Đau Răng Nổi Hạch Là Gì? Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị

Đau răng nổi hạch là hiện tượng bất thường khiến nhiều người lo lắng không biết đang gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên theo các chuyên gia, tình trạng nổi hạch là phản ứng bình thường của cơ thể khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên nếu trường hợp cơn đau răng kéo dài kèm hạch to, xuất hiện ở nhiều vị trí cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đau răng nổi hạch là gì?

Trước khi giải đáp tình trạng đau răng nổi hạch là như thế nào, trước hết bạn đọc cần hiểu ý nghĩ của từ hạch. Đây là thuật ngữ chỉ tổ chức tế bào miễn dịch được sản sinh ra nhằm cảnh báo sự nhiễm khuẩn đang diễn ra trong cơ thể.

Đau răng nổi hạch là gì?
Đau răng nổi hạch có thể xảy ra ở nhiều người, khả năng cao liên quan đến các vấn đề nha khoa

Thông thường nhóm tế bào này là bạch cầu, lympho,… chúng xuất hiện nhằm chống lại tác nhân gây hại. Do đó có thể thấy hiện tượng nổi hạch là phản ứng không quá xa lạ của cơ thể. Bạn có thể cảm nhận chúng bằng mắt và trực tiếp sờ vào thấy cảm giác hơi đau và cứng.

Trường hợp đau răng nổi hạch xảy ra ngày càng nhiều. Những đối tượng gặp phải thường mắc các bệnh nha khoa chẳng hạn như viêm nướu răng, sâu răng, viêm chân răng và nhiều bệnh lý khác. Cơ thể bị một lượng hại khuẩn tấn công, làm phát sinh các tế bài miễn dịch, hình thành hạch ở vùng cổ để chống lại các loại hại khuẩn.

Nhận biết và chủ động khám chữa sớm trước các biểu hiện bất thường ở vùng cổ, cằm,… Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau rát cổ họng, gây khó nuốt, sưng bên má bị đau răng nổi hạch. Những biểu hiện này có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh nha khoa, viêm nhiễm nguy hiểm, đặc biệt là khi không phát hiện và điều trị đúng thời điểm.

Nguyên nhân gây đau răng nổi hạch

Tình trạng đau răng kèm theo nổi hạch thường liên quan đến các vấn đề viêm nhiễm. Trong đó, tình trạng bất thường xảy ra ở khoang miệng còn có khả năng do bệnh nha khoa gây ra. Khi bạn ấn vào vị trí vùng nổi hạch sẽ có cảm giác đau, hạch dịch chuyển.

Nguyên nhân gây đau răng nổi hạch
Đau nhức răng kèm heo tình trạng nổi hạch có thể là do bệnh nha khoa gây ra

Chẩn đoán bệnh lý đang gặp phải và điều trị, phòng ngừa biến chứng không mong muốn. Dưới đây là các nguyên nhân gây đau răng nổi hạch xảy ra phổ biến, bạn đọc cần thận trọng, phát hiện sớm và điều trị:

  • Do sâu răng: Sâu răng là một trong những vấn đề nha khoa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào từ người lớn đến trẻ em, phụ nữ mang thai,… Vi khuẩn lưu trú trong mảng bám trên răng, bào mòn men răng cứng, tiết ra chất làm hư hỏng răng theo thời gian. Khi tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng mà không được điều trị có thể khiến răng vỡ, hoại tử tủy, gây đau nhức dữ dội kèm nổi hạch bất thường.
  • Bệnh viêm nướu: Viêm nướu răng là một bệnh lý nha khoa thường gặp hiện nay. Bệnh xuất hiện gây ra các cơn đau nhức khó chịu. Ngoài các triệu chứng như sưng nướu, lợi teo tụt, khó nhai, mùi hôi miệng,… khi tình trạng viêm nhiễm nặng xuất hiện các hạch nổi vùng cổ, cằm.
  • Bệnh viêm nha chu: Đây là một bệnh lý có mức độ nguy hại cao trong các bệnh nha khoa thường gặp hiện nay. Tình trạng viêm nhiễm gây ra các tổn thương tổ chức trong răng khiến người bệnh nhận thấy hiện tượng chảy máu chân răng, hôi miệng, sưng lợi, đau nhức, nổi hạch,…
  • Viêm tủy răng: Tủy răng được bao bọc bởi lớp men răng cứng, ngà răng. Tuy nhiên khi hại khuẩn tấn công, hai lớp răng cứng có khả năng bị mài mòn khiến tủy răng bị tổn thương, viêm nhiễm. Tình trạng viêm tủy răng xảy ra gây đau nhức khó chịu ở giai đoạn đầu, khi tủy bị hoại tử nặng cơn đau chấm dứt, tuy nhiên khi đó răng đã chết hoàn toàn. Một số đối tượng viêm tủy răng nhận thấy khu vực cằm, cổ nổi các hạch lạ bất thường.
  • Mọc răng khôn: Răng khôn hay còn gọi là răng số 8, chúng mọc sau các răng khác. Thông thường người 17 – 25 tuổi mới bắt đầu mọc răng khôn. Tuy nhiên nhiều trường hợp gặp phải hiện tượng viêm lợi trùm răng khôn, răng không trồi lên khỏi nướu dày khiến cho vị trí này bị đau nhức dữ dội, nổi hạch cổ, sốt cao,… kèm theo.
  • Áp xe răng: Đây là một trong những vấn đề nha khoa có mức độ nguy hiểm cao. Bởi nếu không nhanh chóng kiểm soát, ổ áp xe có thể ảnh hưởng đến răng, gây hư họng nặng thậm chí là mất răng, gây nhiễm trùng lan rộng nguy hạo sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Bên cạnh các dấu hiệu như đau nhức, hình thành ổ mủ, chảy dịch, gây hôi miệng,… người bị áp xe còn nhận thấy hạch nổi bất thường.
  • Ảnh hưởng từ các thủ thuật nha khoa: Ngoài các nguyên nhân kể trên, tình trạng vi khuẩn xâm nhập làm kích hoạt hệ thống miễn dịch tạo ra các hạch chứa tế bào chống lại vi khuẩn còn xảy ra sau khi người bệnh thực hiện các thủ thuật nha khoa. Đặc biệt là trường hợp bạn lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh không uy tín, chất lượng.

Nhận biết nguyên nhân gây đau răng nổi hạch và chủ động can thiệp điều trị bằng biện pháp phù hợp giúp phòng tránh nguy cơ biến chứng. Do đó, khi nhận thấy cơn đau răng kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường khác, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám và chỉ định phác đồ điều trị tương ứng.

Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không?

Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, hiện tượng răng đau nhức khó chịu kèm theo tình trạng nổi hạch xảy ra khá phổ biến. Như đã đề cập, hạch xuất hiện khi cơ thể phản ứng lại với các tác nhân gây hại xâm nhập. Chúng sẽ biến mất khi vấn đề viêm nhiễm được giải quyết.

Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không?
Đau răng nổi hạch kéo dài có thể gây ra các biến chứng nguy hại sức khỏe

Tuy nhiên bạn không nên chủ quan, bởi có rất nhiều nguyên nhân gây đau răng nổi hạch. Trong số đó đa phần là các bệnh lý nha khoa, trường hợp không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, lan rộng viêm nhiễm ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe, thậm chí là có nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh.

Các ảnh hưởng mà đau răng nổi hạch kéo dài có thể gây ra cho người bệnh có thể kể đến như:

  • Cơn đau nhức khó chịu gây khó nhai, làm nhu cầu ăn uống của người bệnh suy giảm, biếng ăn, chán ăn,… từ đó khiến cơ thể ngày càng suy nhược.
  • Các tổn thương trên răng phát triển lớn dần gây đau nhức, hoại tử tủy,… tăng nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm mất thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti.
  • Trường hợp viêm nhiễm lan rộng có thể phát sinh các biến chứng khác, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí còn có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Chính vì sự nguy hại kể trên, chuyên gia khuyến cáo bạn nên chủ động thăm khám và điều trị nếu nhận thấy triệu chứng đau răng nổi hạch. Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, giúp kiểm soát cơn đau nhức hiệu quả, an toàn.

Các hướng điều trị đau răng nổi hạch

Tùy vào nguyên nhân gây đau răng nổi hạch, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị cho bạn đọc. Trường hợp đau răng do viêm nhiễm, hư hỏng răng, phương pháp được áp dụng chuyên sâu nhằm loại bỏ triệt để ổ viêm, bảo vệ ngăn không cho biến chứng xuất hiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưới đây là các biện pháp thường được áp dụng, bạn đọc có thể tham khảo:

Sử dụng nguyên liệu thiên nhiên

Dùng nguyên liệu thiên nhiên lành tính, an toàn, giúp khắc phục triệu chứng đau nhức răng. So với thuốc tân dược, phương pháp dân gian ít nguy cơ phát sinh tác dụng phụ nên được nhiều người sử dụng. Tham khảo các cách dùng qua bài viết sau:

Sử dụng tỏi: Tỏi là nguyên liệu dân gian quen thuộc được dùng trong điều trị các bệnh nha khoa nhờ khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng tỏi ngậm hoặc bôi nước cốt vào trong vị trí răng đau nhức giúp làm sạch hại khuẩn, giảm đau và khắc phục hiện tượng nổi hạch. Cách dùng đơn giản như sau:

  • Dùng vài tép tỏi, bóc vỏ rửa sạch sau đó giã nát.
  • Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, sau đó lấy tỏi đập dập đắp lên vị trí răng bị đau nhức.
  • Thực hiện mỗi ngày để diệt khuẩn, ngăn ngừa sâu răng và các vấn đề khác gây nên hiện tượng đau răng nổi hạch.

ĐỌC NGAY: 5 Cách Trị Đau Răng Bằng Tỏi Cấp Tốc Từ Dân Gian

Sử dụng củ gừng: Ngoài tỏi thì gừng cũng là nguyên liệu được nhiều người sử dụng khi bị đau răng nổi hạch. Gừng có tính nóng giúp kháng khuẩn, chống viêm mạnh mẽ. Sử dụng gừng giảm đau răng, ngăn viêm nhiễm lan rộng. Cách sử dụng như sau:

  • Sử dụng củ gừng nhỏ, gọt vỏ sau đó đập giập.
  • Tương tự như cách làm với củ tỏi, bạn súc miệng sạch sẽ rồi đắp gừng lên trên răng bị đau nhức.
  • Không trực tiếp đắp vào khu vực có vết lở loét để tránh gây đau rát.
  • Đắp mỗi ngày 1 lần giúp tăng cường tác dụng trị sâu răng, đau răng nổi hạch.

Dùng kinh giới và lá lốt: Hai nguyên liệu này chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm tốt. Nhiều người đã tận dụng hai loại lá này làm nguyên liệu chữa đau răng nổi hạch tại nhà. Cách làm:

  • Chuẩn bị một lượng vừa đủ kinh giới và lá lốt.
  • Cho vào nước muối loãng ngâm rửa cho thật sạch.
  • Sau đó giã nát hoặc có thể ăn trực tiếp.
  • Làm sạch khoang miệng, sau đó đắp hỗn hợp lá lốt và kinh giới lên răng bị đau.
  • Áp dụng ngày 1 – 2 lần để cải thiện sức khỏe, giảm đau nhức.

Dùng mẹo dân gian tại nhà giúp xoa dịu cảm giác khó chịu, hỗ trợ điều trị bệnh nha khoa và nhiều vấn đề khác. Phương pháp lành tính, dùng nguyên liệu tự nhiên an toàn, tiết kiệm chi phí. Sử dụng kiên trì, đều đặn một thời gian để thu được hiệu quả tốt nhất.

Điều trị đau răng nổi hạch tại nha khoa

Trường hợp cơn đau kéo dài không cải thiện, tốt hơn hết bạn nên đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, xét nghiệm, chẩn đoán tình trạng mà người bệnh đang gặp phải. Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ tương ứng.

Các hướng điều trị đau răng nổi hạch
Thăm khám nha khoa và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Đối với người bị đau răng nổi hạch liên quan đến viêm nướu, bệnh nha chu,… bác sĩ có thể tiến hành cạo vôi răng để làm sạch bề mặt răng, ngăn vi khuẩn tiếp tục tấn công. Ngoài ra, người bệnh cũng được loại bỏ mô bệnh hư hại, phòng ngừa rủi ro.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc uống, thuốc bôi nhằm giảm đau trong 1 – 2 ngày. Tình trạng viêm sẽ cải thiện sau cơn đau thuyên giảm, nốt hạch cũng sẽ dần biết mất hoàn toàn. Tuy nhiên đối với các đối tượng đau răng do tổn thương tủy, hoại tử hoặc các vấn đề nghiêm trọng hơn sẽ được điều trị bằng các biện pháp chuyên sâu khác.

Các thủ thuật nha khoa điều trị thường được áp dụng như lấy tủy, trám răng, nhổ răng,… Mỗi trường hợp sẽ được chỉ định phương pháp riêng, điều trị triệu chứng và phòng nguy cơ biến chứng gây hại sức khỏe. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn, đồng thời điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để tăng hiệu quả điều trị.

Biện pháp chăm sóc tại tại nhà

Như đã đề cập, ngoài áp dụng các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh nên chủ động điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống để giúp hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn. Một số lưu ý dành cho bạn đọc:

  • Đánh răng đúng cách, vệ sinh răng miệng sạch sẽ phòng ngừa nguy cơ sâu răng, viêm nhiễm lan rộng. Đánh răng với lực vừa đủ, sử dụng sản phẩm chăm sóc, làm sạch phù hợp. Dùng kem đánh răng kết hợp nước súc miệng làm sạch răng.
  • Vi khuẩn không chỉ tích tụ trong mảng bám trên răng mà còn có khả năng bám vào lưỡi nếu lưỡi không được vệ sinh. Nhiều người bỏ qua vấn đề này nên tình trạng viêm nhiễm sau điều trị vẫn có cơ hội tái phát. Ngoài ra, khi lưỡi bị bẩn còn làm khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Do đó, bên cạnh chải răng mỗi ngày bạn nên thường xuyên vệ sinh lưỡi bằng dụng cụ chuyên dụng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng thay thế cho các loại tăm xỉa răng bình thường để tránh làm tổn thương kẽ răng, ảnh hưởng nướu khiến vi khuẩn có điều kiện tấn công.
  • Trường hợp răng yếu, trong hoặc sau giai đoạn điều trị tủy,… cần sử dụng dụng cụ bảo vệ răng theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra để bảo đảm không tác động tiêu cực đến răng, bạn nên tránh xa hoàn toàn khói thuốc lá. Đây cũng là yếu tố giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe tổng thể.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung thực phẩm tốt cho sức khỏe, kiêng những món có khả năng gây kích thích khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Ưu tiên ăn những món ăn giàu vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe, kiêng các món nhiều dầu mỡ, quá ngọt, béo,….
  • Chủ động thăm khám nha khoa định kỳ, kiểm tra tình trạng răng miệng để sớm kiểm soát viêm nhiễm, tổn thương, bảo vệ sức khỏe.

Hy vọng qua bài viết sau đây, bạn đọc có thêm thông tin về tình trạng đau răng nổi hạch. Đây có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề nha khoa mà nếu kéo dài có thể phát sinh nhiều biến chứng. Chính vì thế, trường hợp nhận thấy cơn đau không thuyên giảm, kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác, bạn đọc nên thăm khám bác sĩ, tuân thủ theo hướng dẫn điều trị để bảo vệ an toàn sức khỏe.

THAM KHẢO THÊM

Có thể dùng gừng để cải thiện cơn đau bao tử hiệu quả

Chữa Đau Răng Bằng Gừng Hiệu Quả, Dễ Dùng Ngay Tại Nhà

Chữa đau răng bằng gừng là mẹo hay được áp dụng rộng rãi. Gừng có tính ấm, giúp xoa dịu cảm giác khó chịu nhanh chóng. Ngoài ra, nguyên liệu...
Công dụng chữa đau răng của lá lốt 

Lá Lốt Chữa Đau Răng Có Công Dụng Như Thế Nào?

Lá lốt chữa đau răng là bài thuốc dân gian lành tính được nhiều người áp dụng. Trong loại lá...

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng

Bà Bầu Bị Đau Răng: Nguyên Nhân và Giải Pháp Xử Lý, Điều Trị

Bà bầu bị đau răng do nhiều nguyên nhân. Một số trường hợp do tác động vật lý từ bên...

Một số cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu

10 Cách Giảm Đau Răng Nhanh Nhất Cho Bà Bầu

Các cách giảm đau răng nhanh nhất cho bà bầu là các mẹo chữa dùng nguyên liệu thiên nhiên lành...

Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau Răng Khi Nằm Xuống Là Bị Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Đau răng khi nằm là tình trạng thường gặp. Vậy, vì sao lại xảy ra hiện tượng này? Theo các...

Những điều không nên làm sau khi nhổ răng

7 Cách Giảm Đau Sau Khi Nhổ Răng Được Áp Dụng

Chườm lạnh, cắn bông gòn, dùng thuốc,... là những cách giảm đau sau khi nhổ răng được nhiều người áp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *