Khi Nào Nên Khám Phụ Khoa Cho Trẻ? Khám Ở Đâu?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ BÁC SĨ ĐỖ THANH HÀ – Khoa Phụ sảnTrưởng khoa phụ Bệnh viện Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Hiện vẫn có nhiều người lầm tưởng nữ giới trưởng thành, phụ nữ đã lập gia đình hay người từng quan hệ tình dục mới mắc bệnh phụ khoa và cần đi thăm khám, trẻ nhỏ thì không có khả năng nhiễm bệnh. Thế nhưng, nếu việc vệ sinh vùng kín không được quan tâm và chú trọng thì trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh ở bộ phận sinh dục. Vậy khi nào nên khám phụ khoa cho trẻ và nên khám ở đâu là tốt và uy tín nhất?

khám phụ khoa cho trẻ
Khi nào khám phụ khoa cho trẻ nhỏ? Quy trình và một số lưu ý

Khi nào nên khám phụ khoa cho trẻ nhỏ?

Bệnh phụ khoa không chỉ xuất hiện ở những người trưởng thành, phụ nữ đã lập gia đình hoặc từng quan hệ tình dục mà trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải, nhất là giai đoạn đang trong độ tuổi dậy thì. Một số bệnh phụ khoa mà con trẻ có thể mắc phải như: viêm âm đạo, viêm âm hộ, viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm nấm phụ khoa, viêm vùng chậu,…

Nguyên nhân chính gây nên bệnh phụ khoa ở con trẻ là do chế độ vệ sinh vùng kín không được xem trọng, vệ sinh qua loa hay thực hiện không đúng cách đã tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm men hay các ký sinh trùng tấn công và sinh ra tình trạng viêm nhiễm. Đối với trẻ ở độ tuổi dậy thì (có kinh nguyệt) thì hiện tượng cơ thể thay đổi nội tiết tố mạnh cũng có thể là “thủ phạm” gây ra tình trạng viêm nhiễm bộ phận sinh dục.

Khi gặp những triệu chứng bất thường xảy ra ở vùng kín, phụ huynh nên cho trẻ khám phụ khoa để được chẩn đoán bệnh và có hướng điều trị tích cực. Đó có thể là những triệu chứng sau:

  • Bộ phận sinh dục ngứa ngáy khó chịu, đi kèm với tình trạng sưng tấy đỏ kéo dài trong nhiều ngày;
  • Bộ phận sinh dục có nhiều khí hư, mùi hôi tanh khó chịu;
  • Có cảm giác đau rát khi đi tiểu;
  • Kinh nguyệt không đều, lúc khó lúc không, lúc nhiều lúc chỉ vài giọt;
  • Ra nhiều huyết trắng, khí hư có màu trắng, xanh hoặc vàng kèm mùi hôi;
  • Đau bụng kinh nhiều trong chu kỳ kinh.

Theo nhận định của các chuyên gia, bệnh phụ khoa nếu không được điều trị sớm và đúng cách có khả năng lây lan đến các cơ quan sinh sản khác như: buồng trứng, ống dẫn trứng,… Không chỉ làm ảnh hưởng cao đến khả năng sinh sản sau này của con trẻ mà căn bệnh này còn làm giảm sức khỏe thể chất và tinh thần biểu hiện chính là con trẻ luôn ngại giao tiếp với đám đông vì cơn ngứa ngáy khó chịu. Do đó, cha mẹ nên phát hiện và điều trị càng sớ, càng tốt để phòng bệnh trở nặng, bởi khi đó, việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém hơn nhiều.

khám phụ khoa cho trẻ
Bộ phận sinh dục ngứa ngáy, sưng tấy có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa cần được thăm khám và điều trị kịp thời

Các bé gái thường mang tâm lý e ngại và lo sợ khi gặp các vấn đề về vùng kín, nhất là các bé đang ở tuổi dậy thì. Do đó, cha mẹ nên phát hiện sớm các triệu chứng bất thường ở bộ phận sinh dục của trẻ, hỗ trợ tâm lý cho trẻ và trao đổi với trẻ về mối nguy hiểm của căn bệnh đối với sức khỏe. Đồng thời, giải thích rõ cho trẻ những vấn đề cần thiết của việc kiểm tra và thăm khám bệnh phụ khoa để bé có tâm lý thoải mái, sẵn sàng hợp tác cùng bạn.

Quy trình khám phụ khoa cho trẻ em

Quy trình khám phụ khoa của trẻ em thường khác nhiều so với người lớn. Do bé gái mới lớn chưa quan hệ tình dục nên không thể thực hiện khám phụ khoa bằng dụng cụ siêu âm đầu dò hay khám sâu và trong âm đạo. Thay vào đó, bác sĩ chỉ khám vùng bụng, vùng ngực và những biểu hiện bên ngoài âm đạo.

Dưới đây là quy trình khám phụ khoa trẻ em cơ bản, phụ huynh có thể tham khảo để nắm rõ những thông tin để tránh sự hoang mang và lúng túng khi đưa trẻ đi khám:

  • Bước 1: Làm thủ tục đăng ký khám chữa bệnh

Làm thủ tục đăng ký khám chữa bệnh phụ khoa cho trẻ tại bàn tiếp nhận bệnh nhân. Nếu có yêu cầu trình giấy tờ cá nhân cho trẻ, cha mẹ nên chuẩn bị thêm tờ giấy khai sinh, thẻ bảo hiểm và một số giấy tờ có liên quan khác. Sau đó, thanh toán chi phí điều trị ban đầu (nếu có), nhận sổ khám và số thứ tự phòng khám được chỉ định. Khi tới lượt khám, phụ huynh đưa trẻ vào buồng khám để gặp bác sĩ.

  • Bước 2: Thăm khám lâm sàng

Di chuyển vào buồng khám để gặp bác sĩ chuyên khoa. Tại đây, bác sĩ sẽ tra hỏi trẻ và người thân của trẻ để biết chính xác các triệu chứng mà trẻ đang mắc phải trong khoảng thời gian gần đây.

Một số trường hợp, bác sĩ sẽ dùng tay kiểm tra vùng ngực và vùng bụng của trẻ để xác định chính xác cơn đau hay phát hiện khối u ở buồng trứng và tình trạng ống dẫn trứng. Từ đó cho phép bác sĩ khoanh vùng một số trường hợp trẻ có khả năng mắc phải. Để đưa ra kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ làm một số xét nghiệm chuyên môn để tìm nguyên nhân và xác định rõ tình trạng sức khỏe.

  • Bước 3: Bác sĩ chuyên khoa kiểm tra bộ phận sinh dục

Lúc này, trẻ sẽ được bác sĩ yêu cầu cởi bỏ quần ngoài và cả quần trong (nếu có) để tiến hành kiểm tra bộ phận sinh dục. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng viêm nhiễm bên ngoài thông qua khí hư, chất dịch, âm đạo đỏ và sưng tấy, từ đó đưa ra kết luận lâm sàng. Để đưa ra kết luận cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định trẻ làm một số xét nghiệm chuyên môn để tìm nguyên nhân và xác định rõ tình trạng sức khỏe, đó có thể là xét nghiệm máu, xét nghiệm chất dịch, siêu âm ngả bụng,…

  • Bước 4: Nhận kết quả rồi quay trở về phòng khám ban đầu

Sau khi kết thúc các thủ thuật nhỏ theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa, người bệnh đưa kết quả trở lại phòng khám ban đầu để bác sĩ xem xét và đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu trẻ mắc bệnh phụ khoa, bác sĩ sẽ đề ra một số giải pháp điều trị tích cực, song song tư vấn cách chăm sóc sức khỏe và vệ sinh vùng kín đúng cách.

  • Bước 5: Nhận kết luận, đơn thuốc, thanh toán chi phí và ra về

Trẻ và phụ huynh nhận kết luận cuối cùng từ bác sĩ. Đồng thời nhận thuốc và tiến hành thanh toán chi phí khám chữa bệnh tại nhà thuốc hoặc tại quầy thu ngân. Nhận lại một số giấy giờ cá nhân, ra về và trở lại thăm khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc định kỳ 6 tháng 1 lần.

khám phụ khoa cho trẻ
Các bước khám phụ khoa cơ bản cho trẻ em

Một số lưu ý khi đưa trẻ đi khám phụ khoa

Trước khi đưa trẻ khám phụ khoa, quý phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không đưa trẻ khám phụ khoa khi đang có kinh nguyệt. Bởi vì, kinh nguyệt có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm và gây khó khăn cho bác sĩ trong việc theo dõi bộ phận sinh dục. Vì thế, bạn nên đưa trẻ thăm khám khi trẻ đã hết sạch kinh hoặc sau kỳ nguyệt san ít nhất 3 ngày;
  • Thời điểm tốt nhất nên đưa trẻ đi khám phụ khoa là vào buổi sáng;
  • Trước giờ khám phụ khoa, không cho trẻ uống nước ngọt, cà phê hay ăn các đồ ăn ngọt, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Bởi những thực phẩm này có thể khiến cho nhiệt độ của bộ phận sinh dục tăng cao và lượng chất dịch tiết âm đạo tăng làm trở ngại đến chẩn đoán của bác sĩ;
  • Vệ sinh vùng kín cho trẻ thật sạch sẽ bằng nước ấm hay nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn, mùi hôi và chất dịch bám quanh bộ phận sinh dục;
  • Để giúp trẻ tránh lo sợ, giải tỏa tâm lý, bạn nên chủ động trao đổi với con trẻ về những vấn đề khác để trẻ không suy nghĩ đến việc chuẩn bị khám bệnh phụ khoa. Cũng có thể cho trẻ biết khám phụ khoa không hề gây đau đớn và chỉ nhanh chóng khi con ngoan.
khám phụ khoa cho trẻ
Trò chuyện hoặc trao đổi với trẻ về những vấn đề vui tươi giải tỏa sự căng thẳng, lo sợ trước khi vào buồng khám gặp bác sĩ

ĐỌC NGAY: Khám Phụ Khoa Định Kỳ Như Nào? Bao Lâu/ Lần? Ở Đâu?

Địa chỉ khám bệnh phụ khoa cho trẻ uy tín và tốt nhất

Địa chỉ khám bệnh phụ khoa cho trẻ nhỏ cũng chính là đề tài mà khá nhiều phụ huynh đang quan tâm. Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh phù hợp và uy tín sẽ giúp cho việc chẩn đoán được chính xác, phương pháp điều trị được hiệu quả.

Trải dài từ bắc xuống nam nước ta, có rất nhiều bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám hoạt động với quy mô lớn nhỏ khác nhau, tiếp nhận mọi trường hợp khám và chữa bệnh nhiều chuyên khoa, trong đó có cả lĩnh vực Sản phụ khoa. Chính vì sự đa đạng đó đã gây ra không ít hoang mang cho quý phụ huynh trong việc tìm kiếm địa chỉ để đưa trẻ khám chữa bệnh phụ khoa. Hiểu được tâm lý đó, dưới đây là một số gợi ý hoàn hảo, các phụ huynh có thể tham khảo và đưa ra sự lựa chọn hợp lý.

Tại Hà Nội

– Trung tâm Thuốc dân tộc

  • Địa chỉ: Số 7 Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Hotline: 1900 638 325 – Zalo: 098 991 3935
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến Chủ nhật hàng tuần (8h00 – 17h30)

– Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

  • Địa chỉ: Số 40 Tràng Thi, phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 16h00)

– Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 929 La Thành, phường Láng Thượng, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội (trụ sở chính)
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 16h30); thứ bảy (từ 7h00 – 12h00 và 13h30 – 18h00) và chủ nhật (từ 6h00 – 13h30)

– Bệnh viện Phụ sản Trung ương

  • Địa chỉ: Số 43 Tràng Thi, phố Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
  • Thời gian thăm khám: Thứ hai đến thứ sáu (từ 7h30 – 16h30)

Tại Thành phố Hồ Chí Minh

– Bệnh viện Từ Dũ

  • Địa chỉ:
    • Cổng số 1: Số 284 Cống Quỳnh, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Cổng số 2: Số 227 Cống Quỳnh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    • Cổng số 3: Số 191 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ sáu (từ 6h00 – 18h00); thứ bảy (từ 7h00 – 16h00) và chủ nhật (từ 7h00 – 11h00)

– Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn

  • Địa chỉ: Số 63 Bùi Thị Xuân, Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian khám bệnh: 24/7

– Bệnh viện Phụ sản Mê Kông

  • Địa chỉ: Số 243A – 243B Hoàng Văn Thụ, Phường 1, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Thời gian khám bệnh: Tất cả các ngày trong tuần (từ 7h00 – 11h00 và 12h30 – 16h00); khám dịch vụ từ thứ hai đến thứ bảy (từ 17h00 – 20h00)

Tại Đà Nẵng

– Bệnh viện Phụ nữ thành phố Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Số 26C Chu Văn An, phường Bình Hiên, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần (từ 7h30 – 17h00)

– Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: Số 402 Lê Văn Hiến, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
  • Thời gian làm việc: Thứ hai đến thứ bảy (từ 7h30 – 11h30 và 13h00 – 17h00)

– Bệnh viện Đa khoa Gia Đình – Khoa Sản

  • Địa chỉ: Số 73 Nguyễn Hữu Thọ, phường Hòa Thuận Nam, quận Hải Châu, thành phố Đà Năng
  • Thời gian làm việc: Tất cả các ngày trong tuần (từ 6h00 – 17h00)
khám phụ khoa cho trẻ
Khoa Sản của bệnh viện Đa khoa Gia Đình có đội ngũ y bác sĩ khám bệnh phụ khoa cho trẻ giỏi

Trên đây là những thông tin liên quan đến vấn đề khám phụ khoa cho trẻ em và gợi ý một số địa chỉ thăm khám uy tín. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết sẽ giúp ích cho quý phụ huynh trong việc đưa trẻ khám bệnh phụ khoa. Để biết thêm thông tin chi tiết hơn, quý phụ huynh có thể liên hệ và trao đổi trực tiếp với đơn vị y tế dự định thăm khám.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Nấm âm đạo là gì? Biểu hiện, điều trị, phòng ngừa

Bệnh nấm âm đạo xảy ra khi các loại vi nấm (đặc biệt là nấm men) phát triển quá mức...

Chữa Viêm Nhiễm Phụ Khoa Bằng Đông Y Và Lưu Ý Quan Trọng

Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y dần được nhiều chị em phụ nữ biết đến bởi sự lành...

Thuốc Đặt Phụ Khoa Cho Bà Bầu – Sản Phẩm Tốt, Những Điều Cần Biết

Thuốc đặt phụ khoa là một giải pháp hữu hiệu được nhiều chị em phụ nữ tin dùng để khắc...

Viêm nhiễm phụ khoa - Tác hại, hậu quả khôn lường

Viêm nhiễm phụ khoa – Tác hại, hậu quả khôn lường

Tác hại viêm nhiễm phụ khoa gây ra cho phụ nữ là vô cùng nghiêm trọng nếu không được điều...

Khám Phụ Khoa Ở Bệnh Viện Nào Tốt Nhất Hiện Nay?

Bệnh phụ khoa là bệnh lý xuất hiện ở vùng nhạy cảm nên khá nhiều chị em e ngại, lo...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *