Ghẻ nước có lây không? Qua những đường nào?

Có khá nhiều người đang quan tâm đến vấn đề bệnh ghẻ nước có lây không, lây qua những con đường nào và làm thế nào để phòng bệnh. Để có câu trả lời chính xác, mời bạn đọc và cả đối tượng đang mắc phải tham khảo bài chia sẻ dưới đây.

Bệnh ghẻ nước có lây không? – Giải đáp thắc mắc

Ghẻ nước là một bệnh ngoài da khá phổ biến hiện nay, có thể gặp ở mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Căn bệnh này xuất hiện này ở các nước chưa phát triển, có mật độ dân cư đông, nguồn nước bẩn và vệ sinh kém. Nguyên nhân chính gây bệnh ghẻ nước là do ký sinh trùng cái ghẻ Sarcoptes scabiei hominis tấn công lên bề mặt da, đẻ trứng và phát triển thành viêm nhiễm.

Trả lời câu hỏi: "Bệnh ghẻ nước có lây không? Làm sao để phòng ngừa hiệu quả?"
Trả lời câu hỏi: “Bệnh ghẻ nước có lây không? Làm sao để phòng ngừa hiệu quả?”

Biểu hiện đặc trưng của bệnh ghẻ nước là những nốt mụn nước trong các vị trí lòng bàn tay, bàn chân hay các kẽ ngón tay, ngón chân, bắp đùi,… Kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy từ ít đến nhiều, lâu dần chuyển thành lở loét.

Cơn ngứa thường bùng phát nhiều khi về đêm của những ngày trời nắng nóng. Thông thường, việc gãi mạnh sẽ làm dịu cơn ngứa nhưng gãi càng nhiều thì cơn ngứa bùng phát càng nhiều, thậm chí làm vỡ các mụn nước lan sang các vùng da khác.

Mặc dù bệnh ghẻ nước không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng có khả năng làm giảm chức năng thẩm mỹ là rất cao. Người mắc phải đa số tự ti khi tiếp xúc với đám đông, nhất là các đối tượng thường xuyên gặp gỡ khách hàng.

Cái ghẻ Sarcoptes scabiei hominis là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ nước
Cái ghẻ Sarcoptes scabiei hominis là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ghẻ nước

Trở lại với vấn đề chính, bệnh ghẻ nước có lây không thì câu trả lời là có, thậm chí rất dễ lây lan. Do mầm bệnh chính là con cái ghẻ, khi xâm nhập lên da, đủ thời gian chúng sẽ đẻ trứng và sinh ra viêm nhiễm, biểu hiện là những nốt mụn nước. Các chuyên gia y tế còn cho biết, các đối tượng mắc bệnh ghẻ thường mang từ 10 – 15 tỷ ký sinh trùng cái ghẻ trên người và khả năng gây bệnh cho người khác lên tới 60%.

Bệnh ghẻ nước hoàn có thể điều trị dễ dàng bằng thuốc hoặc các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian ngừng điều trị, người bệnh vẫn có thể bị ngứa do ảnh hưởng của cái ghẻ. Một phần khác là do tính chất của căn bệnh này lây lan nhanh. Chính vì vậy, bạn cần có những biện pháp điều trị dứt điểm để phòng tránh tình trạng lây lan cho mọi người xung quanh.

Tham khảo thêm: Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em – An toàn, hiệu quả

Con đường lây lan bệnh ghẻ nước thường gặp

Như vừa mới đề cập, ghẻ nước là một trong những căn bệnh da liễu truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người theo một số con đường. Theo thống kê của Bộ y tế, tỷ lệ lây lan có thể lên tới 60%. Hiện nay, có 3 phương thức lây lan chính có thể kể đến như:

Tiếp xúc trực tiếp

Là một trong những phương thức lây lan phổ biến nhất nhì hiện nay. Thông thường, bệnh ghẻ nước sẽ lây qua hình thức tắm chung hay một số hành động ôm, hôn, bắt tay. Thông qua đó, ký sinh trùng cái ghẻ từ người bệnh lan qua người khỏe mạnh, đẻ trứng và phát triển viên nhiễm. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác đã góp phần làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm ghẻ nước. Có thể kể đến như:

  • Sống trong môi trường ẩm thấp, vệ sinh môi trường sống kém;
  • Tính chất công việc tiếp xúc nhiều với môi trường hóa chất, nhiễm khuẩn;
  • Môi trường sống có nhiều người mắc bệnh ghẻ.

Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh hoặc ký sinh trùng cái ghẻ, các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện trong khoảng 2 – 20 ngày bị lây nhiễm.

Bắt tay với người mắc bệnh ghẻ nước là một trong những hình thức lây nhiễm trực tiếp
Bắt tay với người mắc bệnh ghẻ nước là một trong những hình thức lây nhiễm trực tiếp

Tiếp xúc gián tiếp

Song song với việc tiếp xúc trực tiếp với ký sinh trùng cái ghẻ thì khả năng bạn bị mắc bệnh ghẻ nước thông qua con đường gián tiếp cũng khá cao. Thông qua một số hình thức như: sử dụng chung một số vật dụng cá nhân (khăn lau, áo choàng tắm, quần áo, bao tay,…) hay các đồ dùng sinh hoạt hằng ngày. Lúc này, các ký sinh trùng cái ghẻ sẽ bám vào các vật dụng mà người bệnh tiếp xúc phải, người khỏe mạnh khi tiếp xúc phải có thể bị lây nhiễm.

Đặc biệt, ghẻ nước cũng có khả năng xuất hiện trên các loài thú cưng nên có thể lây nhiễm cho người. Tuy nhiên, ghẻ nước khi sống trên cơ thể động vật thường không thể sinh sản và phát triển lâu trên da người và sẽ chết đi sau một vài ngày.

Tiếp xúc với một số cá nhân của người bị bệnh ghẻ nước thì khả năng bị nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra
Tiếp xúc với một số cá nhân của người bị bệnh ghẻ nước thì khả năng bị nhiễm bệnh hoàn toàn có thể xảy ra

Quan hệ tình dục

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bệnh ghẻ nước cũng có khả năng lây lan qua đường quan hệ tình dục. Vấn đề này thường gặp phải ở các đối tượng trưởng thành và đã quan hệ tình dục. Và đây cũng chính là con đường lây lan bệnh ghẻ đặc biệt nghiêm trọng.

Một phần lý do là do bệnh không có triệu chứng bất thường nào trong khoảng thời gian đầu và kéo dài trong nhiều ngày liền. Điều này đã gây ra không ít khó khăn trong việc điều trị và phòng ngừa bệnh trở nặng.

Quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể là con đường lây bệnh ghẻ nước nếu các nốt ghẻ xuất hiện ở bộ phận sinh dục
Quan hệ tình dục không an toàn cũng có thể là con đường lây bệnh ghẻ nước nếu các nốt ghẻ xuất hiện ở bộ phận sinh dục

Bởi vì bệnh ghẻ nước chủ yếu lây truyền từ việc tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp nên khả năng lây nhiễm từ các thành viên trong gia đình, bạn bè và người tình tương đối cáo. Bên cạnh đó, thú cưng hay vật nuôi cũng có thể mắc bệnh ghẻ nước. Tuy nhiên, trong đa số trường hợp bệnh ghẻ ở thú nuôi không lây truyền sang người và ngược lại.

Tham khảo thêm: Khổ sở vì bệnh ghẻ sinh dục gây ảnh hưởng đến đời sống

Biện pháp phòng ngừa lây ghẻ nước hiệu quả

Vì là căn bệnh da liễu rất dễ lây lan từ người sang người nên bạn cần nắm rõ các con đường lây lan chính, từ đó tự đề ra những biện pháp phòng ngừa phù hợp cũng như phòng bệnh trở nặng. Trong khi đó, người chưa mắc bệnh cần chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe để phòng mắc bệnh. Dựa theo các con đường lây lan bệnh ghẻ, dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mắc bệnh hiệu quả:

  • Hạn chế tiếp xúc kéo dài với người mắc bệnh thông qua hành động bắt tay, nắm tay hay ôm, hôn thân mật;
  • Tuyệt đối không nên sử dụng bất kỳ vật dụng cá nhân nào của người mắc bệnh ghẻ nước như quần áo, khăn tắm, khăn lau mặt, gra trải giường, chăn, mền,… Đặc biệt, không sử dụng khăn tay với người bị bệnh ghẻ;
  • Nếu có thể, hãy vệ sinh sạch sẽ các vật dụng mà người bệnh ghẻ tiếp xúc. Có thể sử dụng nước nóng và làm khô bề mặt sau khi vệ sinh;
  • Thường xuyên giặt giũ chăn mền, khăn tắm, quần áo,… để loại bỏ nhanh các ký sinh trùng ghẻ gây bệnh một cách tốt nhất;
  • Đối với các trường hợp bị ghẻ nước ở bộ phận sinh dục thì nên kiêng cữ ân ái để phòng lây bệnh một cách tối đa. Nếu nhu cầu cá nhân không thể từ chối thì bạn hoặc đối tác của bạn nên sử dụng bao cao su.
Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn mềm hay khăn tắm của người bị bệnh ghẻ để phòng lây bệnh cho các đối tượng tiếp xúc phải
Thường xuyên giặt giũ quần áo, chăn mềm hay khăn tắm của người bị bệnh ghẻ để phòng lây bệnh cho các đối tượng tiếp xúc phải

Mặt khác, đối với các trường hợp đã bị lây nhiễm, bạn cần tiến hành thăm khám sức khỏe để biết chính xác mức độ bệnh tình, từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Song song với việc thăm khám chẩn đoán bệnh, người bệnh cần chú trọng nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe tại nhà, bởi vì đây là yếu tố khá quan trọng trong việc rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Một số lưu ý cần ghi nhớ:

  • Điều trị bệnh ghẻ nước bằng thuốc là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả tốt nhất. Trong suốt quá trình sử dụng, người bệnh cần dùng thuốc đúng lộ trình, đúng cách dùng để phòng tránh một số rủi ro có thể xảy ra;
  • Hạn chế gãi hay kỳ cọ mạnh lên các vùng da bị nhiễm bệnh. Bởi việc gãi mạnh sẽ khiến da bị trầy nước, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho cái kỹ sinh trưởng và gây ra tình trạng bội nhiễm;
  • Cách ly hay hạn chế tiếp xúc với nhiều người để tránh tình trạng lây lan;
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, không gian sống sao cho sạch sẽ. Giặt giũ quần áo và chăn gối để hạn chế và tiêu diệt các cái ghẻ sinh bệnh;
  • Luôn giữ cho cơ thể ở trong trạng thái sạch sẽ thông qua việc vệ sinh cá nhân mỗi ngày. Đồng thời, chỉ mặc quần áo đã được phơi khô dưới nắng hoặc ủi là khi quần áo còn hơi ẩm ướt;
  • Tăng cường bổ sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày nhiều thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Một chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp bệnh tình được hồi phục nhanh chóng. Bên cạnh đó, hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều gia vị hay thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng;
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ da liễu.
Sử dụng thuốc bôi trị bệnh ghẻ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng bệnh trở nặng
Sử dụng thuốc bôi trị bệnh ghẻ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng bệnh trở nặng

Tóm lại, ghẻ nước là một trong những căn bệnh ngoài da có khả năng lây lan từ người này qua người khác nếu tiếp xúc trực tiếp với vết mủ vỡ hoặc tiếp xúc gián tiếp thông qua một số vật dụng. Người bệnh nên chủ động thăm khám và điều trị dứt điểm. Trong khi đó, người tiếp xúc nên có những biện pháp phòng bệnh lành mạnh và tuyệt đối không nên kỳ thị với người mắc bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Ghẻ ở trẻ em – Mẹ đã biết gì về căn bệnh này?

Ghẻ là một loại nhiễm trùng da phổ biến do ve ký sinh Sarcoptes scabiei gây ra. Ve sẽ đào...

bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Ghẻ là một bệnh nhiễm trùng da rất phổ biến mà mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Bệnh...

Ghẻ ở trẻ sơ sinh

Bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh: Dấu hiệu và cách điều trị

Nguy cơ bệnh ghẻ ở trẻ sơ sinh đang ngày càng gia tăng và kéo theo các nhiễm trùng nghiêm...

Chữa ghẻ bằng nước muối – Hết ngứa cực nhanh

Chữa ghẻ bằng nước muối là một trong những cách loại bỏ cơn ngứa ngáy, đau rát khó chịu được...

bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là gì? Có tự khỏi không? Cách điều trị

Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp có thể khắc phục nhanh nếu sớm can thiệp điều trị. Tuy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *