Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Nguy cơ bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh đang ngày càng gia tăng và kéo theo các nhiễm trùng nghiêm trọng đến sức khỏe, cht lượng cuộc sống của trẻ. Vậy ghẻ ở trẻ sơ sinh là gì, có để lại biến chứng hay không? Những vấn đề về bệnh ghẻ sẽ được gợi ý sau đây.

Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh
Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở vùng da có nếp gấp, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ, đầu,…

Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh và những điều phụ huynh cần biết

Bệnh ghẻ (Scabies) là một dạng kích ứng da bởi sự xâm nhập và tác động của những ký sinh trùng làm tổ dưới da. Có thể nói rằng, đây là một dạng phản ứng dị ứng của cơ thể với trứng, phân ve rất dễ khiến cho da bị tổn thương trên bề mặt và có thể nhận thấy được bằng mắt thường. Phản ứng tự nhiên khi da bị kích ứng đó chính là ngứa – cào gãi, nhưng vô tình điều này lại khiến cho da bị tổn thương và để lại các nốt ghẻ.

Trẻ có nguy cơ mắc bệnh ghẻ qua đường tiếp xúc da kề da rất cao. Bởi ghẻ là ký sinh trùng cực kỳ dễ lây lan, ngay cả với những người có thói quen sạch sẽ tuyệt đối. Bệnh ghẻ thường được tìm thấy ở nhiều thành viên trong gia đình hoặc các nhóm trẻ tại các trường học, nhà trẻ. Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định thời gian bệnh ghẻ phát triển cụ thể.

Các nhà nghiên cứu người Đức vừa tìm ra một dạng bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh khá nghiêm trọng đó là bệnh ghẻ Na Uy (ghẻ lở), có biểu hiện tương tự bệnh vẩy nến rupioid. Đây là một dạng bệnh ghẻ có liên quan đến ức chế miễn dịch làm cho làn da trẻ bị tổn thương nghiêm trọng và gây ra hiện tượng tăng sừng tại vùng da bị tổn thương.

1. Biểu hiện bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh thường rất khó, bởi sự nhận thức về các triệu chứng cũng chưa được nắm rõ. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số triệu chứng phát hiện bệnh ở trẻ cụ thể đó là:

  • Da trẻ xuất hiện các mẩn đỏ, ngứa dữ dội, thường gặp nhiều nhất ở bàn tay, bàn chân trẻ, cổ, vai, đầu, lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng,…
  • Các nốt mẩn ngứa này lan ra thành những đường cong màu đỏ, mỏng – đây là đường đi của ký sinh trùng dưới da. Các nốt mẩn ngứa này có thể phát triển thành những mụn mủ nhỏ tại vùng viêm hoặc cũng có thể là mụn nước, rất ngứa.
  • Cơn ngứa thường bùng phát dữ dội vào ban đêm, sau khi tắm nước ấm và điều này khiến cho trẻ dễ bị tỉnh giấc giữa đêm. Các nốt mẩn ngứa, khu vực da bị tổn thương do cào gãi, trầy xước có thể khiến trẻ khó chịu. Nếu không được chăm sóc đúng cách, các nốt tổn thương này rất dễ bị nhiễm trùng.
  • Ở giai đoạn khởi phát, biểu hiện bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh thường bùng phát trong thời gian ngắn và tự biến mất trong khoảng vài ngày và có thể tái phát ngay sau đó khi gặp điều kiện thuận lợi.
  • Trẻ có biểu hiện quấy khóc về đêm, thường cào gãi và làm tổn thương một số vị trí trên cơ thể, biếng ăn và đặc biệt da trẻ có biểu hiện sần hơn.

2. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh

Các ký sinh trùng bệnh ghẻ Sarcoptes scabiei var hominis có thể tiếp cận với làn da trẻ thông qua việc:

Nguyên nhân ghẻ xuất hiện ở trẻ sơ sinh
Nguyên nhân ghẻ xuất hiện ở trẻ sơ sinh có thể là do trẻ tiếp xúc trực tiếp với chó mèo, người nhiễm bệnh
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp da với người bị bệnh ghẻ.
  • Trẻ mặc quần áo, nằm cùng giường với người nhiễm bệnh.
  • Trẻ thường xuyên tiếp xúc với động vật bị bệnh ghẻ, bao gồm cả thú cưng và các vật nuôi đã được thuần hóa.

Những nguyên nhân gây bệnh ghẻ trên đây chỉ mang tính chủ quan. Để tìm hiểu cụ thể, phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Biến chứng của bệnh ghẻ thường gặp là gì?

Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh có thể để lại một số biến chứng nghiêm trọng như:

  • Nhiễm khuẩn thứ cấp: Các tụ cầu khuẩn nhanh chóng phát triển tại các vết thương nhỏ khi trẻ cào gãi thường xuyên. Bên cạnh đó, nó còn hình thành các nốt mụn mủ và nhiễm trùng, chốc lở, tạo thành các viêm loét do vi khuẩn gây ra.
  • Viêm da mãn tính: Trẻ cào gãi thường xuyên tạo thành thói quen và làm cho làn da trở nên dễ kích ứng hơn.
  • Ghẻ lở, vẩy nến: Những em bé bị suy giảm khả năng miễn dịch do ung thư, HIV có nguy cơ mắc bệnh ghẻ lở nhanh và chiếm tỷ lệ rất cao. Thật khó để có thể điều trị chứng ghẻ này ở trẻ sơ sinh bởi các con ghẻ đã tấn công vào da quá nhiều và tạo ra lớp vỏ bọc dày trên da.

4. Chẩn đoán bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh

Để chắc chắn trẻ có bị ghẻ hay không, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện khám chuyên khoa da liễu. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn.

  • Kiểm tra bằng mắt về tình trạng phát ban: Thông qua các mô hình, mật độ phát ban và sự hiện diện của các vạch trắng hồng trên da.
  • Kiểm tra bằng kính hiển vi qua các vết trầy xước: Kiểm tra sự hiện hiện diện của ve, trứng ve tại các vết trầy xước. Thông thường, ve ghẻ ký sinh dưới các lớp biểu bì không có đầu dây thần kinh, vì vậy khi cào gãi thường ít gây đau hơn.

5. Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh được điều trị như thế nào?

Nhiễm ghẻ ở trẻ sơ sinh được điều trị theo một trong số những cách sau:

– Dùng kem Permethrin 5% (dành cho bé lớn hơn hai tháng tuổi): Phương pháp này thường được các bậc phụ huynh lựa chọn để làm giảm triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu trên da. Permethrin được chỉ định sử dụng cho trẻ lớn hơn 2 tháng tuổi, khả năng hạn chế tối đa triệu chứng khoảng 95% và có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ gây hại khi lạm dụng. Kem có thể sử dụng bôi trên diện rộng, bao gồm cả dái tai, rốn. Cần tuân thủ các nguyên tắc điều trị và liều lượng sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Điều trị ghẻ ở trẻ sơ sinh
Để điều trị dứt điểm ghẻ ở trẻ sơ sinh, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa

– Kem lưu huỳnh 7% (dành cho bé dưới hai tháng tuổi): Kem lưu huỳnh 7% có tác dụng chậm hơn so với permethrin, nhưng nó có thể được sử dụng thường xuyên hơn. Về mặt khách quan, kem lưu huỳnh không gây ra tác dụng, nên có thể sử dụng được cho trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

– Thuốc kháng histamin đường uống: Giúp kiểm soát các cơn ngứa và không có tác dụng điều trị dứt điểm ký sinh trùng. Tuy nhiên, thuốc vẫn được chỉ định cho một số trường hợp nhằm giúp trẻ ngủ đủ giấc và ăn uống bình thường.

Có thể, các cơn ngứa và phát ban được khống chế ngay sau vài tiếng kể cả khi sử dụng thuốc. Song, phụ huynh nên cho trẻ sử dụng thuốc theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa. Trẻ có thể hoàn toàn bình thường sau khoảng vài tuần kể từ khi điều trị, nhưng phụ huynh cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân nhiễm khuẩn để tránh bệnh tái phát.

Xem thêm: Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

6. Cách để giảm ngứa cho trẻ sơ sinh tại nhà

Các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng khi cơ thể trẻ xuất hiện nhiều nốt mẩn, khiến trẻ ngứa ngáy, biếng ăn, người mệt mỏi, hay quấy khóc. Giải pháp đơn giản tại nhà đó chính là:

  • Cho trẻ dùng thuốc kháng histamin: Lưu ý, chỉ nên sử dụng thuốc cho trẻ lớn hơn 12 tháng tuổi không kê đơn như Benadryl. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và liều lượng trước khi dùng cho trẻ. Thuốc kháng histamin giúp làm giảm cường độ kích ứng da nhờ vậy mà các cơn ngứa cũng được cắt giảm dần.
  • Dùng kem dưỡng da Calamine: Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, kem dưỡng da Calamine chính là một gợi ý có thể áp dụng để làm giảm kích ứng viêm.
  • Sử dụng xà phòng tắm khử trùng: Làm giảm sự lây lan của bệnh ghẻ sang các khu vực khác trên cơ thể.

Tốt hơn hết, phụ huynh nên đưa trẻ đến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng bất cứ biện pháp cải thiện nào cho trẻ dưới 6 tháng tuổi. Ghẻ ở trẻ sơ sinh là căn bệnh có thể tái phát bất cứ lúc nào nên các mẹ cần lưu ý.

7. Biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh

Việc phòng ngừa bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh là điều vô cùng cần thiết và đòi hỏi các bậc phụ huynh phải tuân thủ. Với các biện pháp phòng ngừa khoa học dưới đây có thể giúp cho bạn bảo vệ sức khỏe cho con và các thành viên trong gia đình:

  • Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thoáng mát, dễ thấm hút. Bởi các loại quần áo chật chội, vải thô cứng làm tăng độ ma sát với da và làm tăng nguy cơ kích ứng da khiến trẻ khó chịu hơn.
  • Tách riêng quần áo trẻ sơ sinh với các thành viên khác trong gia đình: Đồ của trẻ nhỏ cần được giặt giũ cẩn thận bằng nước nóng trước khi giặt bằng các loại nước tẩy rửa phù hợp với làn da em bé. Quần áo trẻ sơ sinh cần được làm khô bằng ánh nắng mặt trời trực tiếp. Quy trình này sẽ giúp cho các vi khuẩn được tiêu diệt triệt để hơn.
  • Cắt móng tay cho trẻ: Việc thường xuyên làm sạch và cắt móng tay cho trẻ góp phần giảm thiểu tình trạng tổn thương da do cào gãi. Đồng thời, hạn chế tối đa các ký sinh trùng tồn tại dưới móng.
  • Thường xuyên giặt sạch khăn trải giường và phơi dưới ánh nắng mặt trời: Em bé có thể mắc bệnh ghẻ bằng cách tiếp xúc với quần áo và khăn trải giường của người bị nhiễm bệnh, nhưng theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), điều này rất hiếm. Tuy nhiên, ký sinh trùng gây bệnh ghẻ ở trẻ em có thể tồn tại bất cứ nơi đâu, kể cả trên khăn trải giường của trẻ. Do đó, đừng bỏ qua bước khử trùng và ngăn chặn ký sinh trùng tấn công làn da yếu ớt của trẻ.
  • Vệ sinh nhà sạch sẽ: Với các gia đình có trẻ nhỏ, việc thường xuyên vệ sinh sàn nhà, hút bụi sofa, giặt màng cửa thường xuyên là rất cần thiết. Vì đây là những nơi ký sinh trùng, vi khuẩn gây hại có thể ẩn nấp.
Phòng tránh ghẻ ở trẻ sơ sinh
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc kề da với các nguồn bệnh

– Giữ khoảng cách với những người bị ghẻ: Nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với những người đang mắc bệnh ghẻ, bởi ghẻ có nguy cơ lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với làn da người bệnh. Trường hợp mẹ bị ghẻ, việc nuôi con bằng sữa mẹ sẽ vô cùng khó khăn. Do đó, người mẹ có thể vắt sữa và nhờ những người thân khỏe mạnh cho trẻ ăn, tránh tiếp xúc trực tiếp da với trẻ.

Trên đây là một số thông tin về chứng bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh mà phụ huynh có thể tham khảo. ThuocDanToc.vn không đưa ra bất cứ chẩn đoán, kê đơn hay lời khuyên nào có giá trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh ghẻ sinh dục: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh ghẻ sinh dục thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh rận mu vì đều gây ngứa nhiều ở bộ phận sinh dục. Tuy chỉ là bệnh ngoài da nhưng...
bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là gì? Có tự khỏi không? Cách điều trị

Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp có thể khắc phục nhanh nếu sớm can thiệp điều trị. Tuy...

Bệnh ghẻ sinh dục: Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh ghẻ sinh dục thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh rận mu vì đều gây ngứa nhiều ở bộ...

Mẹo chữa ghẻ bằng lá xoan nhanh hết ngứa

Sở dĩ lá xoan được ông bà ta tin tưởng sử dụng để chữa bệnh ghẻ hay các bệnh ngoài...

bệnh ghẻ ruồi

Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị

Ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ có hình dạng tổn thương da đặc trưng. Trường hợp phát hiện...

bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Ghẻ là một bệnh nhiễm trùng da rất phổ biến mà mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *