Thảo dược trị ho Zecuf: liều dùng, chống chỉ định và tác dụng phụ

Zecuf là thuốc thảo dược trị các chứng ho thường gặp như ho do dị ứng, ho do viêm phế quản, ho do cảm cúm,… Để thuốc phát huy được tác dụng tối đa, bạn nên dùng thuốc đúng cách và đúng liều lượng được chỉ định.

Thảo dược trị ho Zecuf
Thảo dược trị ho Zecuf

  • Tên thuốc: Zecuf (Thảo dược trị ho)
  • Phân nhóm: thuốc có nguồn gốc thảo dược
  • Dạng bào chế: dạng viên ngậm và dạng si-ro

Những thông tin cần biết về Zecuf

Zecuf là thảo dược trị ho có nguồn gốc từ Ấn Độ. Thuốc được đóng gói ở hai quy cách: thuốc si-ro 1 hộp 100ml, thuốc viên ngậm (5 vỉ nhôm, mỗi vỉ 4 viên).

1. Chỉ định

Zecuf được chỉ định trong các trường hợp ho nói chung, bao gồm ho gà giai đoạn đầu, ho do kích ứng hay dị ứng, ho do hút thuốc, ho do viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản và ho theo mùa.

viên ngậm trị ho Zecuf
Zecuf được chỉ định trong các trường hợp ho thường gặp

Một số tác dụng khác của thuốc không được đề cập trong bài viết. Bạn có thể trao đổi với dược sĩ để nhận được thông tin đầy đủ hơn.

2. Chống chỉ định

Zecuf chống chỉ định với người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần trong thuốc. Ngoài ra, trẻ em dưới 6 tuổi có thể nhạy cảm hơn với thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có ý định cho trẻ dùng thuốc.

3. Cách dùng

Thuốc có hai dạng bào chế: viên ngậm và si-ro. Bạn nên tham khảo thông tin in trên bao bì để dùng thuốc đúng cách, không nên dùng thuốc khi chưa rõ cách sử dụng.

Cách dùng:

  • Viên ngậm: ngậm trực tiếp và đợi thuốc tan hoàn toàn. Không nên cắn hay nhai thuốc, điều này có thể khiến thuốc không phát huy toàn bộ tác dụng.
  • Si-ro: sử dụng theo liều lượng được chỉ định. Sử dụng thìa đong trong y tế để đo lường thuốc và dùng trực tiếp. Không nên dùng muỗng ăn gia đình đo lường thuốc, điều này có thể khiến bạn dùng thuốc quá hoặc thiếu liều.

4. Liều lượng

Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, triệu chứng cụ thể, tình trạng sức khỏe,… Do đó, bạn nên gặp trực tiếp dược sĩ để được chỉ định liều lượng và tần suất cụ thể. Liều dùng chúng tôi cung cấp chỉ đáp ứng cho các trường hợp phổ biến nhất.

Viên ngậm:

  • Người lớn dùng 1 viên/lần, dùng tối đa 10 viên/ngày
  • Trẻ em dùng ½ viên, dùng tối đa 5 viên/ngày

Si-ro:

  • Người lớn: dùng 5 – 10 ml (khoảng 1 – 2 thìa cà phê), dùng 3 lần/ngày
  • Trẻ em: dùng 2,5 – 5 ml (khoảng ½ – 1 thìa cà phê), dùng 3 lần/ngày

Dược sĩ có thể cân chỉnh liều dùng dựa vào phản ứng đầu tiên của cơ thể với thuốc. Bạn nên tuân thủ chỉ định của dược sĩ để đạt được kết quả tốt nhất. Không nên tự ý tăng giảm liều lượng và tần suất sử dụng.

5. Bảo quản

Với Zecuf viên ngậm, bạn bảo quản ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi ẩm thấp. Còn với Zecuf siro, bạn nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và chỉ sử dụng trong vòng 30 ngày kể từ lần đầu tiên mở nắp.

Tham khảo: Thuốc Eugica trị ho được sử dụng với liều lượng như thế nào?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Zecuf

1. Thận trọng

Thuốc chưa được chứng minh có độ an toàn với phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Do đó, bạn chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết và phải có chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý dùng thuốc nếu đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

thuốc siro trị ho zecuf
Thận trọng khi dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Trong thời gian dùng thuốc nếu bạn nhận thấy cơ thể phát sinh các dấu hiệu dị ứng, bạn nên ngưng thuốc và báo với dược sĩ. Mặc dù thuốc có thành phần là thảo dược nhưng không loại trừ thuốc có khả năng gây mẫn cảm và kích ứng với những người có cơ địa nhạy cảm.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng, bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc Zecuf, bao gồm:

  • Rối loạn tiêu hóa
  • Đau lưỡi

Các triệu chứng này sẽ thuyên giảm ngay sau khi bạn ngưng thuốc. Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bạn nên báo với dược sĩ để được hướng dẫn cách khắc phục.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong thời gian sử dụng, bạn nên trao đổi trực tiếp với dược sĩ để nhận được tư vấn cụ thể. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định và hướng dẫn từ chuyên viên y tế.

Có thể bạn quan tâm

Bé bị ho khàn tiếng phải làm sao? Khi nào đi viện?

Bé bị ho khàn tiếng là hiện tượng thường gặp khi trẻ quấy khóc, la hét quá nhiều hoặc do...

Dùng lá ngải cứu chữa ho có tốt không?

Nhờ khả năng kháng viêm và kháng khuẩn cao, lá ngải cứu thường được dùng trong điều trị những bệnh...

Ho có phải là một triệu chứng của HIV?

HIV có thể gây ho khan và nhiều triệu chứng khác ảnh hưởng đến phổi, hệ hô hấp. Ho khan...

Thuốc Tây trị ho có đờm và lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc Tây trị ho có đờm có tác dụng nhanh chóng nên thường được bệnh nhân lựa chọn....

Ho vào ban đêm: Những điều cần biết và cách khắc phục

Ho vào ban đêm là một tình trạng cực kỳ khó chịu gây ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *