Ghẻ phỏng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng da thường gặp xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn hình cầu. Loại vi khuẩn này có thể bị tiêu diệt bằng thuốc và nhiều biện pháp chăm sóc thông thường. Tuy nhiên nếu chậm trễ trong quá trình kiểm soát hoặc điều trị không đúng cách, vi khuẩn sẽ nhanh chóng lây lan và gây bệnh trên các vùng da lành. Khi đó bệnh nhân có thể bị ghẻ toàn thân và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Ghẻ phỏng là bệnh gì?

Ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng da thường gặp. Bệnh có mức độ nhẹ, chỉ xảy ra ở ngoài da. Tuy nhiên do nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn hình cầu nên bệnh ghẻ nước có xu hướng lan rộng trên toàn cơ thể và dễ tái phát.

Bởi theo các nghiên cứu, vi khuẩn hình cầu có khả năng lây lan nhanh từ vùng da bệnh sang vùng da lành trong thời gian ngắn. Đặc biệt là khi không được kiểm soát kịp thời.

Ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng da thường gặp
Ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng da thường gặp xảy ra do sự xâm nhập của vi khuẩn hình cầu

Bệnh ghẻ phỏng có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên trẻ nhỏ được xác định là đối tượng dễ mắc bệnh hơn. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sự hình thành và lan rộng của những vệt đỏ cùng với các mụn nước phồng rộp trên da trông giống như bị phỏng.

Người bệnh cần lưu ý ghẻ phỏng và ghẻ nước là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Nguyên nhân gây bệnh ghẻ nước là do sự xâm nhập của một loại ký sinh trùng mang tên Sarcoptes scabie hominis (mạt ngứa). Trong khi đó nguyên nhân gây bệnh ghẻ phỏng là do vi khuẩn hình cầu.

Chính vì thế người bệnh cần quan sát kỹ những biểu hiện trên da và các triệu chứng đi kèm để xác định chính xác bệnh lý. Từ đó có phương pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp.

Tham khảo thêm: Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng

Những triệu chứng đặc trưng dưới đây sẽ xuất hiện khi bạn mắc bệnh ghẻ phỏng:

  • Những vùng da có vi khuẩn xâm nhập sẽ hình thành những vệt đỏ kèm theo biểu hiện sưng nhẹ và viêm
  • Trên nền da đỏ sẽ xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước lớn nhỏ khác nhau, mọc đơn lẻ hoặc nối lại thành chùm, bên trong mụn nước chứa nhiều dịch màu trằng dục
  • Đối vơis những mụn nước mọc đơn đọc, chúng sẽ có bờ rõ ràng. Đối với những mụn nước mọc thành chùm hoặc mọc gần, chúng sẽ dính lại với nhau và tạo thành bọng nước lớn
  • Khi vỡ ra, những bọng nước sẽ có dấu hiệu rỉ dịch, sau đó khô lại và nhanh chóng đóng vảy tiết màu vàng và hơi cứng trên bề mặt da.
  • Do dịch tiết trong bọng nước chứa nhiều vi khuẩn nên khi dịch tiết dính vào những vùng da lành trên cơ thể hoặc dính lên da của người khác, vi khuẩn sẽ nhanh chóng sinh sôi và hình thành những vệt đỏ và bọng nước mới.
Xuất hiện nhiều vệt đỏ, mụn nước kèm theo biểu hiện sưng nhẹ và viêm
Xuất hiện nhiều vệt đỏ, mụn nước kèm theo biểu hiện sưng nhẹ và viêm là triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng

Nguyên nhân gây ghẻ phỏng

Vi khuẩn hình cầu được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ phỏng. Loại vi khuẩn này có khả năng truyền nhiễm cao. Không chỉ lây lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành trên cùng một cơ thể, vi khuẩn hình cầu còn có khả năng lây truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.

Cụ thể những người thường xuyên tiếp xúc da kề da với người bị nhiễm bệnh hoặc dính phải dịch tiết từ mụn nước, mặc chung đồ, dùng chung khăn tắm, khăn lau mặt, ngủ chung giường hay sử dụng chung các vật dụng cá nhân khác của người bệnh thì sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm cao. Ngay sau khi bám trên vùng da lành, vi khuẩn hình cầu sẽ nhanh chóng phát triển và gây bệnh ghẻ nước.

Ngoài ra một số yếu tố dưới đây cũng có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập và tiến triển của vi khuẩn hình cầu. Cụ thể:

  • Không thường xuyên tắm rửa và vệ sinh da hoặc vệ sinh da không sạch sẽ.
  • Móng tay và móng chân không được cắn gọn, để dài và dính cày chét đất. Khi dùng tay gãi hoặc cào lên da, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và phát triển.
  • Trên da xuất hiện những tổn thương hở hoặc có vết trầy xước nhưng không được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không được chăm sóc đúng cách dẫn đến viêm nhiễm và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Sinh sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm hoặc sống ở những nơi đông đúc dễ lây nhiễm bệnh.
  • Vi khuẩn hình cầu có xu hướng phát triển mạnh mẽ hơn khi gặp khí hậu ẩm ướt và nóng bức.
  • Những người thường xuyên chơi với thú cưng bị nhiễm mầm bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tham khảo thêm: Bệnh tổ đỉa và ghẻ nước: Cách phân biệt, chữa trị

Biện pháp chẩn đoán bệnh ghẻ phỏng

Thông thường bệnh ghẻ phỏng có thể được chẩn đoán thông qua quá trình kiểm tra thực thể, quan sát triệu chứng trên da và những biểu hiện đi kèm. Bên cạnh đó bác sĩ có thẻ đặt cho bạn một số câu hỏi để khai thác thông tin về tiền sử mắc bệnh, dấu hiệu toàn thân.

Ngoài ra bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện sinh thiết da, xét nghiệm dịch tiết ở nốt mụn để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Từ đó giúp loại bỏ những bệnh lý liên quan, kết quả chẩn đoán có độ chính xác cao.

Phương pháp điều trị bệnh ghẻ phỏng

Thông thường, đối với trường hợp nặng, bệnh nhân có thể điều trị bệnh ghẻ phỏng bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà đối với những trường hợp nhẹ và mới phát.

1. Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh ghẻ phỏng

Sau khi thăm khám và chẩn đoán, bệnh nhân sẽ được sử dụng một số loại thuốc Tây giúp điều trị bệnh ghẻ phỏng theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường để điều trị bệnh ghẻ phỏng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc sau:

Thuốc DEP

Thuốc DEP là thuốc bôi giúp điều trị các bệnh ngoài da. Loại thuốc này không mùi, không màu, có dạng lỏng, được dùng cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi. Thuốc DEP có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đỏ và loại trừ các tác nhân gây bệnh trên da.

Trước khi bôi thuốc, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, lau khô da, sau đó bôi thuốc lên da với một lớp mỏng.

Liều dùng thuốc DEP

  • Liều khuyến cáo: 2 – 3 lần/ ngày. Lưu ý không thuốc vào bộ phận sinh dục.
Sử dụng thuốc Tây điều trị bệnh ghẻ phỏng
Sử dụng thuốc DEP giảm viêm, giảm sưng đỏ và điều trị bệnh ghẻ phỏng

Thuốc Benzyl benzoat 33%

Thuốc Benzyl benzoat 33% thường được dùng để điều trị bệnh ghẻ phỏng. Loại thuốc này có độ an toàn cao, có tác dụng giảm viêm, làm lành vết thương trên da, tiêu diệt vi khuẩn và phòng ngừa bệnh lây lan.

Liều dùng thuốc Benzyl benzoat 33%

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng 2 lần/ ngày. Tránh bôi thuốc lên vùng đầu và mắt.

Kem Eurax (crotamintan) 10%

Kem Eurax (crotamintan) 10% chứa những thành phần chống ngứa, tiêu diệt vi khuẩn và điều trị bệnh ghẻ hiệu quả.

Liều dùng kem Eurax (crotamintan) 10%

  • Liều khuyến cáo: Sử dụng 1 – 2 lần/ ngày, nên dùng thuốc vào buổi tối.

Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite)

Thuốc Permethrin cream 5% (Elimite) thường được chỉ định để điều trị ghẻ phỏng. Do chứa rất ít độc tính nên thuốc có thể được sử dụng cho cả phụ nữ mang thai và trẻ em. Việc sử dụng thuốc Permethrin cream 5% sẽ giúp người bệnh cải thiện tốt triệu chứng và phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng tái phát hiệu quả.

Trước khi bôi thuốc, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, lau khô da, sau đó bôi thuốc lên da với một lớp mỏng.

Liều dùng thuốc Permethrin cream 5% (Elimite)

  • Liều khuyến cáo: Dùng 2 – 3 lần/ ngày.

Lưu ý:

  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
  • Chỉ bôi thuốc vào vùng da bệnh
  • Nên vệ sinh sạch sẽ và lau da trước khi bôi thuốc
  • Kiên trì sử dụng thuốc cho đến khi bệnh khỏi hoàn toàn, dự phòng tái phát theo hướng dẫn của bác sĩ nếu cần thiết.

Tham khảo thêm: Khổ sở vì bệnh ghẻ sinh dục gây ảnh hưởng đến đời sống

2. Biện pháp chăm sóc và điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà

Đối với những trường hợp nhẹ và mới phát, người bệnh có thể tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên để kiểm soát bệnh ghẻ phỏng và những triệu chứng khó chịu đi kèm.

Cách kiểm soát triệu chứng và điều trị ghẻ phỏng bằng nước muối

Để kiểm soát triệu chứng và điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà, người bệnh có thể sử dụng nước muối loãng để vệ sinh vùng da bệnh hoặc tắm mỗi ngày.

Nước muối chứa những hoạt chất có khả năng kháng khuẩn cực mạnh, làm suy yếu hoạt động gây bệnh và tiêu diệt các chủng vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn hình cầu. Bên cạnh đó việc sử dụng nước muối còn giúp người bệnh giảm viêm, giảm ngứa, đẩy nhanh quá tình làm khô mụn nước và phục hồi làn da đang bị tổn thương. Đồng thời giúp phòng ngừa vi khuẩn lây lan và tái phát.

Chính vì thế, biện pháp tắm và vệ sinh da bằng nước muối rất phù hợp với những người bị ghẻ phỏng trên diện rộng.

Hướng dẫn thực hiện cách kiểm soát triệu chứng và điều trị ghẻ phỏng bằng nước muối

  • Đổ đầy nước ấm vào bồn tắm, thêm vào 3 – 4 thìa cà phê muối, khuấy đều cho đến khi muối tan hết
  • Làm sạch cơ thể bằng xà phòng và nước mát như bình thường, sau đó ngâm người trong bồn nước muối ấm
  • Dùng các đầu ngón tay nhẹ nhàng massage da từ 5 – 10 phút. Tránh kỳ cọ mạnh vì hoạt động này có thể khiến mụn nước vỡ ra
  • Vệ sinh lại cơ thể với nước mát
  • Thực hiện 2 lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng của bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Cách kiểm soát triệu chứng và điều trị ghẻ phỏng bằng nước muối
Cách kiểm soát triệu chứng và điều trị ghẻ phỏng bằng nước muối

Cách sử dụng lá ba chạc điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà

Cây ba chạc (cây chẻ cỏ) thường được sử dụng để điều trị các dạng dị ứng và viêm da như dị ứng côn trùng, dị ứng thời tiết, viêm da cơ địa, bệnh ghẻ phỏng, ghẻ nước… Nguyên nhân là do những tinh chất được tìm thấy trong lá ba chạc có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa, tiêu diệt vi khuẩn và phòng ngừa tình trạng viêm, sưng và nhiễm trùng da lan rộng.

Bên cạnh đó việc tắm và vệ sinh vùng da bị ghẻ phỏng bằng nước lá ba chạc còn giúp người bệnh làm sạch da, cải thiện tình trạng đỏ da, giúp bệnh mau chóng khỏi.

Hướng dẫn thực hiện cách sử dụng lá ba chạc điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà

  • Sử dụng từ 20 – 40 gram lá ba chạc, rửa lá bằng nước muối và nước sạch
  • Cho lá ba chạc cùng với 2 lít nước sạch vào ấm, đun sôi trong 10 phút
  • Đổ nước lá ba chạc vào chậu lớn, thêm nước lạnh vào chậu cho đủ tắm
  • Sử dụng nước lá ba chạc để tắm và vệ sinh vùng da bệnh mỗi ngày, kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần trong 10 ngày sẽ nhận thấy các triệu chứng thuyên giảm.

Cách kiểm soát ghẻ phỏng, phòng ngừa bệnh tái phát bằng lá mơ

Những người bị ghẻ phỏng có thể thoa nước cốt lá mơ trên vùng da bệnh từ 2 – 3 lần mỗi ngày để cải thiện vùng da bệnh và các triệu chứng. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, thành phần Alcaloid trong lá mơ có khả năng ức chế hoạt động của một sô chủng vi khuẩn gây bệnh trên da, giúp tiêu diệt tác nhân gây bệnh, phòng ngừa nhiễm trùng da lây lan và tái phát.

Bên cạnh đó, Alcaloid còn có tác dụng làm giảm tình trạng viêm loét da, giảm sưng đỏ da. Các khoáng chất và vitamin trong lá mơ có tác dụng chữa lành tổn thương, tái tạo làn da. Đồng thời nâng cao sức đề kháng của da và giúp phòng bệnh hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện cách kiểm soát ghẻ phỏng, phòng ngừa bệnh tái phát bằng lá mơ

  • Dùng một nắm lá mơ lông ngâm và rửa thật sạch với nước muối (có thể điều chỉnh liều dùng tùy theo diện tích của vùng da bị tổn thương)
  • Thái nhỏ lá mơ và cho vào cối
  • Thực hiện giã nát lá mơ và vắt lấy nước cốt
  • Vệ sinh sạch vùng da bệnh, lau khô da
  • Dùng bông y tế thấm vào nước cốt lá mơ, sau đó bôi đều lên vùng da bệnh
  • Sau 30 phút, sử dụng nước ấm để làm sạch nước cốt trên da
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày.

Tham khảo thêm: 10 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh

Cách sử dụng gel nha đam làm dịu da và điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà

Nhờ chứa nhiều thành phần quan trọng như nước, axit amin, vitamin, chất chống oxy hóa cùng nhiều khoáng chất có lợi, gel nha đam có khả năng làm dịu vùng da bị tổn thương, giảm ngứa ngáy, kích ứng da, giảm viêm và cải thiện tình trạng sưng đỏ da.

Bên cạnh đó các thành phần quan trọng trong gel nha đam còn có tác dụng cấp nước, cấp ẩm cho da, phòng ngừa tình trạng da bong tróc, nứt nẻ, mụn nước lan rộng. Đồng thời giúp kháng viêm và đẩy nhanh quá trình phục hồi da sau tổn thương.

Hướng dẫn thực hiện cách sử dụng gel nha đam làm dịu da và điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà

  • Rửa sạch 1 nhánh nha đam tươi, gọt vỏ và nạo lấy phần thịt
  • Cho thịt nha đam vào máy xay, tiến hành xay nhuyễn để thu về một lượng gel nha đam đặc sệt
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, sử dụng khăn bông mềm để lau khô da
  • Bôi đều lên vùng da bệnh một lớp gel nha đam
  • Để gel nha đam khô tự nhiên trên da hoặc đợi 30 phút, sau đó sử dụng nước ấm để làm sạch da
  • Người bệnh sử dụng gel nha đam mỗi ngày 1 lần để đẩy nhanh quá trình tái tạo da, làm lành vết thương và phục hồi bệnh.
Cách sử dụng gel nha đam làm dịu da và điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà
Cách sử dụng gel nha đam làm dịu da và điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà

Cách giảm viêm, cải thiện triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng bằng tinh dầu từ hạt máu chó

Cây máu chó được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có các bệnh ngoài da như ghẻ phỏng. Theo kết quả nghiên cứu, thành phần tinh dầu được tìm thấy trong hạt của cây máu chó có khả năng cải thiện tốt các triệu chứng của bệnh ghẻ. Cụ thể tinh dầu này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn trên da, giảm ngứa, cải thiện tình trạng viêm sưng, đỏ da và một số triệu chứng khó chịu khác.

Thông thường sau khi thu hoạch, hạt của cây máu chó sẽ được sấy khô, loại bỏ phần bỏ, chỉ lấy phần nhân, sau đó giã nhuyễn, trộn hạt chung với muối theo tỉ lệ 10:1 và thực hiện rang cho đến khi khô. Cuối cùng ép lấy dầu. Tinh dầu chiết xuất từ hạt cây máu chó hơi nhầy, có màu đỏ sẫm và mùi hơi hắc.

Hướng dẫn thực hiện cách giảm viêm, cải thiện triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng bằng tinh dầu từ hạt máu chó

  • Vệ sinh sạch vùng da bệnh, lau khô da
  •  Dùng tay gãi hoặc tác động vào vùng da bị ghẻ phỏng sau cho mụn nước vỡ, dùng bông y tế thấm khô dịch rỉ ra
  • Dùng bông y tế thấm vào tinh dầu hạt máu chó, sau đó bôi đều lên vùng da bệnh, lưu ý chỉ nên bôi một lớp mỏng
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày.

Cách sử dụng lá đào điều trị bệnh ghẻ phỏng

Trong Y học cổ truyền, lá đào có tính bình, chứa nhiều hoạt chất có khả năng cầm máu, giảm ngứa, sát trùng và đẩy nhanh quá trình làm lành tổn thương tại những khu vực có da bị ghẻ phỏng. Có hai cách điều trị bệnh ghẻ phỏng bằng lá đào, bao gồm: Đắp thuốc là nấu nước tắm.

Cách 1: Đắp lá đào lên vùng da bệnh giúp cải thiện triệu chứng

  • Dùng lá đào lá với liều dùng vừa đủ, thực hiện ngâm và rửa nguyên liệu thật sạch với nước muối
  • Cho lá đào vào cối, tiến hành giã nát và vắt lấy nước cốt
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, nhẹ nhàng lau khô da
  • Dùng bông y tế thấm vào nước cốt lá đào và bôi đều lên vùng da bệnh
  • Hoặc đắp trực tiếp lá đào giã nát lên da
  • Sau 30 phút, sử dụng nước ấm vệ sinh lại da
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày.

Cách 2: Tắm nước lá đào cải thiện các triệu chứng của bệnh

  • Sử dụng 40 gram lá đào, rửa lá bằng nước muối và nước sạch
  • Cho lá đào cùng và 2 lít nước sạch vào ấm, thực hiện đun sôi trong 10 phút
  • Đổ nước lá đào vào chậu lớn, hòa thêm nước mát
  • Sử dụng nước lá đào để tắm và vệ sinh vùng da bệnh mỗi ngày
  • Sau 5 phút, vệ sinh da bằng nước sạch.

Tham khảo thêm: Cái ghẻ là con gì? Hình ảnh nhận biết và tiêu diệt

Cách chườm lạnh làm giảm cảm giác ngứa da do bệnh ghẻ phỏng

Nhiệt độ thấp từ biện pháp chườm lạnh đã được chứng minh là có khả năng làm dịu cảm giác ngứa ngáy, giảm sưng viêm, phòng ngừa mụn nước vỡ và giảm đau hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện cách chườm lạnh làm giảm cảm giác ngứa da do bệnh ghẻ phỏng

  • Nhúng một chiếc khăn bông sạch vào chậu nước đun sôi để nguội, đợi cho đến khi khăn ướt hoàn toàn
  • Vắt khăn để khăn ráo bớt nước, sau đó xếp gọn gàng và đựng khăn trong một cái túi ni lông
  • Cho túi ni lông vào ngăn đông tủ lạnh trong 15 phút để làm mát
  • Chườm khăn lạnh lên vùng da bệnh
  • Hoặc đựng một ít nước đá trong túi vải
  • Chườm trực tiếp túi đá lên vùng da bệnh
  • Thực hiện từ 3 – 4 lần/ ngày để các triệu chứng của bệnh ghẻ phỏng được kiểm soát.
Cách chườm lạnh làm giảm cảm giác ngứa da do bệnh ghẻ phỏng
Cách chườm lạnh làm giảm cảm giác ngứa da do bệnh ghẻ phỏng

Chế độ sinh hoạt – dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị ghẻ phỏng và phòng ngừa tái phát

Bên cạnh việc sử dụng thuốc và áp dụng các biện pháp chăm sóc da theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần duy trì chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng hợp để đẩy nhanh quá trình điều trị ghẻ phỏng và phòng ngừa tái phát.

1. Áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học

  • Tắm rửa mỗi ngày, giữ cho da luôn sạch sẽ và khô thoáng. Đồng thời nên thường xuyên vệ sinh da, đặc biệt sau khi ra ngoài hoặc tham gia hoạt động thể chất.
  • Tắm và vệ sinh da với xà phòng dịu nhẹ, có thành phần là các loại thảo dược thiên thiên, không chứa hương liệu và các chất tẩy rửa mạnh. Nên ưu tiên sử dụng những sản phẩm làm sạch dịu nhẹ và có khả năng cấp ẩm.
  • Không ma sát, gãi hoặc chà mạnh lên da, đặc biệt là những khu vực đang bị ghẻ nước. Đồng thời nên cắt gọn móng tay để tránh làm mụn nước vỡ hoặc khiến da trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
  • Không nên chia sẻ hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người khác. Ngoài ra cần tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc ngủ chung với những người xung quanh.
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, nguồn nước bẩn và một số tác nhân gây bệnh khác.
  • Thường xuyên vệ sinh tay bằng xà phòng diệt khuẩn.
  • Không thức khuya, nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Hạn chế làm việc gắng sức, căng thẳng đầu óc, cơ thể mệt mỏi.
  • Nên duy trì thói quen luyện tập thể dục mỗi ngày, tăng cường tham gia vào các hoạt động thể chất để sức đề kháng được nâng cao, phòng ngừa vi khuẩn lây lan hoặc xâm nhập và tái phát bệnh.

Tham khảo thêm: Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

2. Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng

  • Những người bị ghẻ phỏng cần kiêng ăn hải sản, thịt đỏ. Bởi đây đều là những loại thực phẩm chứa nhiều protein lạ, có khả năng gây kích ứng da, kích thích hệ miễn dịch và khiến cơ thể giải phóng nhiều histamin. Vì thế việc sử dụng nhóm thực phẩm này sẽ làm tăng cảm giác ngứa da, khiến vùng da bị ghẻ phỏng sưng đỏ và viêm nhiễm nặng hơn.
  • Người bệnh cần tránh ăn những loại thực phẩm có khả năng sinh mủ như thịt gà, đồ nếp, món ăn chứa gia vị cay nóng…
  • Không nên dùng nước ngọt có gas, hạn chế ăn đồ ngọt. Bởi loại thực phẩm này có khả năng kích thích, làm tăng phản ứng viêm trên da. Đồng thời khiến vết thương lâu lành.
  • Uống đủ 2,5 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ đào thải độc tố tích tụ dưới da, thanh nhiệt cơ thể và làm dịu nhanh vùng da bị kích ứng.
  • Ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa axit béo omega-3 và các khoáng chất vào thực đơn ăn uống. Những loại thực phẩm này sẽ giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho da, cải thiện làn da và đẩy nhanh quá trình tái tạo da. Ngoài ra người bệnh nên ăn những thực phẩm có khả năng kháng viêm và làm lành tổn thương như nghệ, gừng, tỏi…
Ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng
Ăn uống lành mạnh, tăng cường bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để hỗ trợ điều trị ghẻ phỏng và phòng ngừa bệnh tái phát

Ghẻ phỏng là một dạng nhiễm trùng da thường gặp, có mức độ nhẹ, chỉ xảy ra ở ngoài da và có thể được khắc phục bằng nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên do có khả năng lây nhiễm cao nên người bệnh cần sớm áp dụng các biện pháp kiểm soát bệnh lý và phòng ngừa lây nhiễm. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh và đảm bảo an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Cách dùng tinh dầu cây trà điều trị ghẻ ngứa

Dầu cây trà là một loại tinh dầu được chưng cất từ ​​cây trà Úc hay Melaleuca Alternifolia. Với đặc...

Ghẻ phỏng ở trẻ em: Dấu hiệu, cách xử lý, điều trị

Ghẻ phỏng là bệnh ngoài da có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên ghẻ...

bệnh ghẻ

Bệnh ghẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị

Ghẻ là một bệnh nhiễm trùng da rất phổ biến mà mọi đối tượng đều có thể mắc phải. Bệnh...

Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết

Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, ngoài việc sử dụng thuốc và...

Nhận biết trẻ bị bệnh ghẻ nước

Trẻ bị ghẻ nước: Cách nhận biết, chữa trị nhanh khỏi

Trẻ bị ghẻ nước là một trong số những tình trạng thường gặp. Bệnh không gây nguy hiểm cho sức...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. ChiChi says: Trả lời

    Cháu em 8 tuổi bị ghẻ phỏng 1 tuần rồi. Do mưa giông nên không chở cháu đi khám. Ngày nào ở nhà em cũng sát khuẩn vết ghẻ cho cháu. Hiện tại thì kéo mài rồi. Vậy có nên chở cháu đi khám không bác sĩ?

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *