Thuốc Lidocain là thuốc gì?

Thuốc Lidocain là dung dịch tiêm có tác dụng gây tê ở bề mặt và gây mê. Thuốc Lidocain còn được sử dụng để điều trị các vấn đề về tim như loạn nhịp tim do ngộ độc, loạn nhịp tim do thuốc gây mê,… Bệnh nhân nên dùng thuốc đúng liều lượng và cần có sự theo dõi của bác sĩ trong quá trình điều trị.

Thuốc Lidocain là thuốc dùng để gây mê và điều trị rối loạn nhịp tim.
Thuốc Lidocain là thuốc dùng để gây mê và điều trị rối loạn nhịp tim.
  • Tên biệt dược: Lidocaine, Lignocain, Xylocain, Lidocain 1%, Lidocain 2%,…
  • Tên hoạt chất: Lidocain hydrocloride;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc gây tê, thuốc gây mê, thuốc tim – mạch;
  • Dạng bào chế: Dung dịch.

Những thông tin cần biết về thuốc Lidocain

1. Thành phần

Thành phần của thuốc Lidocain chính là hoạt chất Lidocain hydrocloride. Đầy là một chất gây mê và gây tê trên bề mặt. Loại chất này hấp thụ tốt qua đường tiêu hóa nhưng sẽ bị chuyển hóa khi đi qua gan. Do đó, thuốc thường được dùng ở dạng tiêm.

2. Chỉ định – Công dụng

Thuốc Lidocain là thuốc dùng để gây tê và gây hôn mê, được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Gây tê niêm mạc;
  • Chống loạn nhịp tim do ngộ độc digitalis;
  • Chống loạn nhịp tâm thất do huyết khối ở cơ tim;
  • Chống loạn nhịp tim do ngoại tâm thu và thuốc gây mê.

3. Chống chỉ định

Thuốc Lidocain không thích hợp để điều trị cho các bệnh nhân sau:

  • Trường hợp bệnh nhân mẫn cảm với thành phần lidocain;
  • Trường hợp bệnh nhân bị bệnh nhược cơ;
  • Trường hợp bệnh nhân rối loạn dẫn truyền nhĩ thất và nhĩ thất phân li.

4. Cách dùng

Lidocain là thuốc gây tê và gây mê. Khi dùng thuốc, người bệnh cần có sự giám sát, hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Trường hợp gây tê bề mặt, người dùng đắp dung dịch lên da hoặc niêm mạc.

Bên cạnh đó, có thể tiêm truyền hoặc tiêm thấm thuốc vào tĩnh mạch để gây tê hoặc điều trị rối loạn nhịp tim.

Thuốc Lidocain có thể dùng bằng cách bôi lên bề mặt niêm mạc hoặc tiêm vào tĩnh mạch.
Thuốc Lidocain có thể dùng bằng cách bôi lên bề mặt niêm mạc hoặc tiêm vào tĩnh mạch.

5. Liều dùng

Liều dùng của thuốc Lidocain như sau:

  • Trường hợp gây tê bằng cách tiêm truyền: 40 – 200mg/lần;
  • Trường hợp phòng ngừa và điều trị rối loạn nhịp tim: 50 – 100mg/lần.

6. Bảo quản thuốc

Để thuốc tiêm gây mê Lidocain không bị hư hỏng, mất tác dụng, người dùng cần bảo quản thuốc cẩn thận. Hãy tham khảo chỉ dẫn sau đây:

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát;
  • Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì kín, tránh ánh sáng mặt trời;
  • Để thuốc ở xa tầm tay trẻ em;
  • Nếu thuốc Lidocain đã hết hạn sử dụng, không nên tiếp tục lưu trữ và sử dụng thuốc.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Lidocain

1. Tác dụng phụ

Thuốc Lidocain có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho người dùng như sau:

  • Giãn tĩnh mạch;
  • Viêm tĩnh mạch;
  • Sốc phản vệ;
  • Viêm màng nhện;
  • Co giật;
  • Chậm nhịp tim;
  • Đãng trí, lú lẫn;
  • Hạ huyết áp;
  • Buồn ngủ;
  • Chóng mặt.

Trên đây chưa phải là danh sách toàn bộ tác dụng ngoại ý mà thuốc Lidocain có thể gây ra cho người dùng. Lưu ý rằng, sự xuất hiện tác dụng phụ của thuốc Lidocain ở mỗi người là khác nhau, cũng có thể không xuất hiện. Nguyên nhân của điều này là do cơ địa của mỗi người khác nhau, tương thích hoặc không tương thích, khỏe mạnh hoặc yếu sức. Do đó, khi dùng thuốc Lidocain để điều trị bệnh tim và gây mê, nếu người bệnh thấy có bất kỳ triệu chứng, cảm giác lạ nào, hãy báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa.

Hãy báo ngay với bác sĩ nếu có triệu chứng lạ trong thời gian dùng thuốc Lidocain.
Hãy báo ngay với bác sĩ nếu có triệu chứng lạ trong thời gian dùng thuốc Lidocain.

2. Tương tác thuốc

Trong quá trình dùng thuốc, người dùng cần lưu ý đến tương tác thuốc. Đây là hiện tượng hai loại thuốc khác nhau gặp nhau và sẽ phản ứng với nhau. Kết quả của phản ứng giữa hai loại thuốc có thể gây hại cho cơ thể hoặc làm một trong hai loại thuốc bị giảm hoạt tính.

Tương tác thuốc chỉ xảy ra khi hai loại thuốc gặp nhau, tức sử dụng đồng thời. Do đó, để tránh tương tác thuốc, người dùng cần lưu ý loại thuốc đang dùng có tính tương tác với những loại thuốc nào.

Đối với thuốc Lidocain, thuốc này có tương tác với một số loại thuốc khác. Người dùng nên kiêng kỵ khi kết hợp thuốc Lidocain với các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc ức chế enzym gan (thuốc khác histamin H2): làm cho tác dụng của Lidocain mạnh hơn;
  • Các loại thuốc ức chế beta – adrennergic: làm cho người dùng dễ bị ngộ độc lidocain.

Nếu có nhu cầu kết hợp dùng thuốc Lidocain với các loại thuốc khác, người bệnh nên trao đổi cụ thể với bác sĩ. Họ sẽ đưa ra những lời khuyên giúp bạn tránh tình trạng tương tác thuốc.

Thuốc Lidocain tương tác với một số loại thuốc khác, có thể dẫn đến ngộ độc khi dùng đồng thời.
Thuốc Lidocain tương tác với một số loại thuốc khác, có thể dẫn đến ngộ độc khi dùng đồng thời.

3. Cách xử lý khi dùng thuốc quá liều

Dùng thuốc Lidocain quá liều có thể sẽ dẫn đến những tình huống sau:

  • Rối loạn nhịp tim hoặc tim ngừng đập;
  • Rung tâm thất;
  • Trụy tim mạch;
  • Ngừng hô hấp;
  • Tử vong.

Trong trường hợp dùng thuốc Lidocain quá liều, người bệnh nên đến bệnh viện gặp bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời.

Hãy nhớ rằng, dùng thuốc quá liều (nhất là đối với trường hợp thuốc trị bệnh tim) sẽ không giúp cho bệnh mau chóng thuyên giảm mà có thể gây ra ảnh hưởng đối với sức khỏe người bệnh. Do vậy, bệnh nhân nên dùng thuốc Lidocain đúng với liều lượng bác sĩ đã chỉ dẫn.

Có thể bạn quan tâm

Các giải pháp phục hồi sau đột quỵ hiệu quả

Phục Hồi Sau Đột Quỵ: 5 Giải Pháp Cải Thiện Hiệu Quả Nhất

Phục hồi sau đột quỵ bao gồm điều chỉnh các hoạt động thể chất, vận động cơ thể giúp cải...

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

7 Dấu Hiệu Nhồi Máu Cơ Tim Ở Phụ Nữ Dễ Nhận Biết Nhất

Nhận biết sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ, điều trị phòng tránh biến chứng. Dựa...

Chế độ ăn cho người bệnh suy tim các giai đoạn

Chế Độ Ăn Cho Người Suy Tim: Thực Đơn Từ Bộ Y Tế

Ngoài điều trị, chế độ ăn cho người suy tim cũng vô cùng quan trọng. Đây là một trong những...

Nhận biết dấu hiệu nhồi máu cơ tim

Nhồi Máu Cơ Tim Ở Người Trẻ: Cách điều trị và Phòng tránh

Hiện nay tỷ lệ nhồi máu cơ ở người trẻ ngày càng gia tăng. Đây là hồi chuông đáng báo...

Người huyết áp cao có uống được quả la hán không?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Tốt hay hại?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Theo ghi chép y học cổ truyền, loại quả này...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *