Đau Răng Bấm Huyệt Nào? Cách Thực Hiện Dễ Mà Hiệu Quả

Đau răng nên bấm huyệt nào? Theo Đông y, phương pháp bấm huyệt có khả năng hỗ trợ đau răng hữu hiệu. Người bệnh xác định đúng huyệt đạo và tác dụng lực vừa phải, thao tác đúng giúp cải thiện cảm giác khó chịu nhanh chóng. Tuy nhiên nên thận trọng, tránh tình trạng day ấn sai gây đau nhức nghiêm trọng hơn.

Bấm huyệt chữa đau răng có hiệu quả không?

Đau răng âm ỉ kéo dài, đau đột ngột lặp đi lặp lại nhiều lần, đau răng ngay cả khi nằm,… là hiện tượng cần được lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý răng miệng cần được phát hiện và điều trị sớm. Một số bệnh lý có nguy cơ gây đau răng như viêm nha chu, viêm tủy, nướu răng, sâu răng,…

Bấm huyệt chữa đau răng có hiệu quả không?
Tình trạng đau răng khiến bạn gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống

Hiện nay, có nhiều cách điều trị bệnh nha khoa. Ngoài áp dụng thủ thuật y tế, phương pháp Đông y cũng được nhiều người quan tâm và áp dụng. Trong đó, cách bấm huyệt chữa đau răng là giải pháp được nhiều người quan tâm.

Bấm huyệt là phương pháp điều trị bệnh từ xa xưa, công dụng giảm đau, điều hòa máu huyết và cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe khác. Đối với tình trạng đau răng, liệu có áp dụng biện pháp này được không? Câu trả là có.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, phương pháp tác động vào huyệt đạo trên cơ thể giúp kích thích dây thần kinh, xoa dịu cơn đau răng nhanh chóng. Tuy nhiên bạn nên lưu ý, bấm huyệt chỉ mang tính tạm thời, giúp người bệnh giảm triệu chứng đau nhức do bệnh nha khoa gây ra.

Thực tế, căn nguyên gây bệnh vẫn chưa được loại bỏ, ổ viêm nhiễm vẫn tồn tại nếu không có sự can thiệp của thủ thuật nha khoa khác. Do đó, bạn có thể áp dụng bấm huyệt chữa đau răng tại nhà, kết hợp theo dõi và điều trị chuyên sâu hơn tại cơ sở nha khoa uy tín, đảm bảo không gây biến chứng ảnh hưởng sức khỏe.

Bên cạnh đó, để việc bấm huyệt đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên học cách xác định vị trí huyệt đạo cần tác động trên cơ thể. Vậy đau răng bấm huyệt nào? Một số vị trí cần tác động như huyệt nhị gia, hợp cốc, đại nghinh, giáp xa,…

Bấm huyệt chữa đau răng có hiệu quả không?
Bấm đúng huyệt trên cơ thể giúp bạn giảm đau răng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn

Đồng thời thực hành cách bấm đúng để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Tốt hơn hết bạn nên đến phòng khám Đông y uy tín để thực hiện hoặc chỉ áp dụng khi đã nắm rõ vị trí huyệt đạo và biết cách day ấn huyệt đúng để nhanh chóng giảm đau răng và phòng tránh các rủi ro không mong muốn khác.

Tham khảo thêm: Chữa Đau Răng Bằng Mật Ong Dễ Mà Có Hiệu Quả Bất Ngờ

Đau răng bấm huyệt nào? Cách thực hiện ra sao?

Đau răng bấm huyệt nào? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Như các bạn đã biết, bấm huyệt cũng là một trong những phương pháp giảm đau răng được áp dụng rộng rãi. Có thể bấm huyệt tại bất cứ đâu, thời điểm nào khi cơn đau nhức khó chịu xuất hiện.

Tuy nhiên, phương pháp này không thể thay thế cho các biện pháp nha khoa khác. Áp dụng thích hợp cho đối tượng đang bị đau cấp và mãn tính ở mức độ có thể kiểm soát. Ngoài ra, hãy nhanh chóng đến nha khoa uy tín để kiểm tra và điều trị nếu bạn có các biểu hiện như sốt cao, đau kéo dài, sưng nướu miệng, khó nuốt, khó thở,…

Bấm huyệt nhanh chóng kiềm hãm cơn đau nhức răng cho bạn. Tùy mỗi trường hợp huyệt đạo cần tác động sẽ khác nhau. Chẳng hạn:

Mới bị đau răng bấm huyệt nào?

Cơn đau răng xuất hiện âm ỉ, tuy nhiên lại kéo dài khiến bạn khó chịu. Lúc này, bạn có thể kiểm soát cảm giác này bằng cách ấn vào các huyệt đạo như huyệt giáp xa, huyệt thiếu hải, huyệt thương dương,… Chi tiết như sau:

Huyệt giám xa: Vị trí nằm ở phần xương quai hàm ở má. Xác định từ chân tai kéo xuống khu vực lõm vào của má khi bạn nhai. Tác dụng khi bấm huyệt này là giúp giảm đau vùng mặt, cằm cổ trong thời gian ngắn. Theo đó, người bệnh sẽ ngồi yên cố định, sau đó dùng ngón cái và ngón út sờ giữ huyệt, trong khi đó 3 ngón giữa sẽ đặt thẳng ra ngoài. Tiến hành dùng 3 ngón giữa xoa ấn huyệt giáp xa đến khi nhận thấy tê tê thì dừng lại. Thực hiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần ấn day 1 – 3 phút không nên thực hiện mạnh, quá lâu.

Huyết thiếu hải: Nằm ở vị trí mặt trong cánh tay khi co lên, nơi có nếp nhăn lớn khu vực cuối đầu nếp nhăn là huyệt thiếu hải. Day ấn vào huyệt giúp xua tan nhanh cơn đau nhức khó chịu.

Huyệt thương dương: Huyệt này nằm ở bàn tay. Xác định bằng cách xòe tay ra, trên ngón trỏ huyệt thương dương nằm ở gốc ngoài của chân móng. Sử dụng tay còn lại dây ấn vào huyệt này một thời gian giúp cơn đau được xoa dịu đáng kể.

Huyệt thái uyên: Cũng trên bàn tay, huyệt này nằm ở vị trí cổ tay nơi lõm xuống. Huyệt nằm bên trên rãnh mạch tay, day ấn huyệt với lực phù hợp.

Huyệt liêm tuyền: Huyệt này nằm ở khu vực sụn giáp trạng, nằm giữ bờ trên của sụn này. Bấm nhẹ vào vị trí làn ngang ở cuống hầu.

Huyệt nhiên cốc: Bạn nhìn vào vùng lõm dưới lòng bàn chân, huyệt nhiên cốc nằm ở sát phần giữa bờ của xương thuyền, nằm trên đường giao nhau giữ gan bàn chân và mu bàn chân.

Huyệt nội đình: Tác động vào huyệt này trong khoảng 15 phút giúp giảm đau răng khá hiệu quả. Huyệt nằm giữ ngón chân trỏ và ngón giữa.

Huyệt hợp cốc: Huyệt này nằm trên bài tay, xác định vị trí phần lõm giữa ngón trỏ và ngón cái. Huyệt đạo là phản chiếu của khuôn mặt, nằm trong kinh dương minh đại tràng. Khi tác động huyệt có công dụng giảm đau răng nhanh chống do đại tràng được thông tắc qua miệng, vòm họng và răng lợi. Bấm giữ khoảng 2 giây rồi thả lỏng sau đó tiếp tục lặp lại, thực hiện 3 – 5 phút.

Đau răng bấm huyệt nào? Cách thực hiện ra sao?
Xác định các huyệt phù hợp và day ấn đúng cách

Huyệt ngư tế: Bạn gập các ngón tay thành hình nắm đấm, vị trí đầu ngón trỏ chạm vào là vùng huyệt ngư tế. Khi đau răng bạn có thể ấn nhẹ vào đây để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.

Huyệt nhị gian: Trên ngón trỏ, mặt ngoài, vị trí huyệt ở đốt trong cùng của ngón tay. Ấn huyệt cùng bên với bên bị đau răng.

Huyệt đại nghinh: Nằm ở vùng xương hàm dưới, cắn chặt răng, huyệt nằm sát vị trí cơ cắn với bờ xương hàm. Day ấn huyệt trong 2 – 3 phút giúp xua tan cơn đau răng nhanh chóng.

Ngoài các huyệt kể trên, bạn có thể tác động lực vào các huyệt đạo khác gồm hạ quan, huyệt thái khê,… Cơn đau răng nhẹ sẽ được kiểm soát hiệu quả. Tuy nhiên nên điều chỉnh lực sao cho phù hợp, tránh tác động mạnh gây đau nhức khó chịu hơn.

Đau răng lâu ngày bấm huyệt nào?

Trường hợp đau răng kéo dài lâu ngày, các huyệt sao đây có thể giúp giảm cảm giác khó chịu hiệu quả:

  • Huyệt vị du: Nằm ở trên cột sống lưng, dưới gai sống lưng 12, đo ngang qua khoảng 1,5 tấc.
  • Huyệt tỳ du: Huyệt nằm ngang gai sống lưng 11, đo sang 1,5 tấc.
  • Huyệt nội quan: Nằm phía trên cổ tay 2 tấc.
  • Huyệt thận du: Nằm ở gai sống thắt lưng số 2, đo sang ngang 1,5 tấc.
  • Huyệt huyết hải: Nằm ở mặt trong của chân, gần đầu gối phía trên.

Bấm huyệt, day ấn nhẹ giúp hỗ trợ cải thiện cơn đau răng khó chịu. Đồng thời phương pháp này cũng góp phần đả thông kinh mạch, giúp tuần hoàn máu tốt hơn, phòng tránh và điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác.

Tham khảo thêm: Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Cần Phải Kiêng Không?

Một vài lưu ý khi bấm huyệt trị đau răng

Bấm huyệt là phương pháp được truyền lại từ nhiều đời xưa. Phương pháp giúp tác động lên các huyệt đạo của cơ thể, không xâm lấn, không gây vết thương hở. Bấm đúng huyệt và thao tác đúng cách giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe không riêng chữa đau nhức răng.

Nhờ tác động lực lên huyệt, tình trạng tắc nghẽn được khắc phục, tăng cường lưu thông máu huyết đến các vùng trên cơ thể. Chính vì thế, tình trạng đau nhức do ứ đọng cũng thuyên giảm dần. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp cải thiện sức khỏe, đả thông kinh mạch, giúp người bệnh thư giãn hơn.

Một vài lưu ý khi bấm huyệt trị đau răng
Bấm huyệt giảm đau răng tạm thời kết hợp điều trị y tế và chăm sóc tại nhà

Tuy nhiên khi áp dụng biện pháp bấm huyệt trị đau răng, bạn cần lưu ý các vấn đề như sau:

  • Bấm huyệt chỉ có tác dụng tạm thời, không phải là giải pháp điều trị dứt điểm đau răng. Do đó, bạn nên thăm khám nha khoa để xác định nguyên nhân gây đau và có hướng điều trị sớm.
  • Tìm hiểu và xác định đúng vị trí huyệt cần tác động. Nếu không thành thạo tốt nhất bạn nên đến cơ sở khám Đông y để được thầy thuốc hỗ trợ. Tuyệt đối không nên day ấn mạnh gây tổn thương, kéo theo nguy cơ cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ngoài biện pháp điều trị đau răng bằng bấm huyệt, việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng cực kỳ quan trọng. Do đó, bạn nên đánh răng hàng ngày, dùng nước muối loãng súc miệng hoặc có thể mua các dung dịch súc miệng có bán sẵn. Tuy nhiên cần chọn sản phẩm phù hợp.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ưu tiên các món ăn mềm, không quá cứng để tránh gây tổn thương và tạo thêm áp lực cho răng lợi. Cân bằng dinh dưỡng, bổ sung đầy đủ chất, ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi cung cấp vitamin, khoáng chất cần thiết.
  • Hạn chế uống rượu bia, không nên hút thuốc lá, sử dụng đồ uống chứa cồn, chất kích thích,… Không nên sử dụng vật nhọn, cứng tác động đến nướu, kẽ răng.
  • Thăm khám định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng giúp bạn kiểm soát sức khỏe tốt hơn. Khi nhận thấy dấu hiệu bất thường, bạn nên thăm khám để bác sĩ kiểm tra, điều trị sớm phòng ngừa nguy cơ, đặc biệt là các biến chứng nha khoa nguy hiểm.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp vấn đề: “Đau răng bấm huyệt nào?”. Áp dụng phương pháp giảm đau tạm thời bằng cách tác động huyệt đạo tương ứng được nhiều người áp dụng. Ngoài ra bạn đọc có thể kết hợp khám và điều trị bằng các sản phẩm, thuốc tương ứng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, để đẩy nhanh hiệu quả, giảm nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

Chi phí bọc răng sứ bao nhiêu? Thực hiện ở đâu uy tín?

Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Chi Phí Khoảng Bao Nhiêu?

Bọc răng sứ có đau không là câu hỏi của hầu hết khách hàng khi đến khám và chữa trị...

Đau Răng Có Nên Ăn Thịt Bò Không? Cần Phải Kiêng Không?

Cơn đau nhức răng có thể làm bạn khó chịu, gặp nhiều vấn đề khi ăn uống. Vậy đau răng...

Các phương pháp trồng răng giả hiện nay

Trồng Răng Giả Có Đau Không? Giải Pháp Giúp Giảm Đau Nhanh

Hiện nay có nhiều phương pháp trồng răng giả được áp dụng, vậy trồng răng giả có đau không? Mỗi...

Một số cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu

10 Cách Giảm Đau Răng Nhanh Nhất Cho Bà Bầu

Các cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu là các mẹo chữa dùng nguyên liệu thiên nhiên lành...

Công dụng chữa đau răng của lá lốt 

Lá Lốt Chữa Đau Răng Có Công Dụng Như Thế Nào?

Lá lốt chữa đau răng là bài thuốc dân gian lành tính được nhiều người áp dụng. Trong loại lá...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *