Mẹo chữa ghẻ bằng lá xoan nhanh hết ngứa

Sở dĩ lá xoan được ông bà ta tin tưởng sử dụng để chữa bệnh ghẻ hay các bệnh ngoài da khác là do trong loại lá cây này mang bản chất dược tính khá lớn. Không những vậy, trong loại lá này còn chữa nhiều dưỡng chất có tác dụng tiêu độc, làm giảm ngứa ngáy và hỗ trợ cải thiện tình trạng da nổi mẩn đỏ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết chính xác công thức chữa ghẻ bằng lá xoan.

Dùng lá xoan chữa bệnh ghẻ có thực sự hiệu quả?
Dùng lá xoan chữa bệnh ghẻ có thực sự hiệu quả?

Thống kê đến hết năm 2020 đã có hơn 2 triệu sản phẩm Detox Orgreen được khách hàng sử dụng và phản hồi tích cực. Hầu hết người dùng đều đánh giá cao hiệu quả giải độc, hạ men gan của Detox Orgreen...

Tìm hiểu công dụng của lá xoan trong việc trị bệnh ghẻ

Ghẻ là là bệnh ngoài da phổ biến thường gặp ở mọi đối tượng. Nguyên nhân chính gây ra là do một loại ký sinh trùng bám trên da có tên Sarcoptes scabiei hominis. Bên cạnh đó, thời tiết hay nguồn nước vệ sinh bẩn cũng có thể là yếu tố tác động khởi phát bệnh, từ đó khiến tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Biểu hiện đặc trưng của bệnh ghẻ là những nốt mụn nước, kèm theo đó là cơn ngứa ngáy khó chịu. Cơn ngứa bùng phát nhiều khi về đêm, nhất là vào những ngày mùa đông hay trời trở lạnh. Mặc dù ghẻ không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bản thân.

Thay vì sử dụng các loại thuốc bôi Tây y, nhiều người vẫn ưu tiên sử dụng mẹo vặt dân gian để làm dịu các triệu chứng do bệnh ghẻ gây ra. Trong đó có bài thuốc từ lá xoan hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như xoan trắng, sầu đâu, xoan ăn gỏi,…

Lá xoan có chứa nhiều khoáng chất có tác dụng tiêu độc, làm mát và giảm ngứa ngáy do bệnh ghẻ gây ra
Lá xoan có chứa nhiều khoáng chất có tác dụng tiêu độc, làm mát và giảm ngứa ngáy do bệnh ghẻ gây ra

Trong một số tài liệu cho biết, trong lá xoan có chứa nhiều khoáng chất có tác dụng tiêu độc, làm mát và giảm ngứa ngáy. Có tác dụng chữa bệnh ghẻ lở hay các bệnh ngoài da khá hiệu quả. Hơn thế nữa, trong lá xoan còn chứa các dưỡng chất khác giúp hỗ trợ chữa lành các tổn thương ngoài da và giúp da trở nên mềm mịn hơn.

Đặc biệt hơn, phương thức chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan được khá nhiều sử dụng như một phương pháp điều trị tự nhiên, an toàn và hiệu quả. Đặc biệt hơn, giúp bạn tiết kiệm một khoản lớn chi phí.

Chia sẻ công thức chữa ghẻ bằng lá xoan đơn giản và hiệu quả

Đối với phương pháp chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan, thông thường, dân gian chủ yếu để nấu lấy nước ngâm rửa hay tắm. Có thể sử dụng độc vị hoặc kết hợp lá xoan cùng với các loại nguyên liệu khác để gia tăng công dụng. Tuy nhiên, không dùng nước sắc lá xoan để uống, bởi vì điều này sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc và làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số cách chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan chi tiết, người bệnh có thể tham khảo:

Cách 1: Tắm nước lá xoan trị bệnh ghẻ

– Chuẩn bị: Một nắm lá xoan tươi không quá non cũng không quá già.

– Cách thực hiện:

  • Rửa sạch hết lá xoan được chuẩn bị qua nhiều lần nước lã để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn bám quanh rồi vớt ra để ráo;
  • Cho hết nguyên liệu vào trong nồi cùng với 1,5 – 2 lít nước, bắc lên bếp và tiến hành đun sôi khoảng 20 phút để các dưỡng chất tan hết trong nước;
  • Để nước ra chậu lớn, pha thêm một ít nước lã để tắm trị ghẻ. Trong khi tắm, không để nước dây vào mắt, mũi và miệng vì có thể gây ngộ độc;
  • Áp dụng kiên trì cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Cách 2: Kết hợp lá xoan với các nguyên liệu khác

– Chuẩn bị: Lá cây xoan, lá cây bông cò, lá cây ngủ ngày và lá sá sã mỗi vị một nắm.

– Cách thực hiện:

  • Mang hết nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và đất cát, sau đó vớt để ráo;
  • Cho toàn bộ vào trong nồi cùng với 3 lít nước;
  • Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi kỹ khoảng 25 – 30 phút để các dưỡng chất tan hết trong nước;
  • Đổ hết nước ra chậu lớn, để nước nguội dần rồi dùng nước để tắm toàn thân;
  • Sau đó, lau khô người và bôi thuốc trị ghẻ để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh;
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần trước vào mỗi buổi tối. Kiên trì cho đến khi bệnh ghẻ thuyên giảm hoàn toàn.
Lá xoan chủ yếu dùng để nấu lấy nước tắm trị bệnh ghẻ là chính
Lá xoan chủ yếu dùng để nấu lấy nước tắm trị bệnh ghẻ là chính

Không chỉ có lá xoan mà vỏ cây xoan cũng được dân gian tận dụng để trị bệnh ghẻ. Trong vỏ cây xoan cũng có nhiều dưỡng chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và ức chế các mầm bệnh gây hại ngoài da. Người bệnh có thể tham khảo công thức sau:

– Chuẩn bị: 20g vỏ cây xoan, 5 phân chánh tam tiền, 5 phân thạch cao sống, 1 chén rượu trắng, nghệ vàng, cây bông cò và gừng già mỗi vị 200g.

– Cách thực hiện:

  • Đem vỏ cây xoan, cây bông cò, gừng và nghệ rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn, đất cát sau đó cắt thành từng đoạn nhỏ. Sau đó cho hết nguyên liệu vào trong cối để giã nát;
  • Đem chánh tam tiền và thạch cao sống tán thành bột mịn rồi trộn vào hỗn hợp trên;
  • Tiếp đến, đổ hòa một chén rượu vào trong hỗn hợp rồi đem sắc cho keo lại;
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị ghẻ bằng nước mát rồi dùng khăn bông lau khô nước. Đắp một lượng hỗn hợp vừa đủ lên các nốt ghẻ, để yên chừng 15 phút rồi rửa lại với nước lã;
  • Kiên trì mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và buổi tối sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

Chữa ghẻ bằng lá xoan cần lưu ý những gì?

Trong quá trình sử dụng lá xoan để làm giảm các triệu chứng của bệnh ghẻ, người bệnh cần tuân thủ cách dùng và liều dùng để bài thuốc phát huy tối đa công dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần ghi chú thêm một số vấn đề để phòng tránh một số rủi ro có khả năng xảy ra:

  • Nên tìm nguồn nguyên liệu sạch, cây không bị bón phân thúc đẩy phát triển. Nên lựa chọn những lá không quá già cũng không quá nên để dùng chữa bệnh ghẻ. Đồng thời, rửa sạch sẽ hết nguyên liệu trước khi sử dụng để đảm bảo vệ sinh;
  • Các đối tượng dị ứng với một số thành phần có trong thảo dược lá xoan cần thận trọng khi sử dụng. Việc cố ý sử dụng có thể khiến da bị kích ứng;
  • Chỉ sử dụng nước lá xoan để vệ sinh bên ngoài da, tuyệt đối không dùng để uống với bất kỳ mục đích nào. Bởi vì, nước lá xoan có thể gây ngộ độc làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe;
  • Nước lá xoan dùng để vệ sinh vùng da bị tổn thương do ghẻ không nên pha quá loãng hoặc quá đặc;
  • Trong quá trình lá xoan chữa bệnh ghẻ, nếu không may gặp phải một số triệu chứng bất thường không rõ nguyên do, bạn nên tạm ngưng sử dụng và kết hợp với việc theo dõi sức khỏe. Hoặc có thể tìm gặp bác sĩ da liễu để được hỗ trợ;
  • Mẹo vặt chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan chỉ là biện pháp hỗ trợ và không có tác dụng điều trị tận gốc. Song song, cách trị này chỉ phù hợp cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ, vừa khởi phát và chưa nhiễm trùng nặng. Các trường hợp nặng cần kết hợp với phương pháp điều trị khác để đẩy nhanh tác dụng;
  • Bài thuốc dân gian nói chung và mẹo vặt chữa bệnh ghẻ bằng lá xoan nói riêng chỉ có tác dụng từ từ và không có tác dụng nhanh chóng như thuốc Tây y. Do đó, người bệnh cần có sự kiên trì nhất định để các dưỡng chất có đủ thời gian để thẩm thấu sâu vào lớp bì.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề khác trong khâu vệ sinh cá nhân cũng như chế độ ăn uống hằng ngày. Bởi vì những yếu tố này cũng đóng vai trò khác quan trọng trong việc đẩy nhanh vùng da bị tổn thương do bệnh ghẻ gây ra. Một số lưu ý cụ thể sau:

  • Tuyệt đối không gãi quá mạnh lên vùng da bị ghẻ. Gãi càng mạnh càng khiến cơn ngứa càng gia tăng. Thay vào đó, bạn nên vỗ nhẹ trực tiếp lên vùng da ngứa hay tìm đến giải pháp khác;
  • Không tự ý xử lý mụn nước bằng kim châm hay các vật dụng sắt nhọn. Xử lý không đúng cách có thể khiến vùng da tổn thương lan tràn trên diện rộng hơn;
  • Tránh để da tiếp xúc nhiều với hóa chất, chất tẩy rửa mạnh, nguồn nước bẩn hay không khí bị ô nhiễm. Cần trang bị một số vật dụng cá nhân để phòng tránh bệnh trở nặng;
  • Luôn giữ cho da được sạch sẽ và thông thoáng thông qua việc tắm rửa mỗi ngày ít nhất 1 lần và mặc trang phục thoải mái, thoáng mát;
  • Giặt giũ quần áo, chăn màn thường xuyên, nên phơi dưới nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn. Nếu cần thiết, có thể sử dụng bàn ủi vào trong những ngày ẩm ướt thiếu nắng;
  • Tăng cường bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để cải thiện hệ tiêu hóa cũng như nâng cao hệ miễn dịch. Tránh ăn các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hay thực phẩm chứa nhiều gia vị, dầu mỡ, thực phẩm chứa chất kích thích,…
Ủi quần áo trước khi mặc cũng chính là giải pháp loại bỏ ký sinh trùng cái ghẻ bám trên quần áo
Ủi quần áo trước khi mặc cũng chính là giải pháp loại bỏ ký sinh trùng cái ghẻ bám trên quần áo

Qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết hy vọng sẽ giúp ích cho cả người bệnh và bạn đọc trong việc dùng lá xoan chữa bệnh ghẻ. Kiên trì mỗi ngày kết hợp với chế độ chăm sóc da đúng cách, tình trạng da bị viêm nhiễm do bệnh ghẻ gây ra dần được loại bỏ. Nếu cần thiết, bạn nên chủ động thăm khám để biết chính xác tình trạng bệnh lý và có phác đồ điều trị phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa.

Tham khảo thêm:

bệnh ghẻ nước

Ghẻ nước là gì? Có tự khỏi không? Cách điều trị

Ghẻ nước là bệnh da liễu thường gặp có thể khắc phục nhanh nếu sớm can thiệp điều trị. Tuy...

Chữa ghẻ bằng nước muối – Hết ngứa cực nhanh

Chữa ghẻ bằng nước muối là một trong những cách loại bỏ cơn ngứa ngáy, đau rát khó chịu được...

Khổ sở vì bệnh ghẻ sinh dục gây ảnh hưởng đến đời sống

Bệnh ghẻ sinh dục thường rất dễ nhầm lẫn với bệnh rận mu vì đều gây ngứa nhiều ở bộ...

Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết

Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, ngoài việc sử dụng thuốc và...

Ghẻ phỏng ở trẻ em: Dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Ghẻ phỏng là bệnh ngoài da có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên ghẻ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.