Thuốc Vytorin là thuốc gì?

Thuốc Vytorin thuộc nhóm thuốc tim mạch. Thuốc thường được sử dụng như một biện pháp bổ sung cho chế độ ăn kiêng để làm giảm sự hình thành và phát triển của cholesterol toàn phần, cholesterol lipoprotein theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc Vytorin
Thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng và cách sử dụng thuốc Vytorin

  • Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên 10mg/10mg, 10mg/20mg, 10mg/40mg

Thông tin về thuốc Vytorin

1. Thành phần

Thuốc Vytorin 10mg/10mg được bào chế từ 10mg hoạt chất Ezetimibe, 10mg hoạt chất Simvastatin và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một viên nén.

2. Công dụng

Thuốc Vytorin có tác dụng làm tăng cholesterol máu nguyên phát. Thuốc được sử dụng như một biện pháp bổ sung kết hợp cùng chế độ ăn kiêng để làm giảm sự phát triển của cholesterol toàn phần (C-toàn phần), apolipoprotein B (Apo B), triglyceride (TG), cholesterol lipoprotein tỉ trọng thấp (LDL-C) và cholesterol lipoprotein tỉ trọng không cao (không-HDL-C) bên trong cơ thể. Bên cạnh đó sự kết hợp giữa thuốc Vytorin và chế độ ăn kiêng còn có tác dụng thúc đẩy sự phát triển lipid máu hỗn hợp hoặc cholesterol lipoprotein tỉ trọng cao (HDL-C) ở những bệnh nhân tăng cholesterol máu nguyên phát – dị hợp tử có và không có tính chất gia đình.

Ngoài ra thuốc Vytorin còn được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Làm tăng cholesterol máu đồng hợp tử gia đình (HoFH)
  • Ngăn chặn sự tăng cao của cholesterol toàn phần và LDL-C ở những bệnh nhân người lớn có HoFH
  • Hỗ trợ cho những phương pháp điều trị hoặc làm giảm lipid máu như lọc bỏ LDL.

2. Chống chỉ định

Thuốc Vytorin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Ezetimibe,hoạt chất Simvastatin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh gan thể hoạt động hoặc tăng transaminase huyết tương kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Những người mắc bệnh cơ thứ phát do dùng những loại thuốc hạ lipid khác
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Trẻ em.

3. Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Thuốc Vytorin được sử dụng thông qua đường miệng. Người bệnh nên uống trọn một viên thuốc cùng với một cốc nước lọc. Bên cạnh đó người bệnh không nên phá vỡ cấu trúc của thuốc hoặc tán nhuyễn thuốc trước khi uống và không nhai thuốc trước khi nuốt. Đối với những bệnh nhân thường xuyên có cảm giác buồn nôn khi uống thuốc Vytorin, bạn có thể sử dụng thuốc cùng với thức ăn. Điều này sẽ giúp bạn tránh khỏi tình trạng uống lại thuốc khi bạn nôn ói.

Trước khi bắt đầu sử dụng thuốc Vytorin, người bệnh nên có một chế độ ăn kiêng cholesterol khoa học. Ngoài ra người bệnh cũng cần duy trì chế độ ăn kiêng này trong suốt thời gian chữa bệnh. Đối với thời gian uống thuốc, người bệnh nên uống Vytorin một lần duy nhất vào mỗi buổi tối. Thuốc Vytorin chỉ dùng cho người lớn và không dùng cho trẻ em. Bên cạnh đó khi bắt đầu quá trình chữa bệnh, người bệnh cần điều trị với liều thấp nhất nhưng thuốc vẫn có tác dụng.

Liều lượng

Phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, nồng độ LDL-C ban đầu, mục đích điều trị và đáp ứng của bệnh nhân, liều dùng thuốc Vytorin ở mỗi người không giống nhau.

Liều dùng thuốc thông thường cho người lớn

  • Liều mở rộng: Dùng 1 viên 10/10 mg/ngày – 10/80mg/ngày. Sử dụng một lần duy nhất vào mỗi buổi tối
  • Liều điều chỉnh: Tăng tối đa 10/80 mg/ngày. Sử dụng một lần duy nhất vào mỗi buổi tối.

Lưu ý:

  • Khi cần điều chỉnh liều lượng, người bệnh nên giữ khoảng cách giữa các liều điều chỉnh ít nhất 4 tuần
  • Liều 10/80 mg/ngày chỉ nên áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ bị biến chứng tim mạch cao và những bệnh nhân không đạt được mục tiêu chữa bệnh với liều thấp hơn.

Liều dùng cho bệnh nhân tăng cholesterol máu đồng hợp tử gia đình

  • Liều đề nghị: Dùng 10/40mg/ngày hoặc 10/80mg/ngày vào mỗi buổi tối theo sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Liều khuyến cáo: Dùng 10/80mg/ngày. Sử dụng vào mỗi buổi tối khi lợi ích mong đợi vượt trội hơn so với nguy cơ.

Liều dùng cho bệnh nhân bị suy thận

  • Bệnh nhân bị suy thận từ nhẹ đến trung bình: Không điều chỉnh liều lượng
  • Bệnh nhân bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin ≤ 30 mL/phút): Dùng 10/10mg/ngày. Khi sử dụng liều cao hơn cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
Liều dùng thuốc Vytorin
Liều dùng thuốc Vytorin

4. Bảo quản

Thuốc Vytorin nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ trong phòng từ 25 – 30 độ C. Bên cạnh đó người bệnh nên bảo quản thuốc trong vỉ, trong bao bì kín hoặc trong hộp thuốc. Bạn không được tách thuốc ra khỏi vỉ khi chưa sử dụng. Ngoài ra, người dùng không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh và những nơi có độ ẩm cao. Không để thuốc trong nhà tắm và những nơi ẩm ướt khác. Đồng thời không để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Trong trường hợp thuốc Vytorin đã hết hạn sử dụng, người bệnh không nên tiếp tục sử dụng thuốc mà hãy xử lý thuốc đúng cách. Để làm được điều này người dùng có thể hỏi ý kiến bác sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn, không gây ô nhiễm. Ngoài ra người bệnh cũng có thể tham khảo cách xử lý thuốc Vytorin có trên bao bì.

5. Giá thuốc

Thuốc Vytorin là sản phẩm của công ty MSD International GmbH (Singapore Branch). Thuốc đang được bán với giá 530.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên Vytorin 10mg/10mg, 615.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên Vytorin 10mg/20mg và 830.000 VNĐ/hộp 3 vỉ x 10 viên Vytorin 10mg/40mg.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Vytorin

1. Khuyến cáo khi dùng

Thuốc Vytorin không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân bị suy gan ở mức trung bình (điểm Child-Pugh 7 đến 9) và suy gan ở mức độ nặng (điểm Child-Pugh > 9). Đối với những bệnh nhân sử dụng thuốc hấp thụ acid mật, người bệnh nên dùng thuốc Vytorin trước 2 giờ hoặc sau 4 giờ sau khi đã sử dụng thuốc hấp thụ acid. Liều dùng thuốc Vytorin ở bệnh nhân sử dụng Cyclosporin hoặc Danazol không được quá 10/10mg/ngày. Bên cạnh đó khi kết hợp Vytorin cùng với Verapamil, Diltiazem hoặc Amiodarone, liều dùng thuốc không được vượt quá 10/40mg/ngày.

Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng thuốc Vytorin. Bởi thành phần trong thuốc có khả năng tác động và gây ra nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Đối với phụ nữ đang cho con bú, thành phần trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ đến trẻ nhỏ khiến trẻ bị ngộ độc.

Ngoài ra trước khi sử dụng và trong thời gian sử dụng thuốc Vytorin, người bệnh cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Vytorin khi có sự chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Người cao tuổi nếu muốn sử dụng thuốc cần tuân thủ nghiêm ngặt liều dùng thuốc và có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ
  • Những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang có nguy cơ tổn thương cơ cần thận trọng khi sử dụng thuốc Vytorin
  • Thuốc Vytorin có khả năng tác động và gây nên những phản ứng có hại cho hệ cơ như: Viêm cơ, teo cơ… Tình trạng này xuất hiện nhiều hơn ở những bệnh nhân trên 65 tuổi, bệnh nhân bị bệnh thận hoặc những người bị thiểu năng tuyến giáp không thể kiểm soát
  • Trước khi sử dụng thuốc Vytorin, người bệnh cần thông báo với bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Đặc biệt là bệnh gan, bệnh thận, bệnh về hệ cơ, động kinh, trầm cảm và một số bệnh lý khác liên quan đến hệ thần kinh
  • Hãy nói với bác sĩ nếu bạn có khả năng bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Khi đó các bác sĩ có thể sẽ cho bạn sử dụng một loại thuốc thay thế hoặc thay đổi phác đồ điều trị của bạn
  • Người bệnh không nên lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc Vytorin. Bởi thành phần trong thuốc có thể khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt nghiêm trọng
  • Trước khi dùng thuốc Vytorin hãy chia sẻ với bác sĩ của bạn về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ có thể bao gồm: Thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược
  • Người bệnh không sử dụng thuốc Vytorin quá số liều quy định.

2. Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Vytorin, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

Tác dụng phụ thường gặp

  • Kết quả xét nghiệm tăng tăng ALT và AST
  • Đau cơ.
Tác dụng phụ của thuốc Vytorin
Đau cơ là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Vytorin

Tác dụng phụ ít gặp

  • Đau đầu
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Dị cảm
  • Đau bụng, đau bụng trên
  • Đầy hơi, khó chịu
  • Khó tiêu
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Phát ban da
  • Ngứa ngáy
  • Đau cổ
  • Đau tứ chi
  • Đau khớp
  • Co cơ, yếu cơ
  • Khó chịu cơ vân
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Suy nhược
  • Phù ngoại biên
  • Khó ngủ, ngủ không sâu giấc
  • Rối loạn giấc ngủ
  • Tăng bilirubin máu
  • Tăng CK máu
  • Tăng gamma-glutamyltransferase.

Trong trường hợp những tác dụng phụ thường xuyên tái phát hoặc xuất hiện kéo dài, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Vytorin và báo ngay với bác sĩ chuyên khoa.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Vytorin có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác. Sự tương tác này làm ảnh hưởng đến hoạt động chữa bệnh của các loại thuốc. Đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện những tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân. Do đó trước khi quyết định sử dụng thuốc người bệnh cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Những loại thuốc bạn cần chia sẻ có thể bao gồm: Thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, thực phẩm chức năng, vitamin, dưỡng chất và các loại thảo dược.

Thuốc Vytorin có khả năng tương tác mạnh mẽ với những loại thuốc chữa bệnh sau:

  • Thuốc dùng trong ức chế  mạnh CYP3A4: Boceprevir, Telaprevir, Nefazodone, Itraconazole, Ketoconazole, Posaconazole, Erythromycin, Clarithromycin, Telithromycin, thuốc ức chế protease HIV
  • Thuốc kháng acid
  • Thuốc chẹn kênh calci: Verapamil, Diltiazem hoặc Amlodipine
  • Amiodarone
  • Acid Fusidic
  • Fibrate
  • Gemfibrozil
  • Cyclosporine
  • Danazol
  • Cholestyramine.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều hoặc thiếu liều

Nên làm gì khi sử dụng thuốc thiếu liều?

Trong trường hợp người bệnh quên sử dụng một liều thuốc Vytorin, bạn cần nhanh chóng uống liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu khoảng cách giữa liều đã quên quá gần với liều kế tiếp, người bệnh nên bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp đúng với kế hoạch. Người bệnh tuyệt đối không được uống bù hoặc uống gấp đôi số liều đã quy định.

Cách xử lý khi quên một liều thuốc Vytorin
Nếu quên sử dụng một liều thuốc Vytorin, người bệnh cần nhanh chóng uống liều đã quên ngay khi nhớ ra

Nên làm gì khi sử dụng thuốc quá liều?

Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc Vytorin quá số liều quy định khiến cơ thể bị sốc và gây nên nhiều phản ứng nghiêm trọng, bạn cần đến bệnh viện gần nhất hoặc gọi đến Trung tâm y tế để được hỗ trợ. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý đúng cách.

Những phản ứng nghiêm trọng khi người bệnh sử dụng thuốc Vytorin quá liều gồm:

  • Khó thở
  • Cơ thể suy yếu
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Phát ban da
  • Ngứa ngáy
  • Động kinh
  • Co giật
  • Ngất xỉu
  • Tiêu chảy nặng
  • Mất phương hướng
  • Ảo giác…

4. Khi nào cần ngưng sử dụng thuốc?

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường, dị ứng hoặc xuất hiện nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc Vytorin. Đồng thời đến bệnh viện để có cách xử lý thích hợp. Ngoài ra người bệnh cũng cần ngưng sử dụng thuốc và báo với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy quá trình chữa bệnh với thuốc Vytorin không mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Bài viết trên đây là thông tin chi tiết về công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Vytorin. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Vytorin không được tùy tiện mà cần có sự chỉ định liều lượng và theo dõi nghiêm ngặt từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc, tự ý ngưng sử dụng thuốc hoặc thay đổi liều dùng. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc Vytorin còn có khả năng gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Nhịp tim nhanh uống thuốc gì?

Nhịp Tim Nhanh Uống Thuốc Gì Để Phòng Chống Bệnh?

Nhịp tim nhanh uống thuốc gì? Câu hỏi được nhiều người quan tâm. Để kiểm soát tình trạng mạch đập...

Triệu chứng nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh Tim Thiếu Máu Cục Bộ: Cách chẩn đoán và Điều trị

Bệnh tim thiếu máu cục bộ là một trong những bệnh lý xảy ra do tình trạng tắc nghẽn động...

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Cách điều trị và Phòng tránh

Hiện nay tỷ lệ nhồi máu cơ ở người trẻ ngày càng gia tăng. Đây là hồi chuông đáng báo...

Một số lời khuyên từ chuyên gia

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Các món ăn tốt cho người bệnh

Nhồi máu cơ tim nên ăn gì? Người sau khi trải qua cơn nhồi máu cơ tim cần bổ sung...

Đối tượng có khả năng bị đột quỵ cao trong gia đình?

Cách Xử Lý Khi Người Thân Bị Đột Quỵ Nhất Định Phải Biết

Không phải ai cũng biết cách xử lý khi người thân bị đột quỵ. Vì thế nhiều trường hợp cấp...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *