Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ có hình dạng tổn thương da đặc trưng. Trường hợp phát hiện sớm thì bệnh sẽ được kiểm soát tốt nhờ dùng thuốc kết hợp các giải pháp tại nhà. Tuy nhiên những hệ quả nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh nếu người bệnh không nghiêm túc chữa trị.

Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Ghẻ ruồi chính là một dạng của bệnh ghẻ nói chung do bọ ve Sarcoptes scabiei hominis gây ra. Ở dạng này, đặc trưng lớn nhất là sự xuất hiện của các tổn thương trên da có hình dạng giống như con ruồi. Sự khởi phát của bệnh thường liên quan phần nhiều tới vấn đề vệ sinh da kém.

bệnh ghẻ ruồi
Ghẻ ruồi là một dạng bệnh ghẻ do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis gây ra

Cũng giống như các dạng bệnh ghẻ khác, bệnh ghẻ ruồi thường gây ra tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Và những cơn ngứa có xu hướng xuất hiện dày đặc với mức độ dữ dội hơn vào ban đêm. Bởi ban đêm chính là thời điểm cái ghẹ rời khỏi hang và hoạt động mạnh mẽ.

Khi ký sinh trùng ghẻ di chuyển, chúng có thể gây kích thích các sợi dây thần kinh tại lớp thượng bì da. Cùng với đó là tiết ra độc tố. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa ngáy.

Bệnh ghẻ ruồi thường có xu hướng lây lan rất nhanh. Ngoài lây nhiễm sang các vùng da khỏe mạnh trên cơ thể thì bệnh còn có thể lây sang người khác thông qua nhiều con đường khác nhau.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh ghẻ nói chung và bệnh ghẻ ruồi nói riêng chính là ký sinh trùng Sarcoptes scabiei hominis. Loại ký sinh trùng này có kích thước rất nhỏ, dao động ở khoảng 0.3 – 0.5mm. Chúng có thể tồn tại khắp mọi nơi, nằm ngoài khả năng quan sát của mắt thường.

Ghẻ cái được cho là căn nguyên của mọi tổn thương trên da và các triệu chứng cơ năng. Bởi ghẻ đực thường chỉ làm nhiệm vụ giao phối và sau đó chúng sẽ chết ngay. Còn ghẻ cái thì lại tấn công vào sâu trong da, tiến hành đào hàng và đẻ trứng.

Một số yếu tố sau có thể tạo điều kiện thuận lợi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ ruồi:

– Vệ sinh cá nhân kém:

Đây được cho là yếu tố nguy cơ cao nhất tạo điều kiện cho bệnh ghẻ ruồi phát sinh. Không thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cá nhân sạch sẽ khiến cho tác nhân gây bệnh dễ tấn công vào da hơn. Số liệu thống kê cho thấy, bệnh lý này thường xảy ra ở những người sở hữu làn da dầu và dễ đổ mồ hôi.

nguyên nhân gây bệnh ghẻ ruồi
Vệ sinh cá nhân kém có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ghẻ ruồi

Tham khảo thêm: Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị

– Để móng tay dài:

Nhiều người không nghĩ việc để móng tay dài lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên móng tay dài không được làm sạch lại là nơi trú ẩn tiềm năng cho ký sinh trùng ghẻ. Khi bạn dùng tay để cào gãi thì cái ghẻ sẽ xâm nhập vào lớp biểu bì da và bắt đầu sinh sôi.

– Nuôi chó mèo:

Không chỉ gây bệnh cho người mà cái ghẻ còn có thể tồn tại ở trên cơ thể chó mèo. Nếu bạn tiếp xúc với chúng thì sẽ khả năng bị nhiễm bệnh lá rất cao.

– Lấy nhiễm từ người khác:

Cái ghẻ không chỉ lây nhanh trên cơ thể mà còn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Trường hợp tiếp xúc cả trực tiếp hay gián tiếp với vùng da tổn thương của người bệnh đều sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh.

– Mùa ngập lụt:

Cũng giống như ghẻ nước và các dạng ghẻ khác, bệnh ghẻ ruồi có nguy cơ cao xảy ra vào mùa mưa bão. Bởi đây là thời điểm mà ký sinh trùng ghẻ sinh sôi rất mạnh. Sống trong môi trường ô nhiễm hay ngập lụt thì khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn.

2. Dấu hiệu nhận biết

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh ghẻ ruồi:

  • Xuất hiện các tổn thương trên bề mặt da có hình dạng trông giống như con ruồi. Trên bề mặt tổn thương có thể xuất hiện các nốt mụn nước. Mụn nước có thể lan rộng và gây lở loét.
  • Tổn thương thường kích hoạt ở vùng cổ, mặt, lòng bàn tay, bàn chân hay các kẽ ngón tay, ngón chân. Trong một số trường hợp, cái ghẻ có thể gây ra tổn thương trên khắp cơ thể.
  • Đi kèm với tổn thương da là tình trạng ngứa ngáy rất khó chịu. Cơn ngứa thường trở nên dữ dội và xuất hiện với tần suất dày đặc hơn vào ban đêm. Ngoài ra, thời tiết nóng bức cũng có thể tác động và khiến người bệnh bị ngứa nhiều hơn.
  • Tình trạng ngứa ngáy thường khiến người bệnh có phản ứng dùng tay cào gãi để giải tỏa. Tuy nhiên điều này có thể khiến tổn thương nghiêm trọng và lan rộng.
triệu chứng bệnh ghẻ ruồi
Ngoài tổn thương trên da thì bệnh ghẻ ruồi còn gây ngứa ngáy rất khó chịu

Bệnh ghẻ ruồi có lây không? Có nguy hiểm không?

Như đã đề cập, cũng giống như các dạng bệnh ghẻ khác, ghẻ ruồi là một bệnh truyền nhiễm. Ngoài sự lây lan trên da của cá thế thì bệnh lý này còn có khả năng lây cho người khác. Các chuyên gia cho biết, cả tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Chú ý đến 2 con đường chính lây bệnh sau đây:

  • Lây nhiễm trực tiếp: Thông qua hành động tiếp xúc trực tiếp với các vùng da tổn thương của người bệnh. Phải kể đến như nắm tay, ôm hôn, tắm rửa chung hay thậm chí là quan hệ tình dục.
  • Lây nhiễm gián tiếp: Đây là tình trạng lây bệnh thông qua các hoạt động tiếp xúc gián tiếp. Thường gặp nhất là ngủ chung giường hay dùng chung đồ dùng cá nhân (nhất là quần áo và khăn tắm).

Nhiều người bệnh thắc mắc rằng, ghẻ ruồi là bệnh lý ngoài da thì có gây nguy hiểm không? Các chuyên gia cho biết, đa số các trường hợp nếu phát hiện sớm thì có thể chữa trị dễ dàng. Tuy nhiên nếu chủ quan không nghiêm túc điều trị thì tổn thương trên da có thể ảnh hưởng sâu và lan rộng. Nhiều trường hợp còn gây bội nhiễm hay chàm hóa da.

Chưa kể đến, triệu chứng của bệnh thường kích hoạt vào ban đêm. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ. Ngứa ngáy dữ dội còn gây mất ngủ, khó ngủ khiến cơ thể lâm vào tình trạng mệt mỏi, stress.

Tham khảo thêm: Chữa ghẻ bằng cồn được không? Có an toàn?

Các phương pháp điều trị bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ ruồi là bệnh lý không quá nghiêm trọng và có thể dễ dàng điều trị nếu sớm phát hiện. Điều trị đúng cách giúp khắc phục tổn thương nhanh chóng. Hơn nữa còn tránh được các vấn đề rủi ro ngoại ý phát sinh. Một số giải pháp điều trị dưới đây có thể đáp ứng tốt với bệnh ghẻ ruồi:

1. Sử dụng thuốc Tây

Thực tế cho thấy, đa phần các trường hợp mắc bệnh lý này đều đáp ứng tốt với việc điều trị bằng thuốc. Vì vậy khi phát hiện các triệu chứng của bệnh thì bạn nên sớm chủ động thăm khám bác sĩ da liễu.

Toa thuốc được bác sĩ kê sẽ căn cứ vào triệu chứng lâm sàng cũng như phạm vi ảnh hưởng của bệnh. Để xác định rõ vùng da bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ được bác sĩ yêu cầu soi da dưới kính hiển vi.

thuốc chữa bệnh ghẻ ruồi
Dùng thuốc bôi tại chỗ có thể đáp ứng với các triệu chứng của bệnh

Dưới đây là một số loại thuốc Tây được dùng phổ biến trong điều trị bệnh ghẻ ruồi:

  • Thuốc D.E.P: Loại thuốc này được dùng phổ biến trong điều trị tất cả các dạng bệnh ghẻ. Thuốc D.E.P thường dịu nhẹ với làn da và có thể giúp cắt nhanh cơn ngứa. Tần suất sử dụng thuốc thường là 2 – 3 lần mỗi ngày sau khi vệ sinh và lau khô vùng da bệnh.
  • Benzyl Benzoate 33%: Đây cũng là thuốc điều trị tại chỗ có khả năng đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh ghẻ ruồi. Đặc biệt thuốc Benzyl Benzoate 33% có khả năng thẩm thấu sâu vào dưới da. Từ đó sẽ hỗ trợ tiêu diệt được cái ghẻ và cả trứng của chúng.

Ngoài 2 loại thuốc này thì tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác. Bao gồm:

  • Kem Permethrin 5%
  • Lindane 1%
  • Thuốc bôi chứa corticoid
  • Ivermectin
  • Thuốc kháng histamine
  • Viên uống bổ sung

Các loại thuốc được đề cập ở trên đều cần dùng đúng chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng hay thay đổi kế hoạch dùng thuốc. Trong các trường hợp toa thuốc gây ra biểu hiện bất thường hay không đáp ứng tốt thì hãy báo cáo lại ngay để được bác sĩ điều chỉnh.

2. Áp dụng mẹo tự nhiên

Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây thì bạn có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên tại nhà để hỗ trợ thêm. Đây là giải pháp đơn giản, an toàn và rất dễ thực hiện. Ngoài tác dụng làm giảm ngứa ngáy thì còn hỗ trợ ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương.

Lựa chọn điều trị bằng mẹo tự nhiên tại nhà có thể là:

– Dùng tỏi tươi:

Tỏi là nguyên liệu rất quen thuộc có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm rất mạnh mẽ. Đặc biệt, hoạt chất allicin trong tỏi còn có thể hoạt động tương tự như một loại kháng sinh tự nhiên. Từ đó giúp ức chế và tiêu diệt ký sinh trùng ghẻ cùng trứng của chúng.

mẹo chữa ghẻ ruồi tại nhà
Mẹo chữa ghẻ ruồi bằng tỏi là giải pháp đơn giản, an toàn và dễ áp dụng
  • Chuẩn bị 2 củ tỏi bóc sạch vỏ rồi cho vào bình thủy tinh
  • Đổ ngập rượu trắng 40 độ lên rồi ngâm khoảng 7 ngày
  • Làm sạch và dùng khăn mềm lau khô vùng da bị ghẻ ruồi
  • Lấy rượu tỏi thoa 1 lớp mỏng lên da, để 10 phút rồi rửa lại

– Sử dụng tinh dầu tràm trà:

Tinh dầu tràm trà nổi tiếng với khả năng sát khuẩn và kháng viêm trên da rất hiệu quả. Một số hoạt chất trong nguyên liệu này còn có khả năng ức chế hoạt động của bọ ve Sarcoptes scabiei hominis. Nhờ đó mà có thể đáp ứng tốt với các triệu chứng của bệnh ghẻ ruồi.

  • Chuẩn bị 1 lượng tinh dầu tràm trà vừa đủ
  • Đem pha với nước ấm theo tỷ lệ 1:1
  • Làm sạch rồi lau khô vùng da bệnh sau đó thoa tinh dầu tràm trà pha loãng lên
  • Vỗ nhẹ lên bề mặt da để tinh dầu thấm sâu hơn vào bên dưới da

Tham khảo thêm: Mẹo chữa ghẻ bằng lá xoan nhanh hết ngứa

– Tắm nước lá đào:

Lá đào là thảo dược có tác dụng chống ngứa, kháng khuẩn và làm giảm viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, trong thảo dược này còn chứa lượng lớn các thành phần amygdalin, axit tannic, coumarin… Những hoạt chất này có khả năng thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương trên da diễn ra nhanh chóng hơn.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá đào tươi đem ngâm nước muối loãng khoảng 5 phút
  • Sau đó rửa lại cho sạch, để ráo rồi vò nhẹ
  • Cho lá đào vào nồi đun sôi cùng 3 lít nước trong 5 phút
  • Đổ nước sắc ra thau, pha thêm nước lá cho ấm rồi dùng để tắm
  • Có thể dùng phần bã lá đào nhẹ nhàng xoa lên vùng da bệnh

Các mẹo tự nhiên trên đây mặc dù lành tính nhưng người bệnh tuyệt đối không được lạm dụng. Đặc biệt không nên áp dụng khi mụn nước đã vỡ ra hay tổn thương trên da có dấu hiệu lỡ loét, nhiễm trùng.

Biện pháp chăm sóc và dự phòng bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ ruồi là bệnh lý không khó để điều trị nhưng nó có nguy cơ lây lan nhanh. Đồng thời còn có khả năng tái phát cao ngay cả trong trường hợp đã được điều trị triệt để. Bởi vậy, song song với công tác điều trị thì người bệnh cần chú ý tới các biện pháp chăm sóc và dự phòng.

phòng bệnh ghẻ ruồi
Thường xuyên giặt giũ quần áo và phơi ở nơi nhiều nắng là cách tốt giúp phòng ngừa bệnh ghẻ ruồi

Dưới đây là một số vấn đề cần chú ý:

  • Chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ mỗi ngày. Nhất là sau khi ra ngoài về hoặc có tiếp xúc với nước bẩn, nước mưa hay môi trường ô nhiễm.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ dùng và các vật dụng cá nhân. Đặc biệt là các vật dụng hay sử dụng và có tiếp xúc nhiều.
  • Trong các trường hợp bị ngứa nhiều, nên trao đổi với bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc. Tuyệt đối không dùng tay cào gãi để giải tỏa cơn ngứa. Bởi phản ứng này thường khiến tổn thương trên da nghiêm trọng và dễ gây ra nhiễm trùng.
  • Nếu bạn đang mắc bệnh ghẻ ruồi, hãy biết chủ động cách ly với người khác. Tuyệt đối không tiếp xúc trực tiếp hay dùng chung đồ dùng cá nhân với người xung quanh.
  • Thường xuyên vệ sinh quần áo, giày tất, chăn màn, ga giường chiếu với nước nóng. Khi phơi nên chọn những nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
  • Vào mùa mưa nên hạn chế di chuyển trong những khu vực dễ bị ngập lụt. Bởi nguồn nước ngập lụt rất mất vệ sinh nên dễ gây bệnh ghẻ khi tiếp xúc.

Ghẻ ruồi mặc dù chỉ là bệnh ngoài da không quá nghiêm trọng nhưng bạn tuyệt đối không được chủ quan. Nhận thấy các triệu chứng của bệnh thì nên chủ động thăm khám bác sĩ da liễu ngay. Đồng thời điều trị và chăm sóc đúng cách để sớm kiểm soát bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)

Bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema) có triệu chứng lâm sàng khá giống nhau, điều này khiến cho nhiều người chẩn đoán sai bệnh và áp dụng phương pháp điều...
cách trị ghẻ ngứa tại nhà

10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Có thể áp dụng các cách trị ghẻ ngứa tại nhà trong trường hợp tổn thương nhẹ. Nhiều giải pháp...

Ghẻ nước có lây không? Qua những đường nào?

Có khá nhiều người đang quan tâm đến vấn đề bệnh ghẻ nước có lây không, lây qua những con...

bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là gì? Có tự khỏi không? Cách điều trị

Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp có thể khắc phục nhanh nếu sớm can thiệp điều trị. Tuy...

Bệnh ghẻ sinh dục: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh ghẻ sinh dục thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh rận mu vì đều gây ngứa nhiều ở bộ...

Ghẻ phỏng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng da thường gặp xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn hình...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *