được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc này được khuyên nên dùng buổi tối bởi chúng dễ gây buồn ngủ.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng thêm các loại viên uống bổ sung khác để hỗ trợ. Thường là giúp thúc đẩy tái tạo và chữa lành các tổn thương trên da. Với thuốc bôi, thuốc uống hay cả viên uống bổ sung người bệnh cần dùng đúng chỉ định từ bác sĩ. Nếu có vấn đề bất thường phát sinh thì cần báo cáo lại ngay để được điều chỉnh.
Tham khảo thêm: 5 biện pháp tự nhiên điều trị bệnh ghẻ tại nhà
Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh ghẻ nước
Bệnh ghẻ nước không chỉ dễ kích hoạt, lây lan mà còn có nguy cơ tái phát rất cao sau điều trị. Chính vì vậy mà song song với các giải pháp điều trị, người bệnh cần chú ý thực hiện công tác phòng ngừa.
Dưới đây là một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh ghẻ nước:
- Hằng ngày cần chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nhất là sau khi đi ra ngoài về, tiếp xúc với nước mưa, nước bẩn. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh các đồ dùng cá nhân, vật dụng hay có tiếp xúc thường xuyên.
- Vào mùa mưa bão, bạn nên hạn chế di chuyển trong những khu vực bị ngập lụt. Bởi đây là một nguồn nước bẩn, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh ghẻ nước rất cao.
- Tránh dùng chung đồ cá nhân với người khác, đặc biệt là những người đang mắc bệnh. Quần áo, khăn tắm… là những vật dụng dễ lây mầm bệnh nhất.
- Giặt giũ quần áo, giày dép thường xuyên. Tốt nhất nên hạn chế đi giày, tuyệt đối không đi giày hay mang tất còn dấu hiệu ẩm ướt.
- Trường hợp bạn đang bị ghẻ nước thì nên chủ động cách ly với những người khỏe mạnh. Tuyệt đối không ngủ chung giường, quan hệ tình dục, nắm tay, ôm hôn… người khác.
- Thường xuyên dùng nước nóng để vệ sinh quần áo, chăn màn, giường chiếu. Vệ sinh xong cần phơi ở nơi có nắng lớn để diệt trừ mầm mống gây bệnh.
Ghẻ nước không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Chú ý điều trị sớm để kiểm soát triệu chứng và thúc đẩy tổn thương chóng lành. Khi điều trị tại nhà không đáp ứng cần thăm khám để được bác sĩ kê toa thuốc.
Có thể bạn quan tâm
- Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước: Cách phân biệt, chữa trị
- Khổ sở vì bệnh ghẻ sinh dục gây ảnh hưởng đến đời sống
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!