Các nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn HP bạn nên đề phòng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Ăn các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, sinh hoạt bằng nguồn nước bẩn, bị lây nhiễm từ người này sang người khác, dùng chung các dụng cụ y tế… là những nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp thường gặp. Hiểu rõ vấn đề này sẽ giúp cho bệnh nhân chủ động hơn trong việc phòng ngừa và chữa trị cho bản thân mình. 

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa được nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp
Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa được nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp

Các nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp nên đề phòng

Vi khuẩn Hp có tên đầy đủ là Helicobacter pylori. Đây là một loại vi khuẩn gram âm, sinh sống và phát triển trong dạ dày của người. Chắc sẽ có không ít người băn khoăn rằng: “Vì sao trong một môi trường dày đặc acid như dạ dày mà loại vi khuẩn này có thể sinh trưởng và tồn tại được?”.

Thực chất, Hp có được khả năng này là bởi lẽ chúng có thể tiết ra một loại enzyme mang tên Urease. Đây là loại enzyme có khả năng trung hòa dịch vị acid trong dạ dày. Chính vì điều này mà khi vi khuẩn Helicobacter pylori ở trạng thái hoạt động sẽ làm lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra những bệnh lý nghiêm trọng về đường tiêu hóa.

Hiện nay, số lượng người mắc vi khuẩn Hp ngày càng gia tăng và bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm phải loại vi khuẩn này. Tuy nhiên, nếu nắm rõ được những nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể chủ động phòng ngừa được cho bản thân. Đồng thời còn có thể bảo vệ được cho những người xung quanh mình.

Dưới đây là các nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp bạn nên đề phòng:

1. Ăn uống không đảm bảo vệ sinh

Việc sử dụng các nguồn thực phẩm, nguồn nước không đảm bảo vệ sinh không những sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn có thể khiến cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Hp. Do đó, để tránh nhiễm phải loại vi khuẩn này bạn nên ăn chín, uống sôi, phải lựa chọn được những thực phẩm tươi sạch, có xuất xứ rõ ràng. Bạn cũng nên bổ sung thêm các lợi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa để vừa giúp đường ruột khỏe mạnh, vừa giúp ngăn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh lý khác. Ngoài ra, người dùng cũng nên hạn chế ăn đồ ăn sống như sau sống, gỏi sống, không nên sử dụng những thực phẩm để lâu ngày, ẩm mốc…

Thêm vào đó, bạn cũng nên thường xuyên phải vệ sinh nhà cửa, diệt trừ ruồi muỗi, giữ cho bát đũa và các vật dụng trong gia đình thật sạch sẽ. Nó sẽ hạn chế được nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn Hp từ môi trường sống xung quanh.

2. Lây nhiễm từ người sang người

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để diệt sạch vi khuẩn

Đây là một trong những nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp rất phổ biến. Bởi đặc điểm của loại vi khuẩn này là chúng có thể ở trong dạ dày, trong tuyến nước bọt và cả phân của bệnh nhân. Do đó, nó có thể lây nhiễm từ người sang người theo các con đường sau đây:

Lây theo đường miệng – miệng

Vi khuẩn Hp có thể tồn tại trong nước bọt của người bệnh. Do đó nếu tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hoặc dịch tiết của đường tiêu hóa người bệnh thì cũng sẽ khiến người khỏe mạnh bị nhiễm vi khuẩn Hp. Đặc biệt, những gia đình có người bị bệnh thì những thành viên còn lại có nguy cơ bị nhiễm bệnh rất cao. Để tránh nguy cơ nhiễm vi khuẩn Hp, cần chú ý:

  • Trong bữa ăn, không nên dùng chung bát nước chấm, không dùng chung đũa bát hoặc không dùng đũa gắp thức ăn cho người khác.
  • Không sử dụng chung các dụng cụ vệ sinh cá nhân như cốc chén, bàn chải đánh răng… với người bệnh.
  • Sau khi ăn xong, nên tráng bát đũa bằng nước sôi nóng để diệt vi khuẩn.
  • Vệ sinh tay trước khi ăn.
  • Không hôn người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn Hp.
  • Với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần hạn chế việc nhai mớm cho con ăn hoặc hôn hít bé. Vì điều này cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn từ cha mẹ của mình.

Tham khảo thêm: Viêm dạ dày Hp: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Lây nhiễm theo đường phân – miệng

Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp thường gặp. Bởi vi khuẩn Hp có thể được tống ra bên ngoài theo đường đại tiện, nếu đi vệ sinh xong không rửa tay sạch sẽ, bạn cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Vì thế, sau khi đi vệ sinh phải rửa thật sạch sẽ bằng xà phòng. Đồng thời, phải thường xuyên tiêu diệt ruồi muỗi, côn trùng, bảo quản thức ăn thật kỹ tránh để ruồi muỗi bay đậu vào.

Sử dụng chung các dụng cụ y tế

Nếu đi khám bằng nội soi, các dụng cụ nha khoa… chung với người bị nhiễm Hp cũng sẽ khiến người khỏe mạnh bị lây bệnh. Do đó, sau khi tiến hành thăm khám cho bệnh nhân xong, bác sĩ cần phải tiệt trùng thật sạch những dụng cụ này rồi mới bắt đầu thăm khám cho người khác. Điều này sẽ giúp tránh được nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác.

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm đến những cơ sở hoặc trung tâm y tế uy tín để thăm khám và chữa trị. Tránh trường hợp khám sai bệnh, chữa sai thuốc và dẫn đến nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.

Trên đây là những nguyên nhân gây nhiễm vi khuẩn Hp mà chúng tôi tổng hợp được. Vì loại vi khuẩn này có khả năng lây nhiễm cao nhưng việc điều trị lại không phải dễ dàng. Do đó, cách tốt nhất là nắm rõ những nguyên nhân gây bệnh, từ đó chủ động tìm ra những phương án phòng ngừa bệnh cho chính bản thân mình.

ThuocDanToc.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thông tin thêm:

Tìm hiểu phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất từ bộ Y tế

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định theo những cách kết hợp khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. Việc người bệnh...
Tìm hiểu cách chữa vi khuẩn Hp bằng nghệ vàng

Nghệ và công dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp bạn nên biết

Từ lâu, nghệ đã được xem như một vị thuốc để chữa trị nhiều chứng bệnh về đường tiêu hóa....

Tìm hiểu phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được dùng phổ biến

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp mới nhất từ bộ Y tế

Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp được chỉ định theo những cách kết hợp khác nhau, tùy thuộc vào...

Nội soi dạ dày qua đường mũi và những thông tin cần biết

Nội Soi Dạ Dày Qua Đường Mũi – Quy Trình, Chi Phí

Bên cạnh nội soi dạ dày bằng phương pháp truyền thống, nội soi dạ dày qua đường mũi cũng mang...

Viêm dạ dày HP dương tính nguy hiểm không? Cách điều trị

Bệnh viêm dạ dày HP dương tính là một bệnh lý xuất hiện phổ biến trên thế giới. Nếu không...

Trà dây chữa đau dạ dày có hiệu quả không?

Cách uống trà dây chữa đau dạ dày sao cho đạt hiệu quả cao nhất

Trà dây (chè dây) chữa đau dạ dày có hiệu quả không? Đây là thắc mắc của nhiều người bệnh....

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *