Thuốc Acid Fusidic: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Acid Fusidic là một trong những biệt dược được bào chế thành thuốc điều trị bệnh da liễu. Loại thuốc này được chỉ định điều trị nhiều vấn đề ngoài da liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn staphylococcal.

Acid Fusidic
Acid Fusidic được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da

  • Tên hoạt chất: Acid Fusidic.
  • Tên biệt dược: Dophasidic 2%, Fucidin, Fusidicort.
  • Công thức hóa học: C31H48O6.
  • Các dạng điều chế: thuốc mỡ, kem bôi ngoài da.

Thông tin về thuốc Acid Fusidic

# Thành phần

Hoạt chất Acid Fusidic là thành phần chính của một số thuốc bôi, thuốc mỡ ngoài da.

Ngoài ra, tùy loại thuốc dùng cho mục đích điều trị nào mà nhà sản xuất có thể bổ sung một số tá dược như dầu parafin, alcol cetylic, glycerin, nước cất, kali sorbat,… và một số hoạt chất vừa đủ.

# Tác dụng của Acid Fusidic

Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc mỡ, kem bôi ngoài da có một số tác dụng chính bao gồm:

  • Acid Fusidic có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ, dùng ngoài da.
  • Ngoài ra loại Acid này cũng có tác dụng diệt mầm bệnh, vi khuẩn, cải thiện tình trạng nhiễm trùng ngoài da.
  • Tác dụng kháng khuẩn đối với đa số các loại vi khuẩn Gram, trong đó có cả chủng Staphylococcus, chủng kháng Penicillinase.

# Dược lực, dược động học

Acid Fusidic thường được chỉ định sử dụng phối hợp với thuốc chống viêm steroid, thuốc kháng khuẩn dùng ngoài da. Đặc tính của thuốc là thấm rất tốt vào da, do đó có khả năng thâm nhập sâu vào bên dưới lớp biểu bì, mô bên dưới da. Do đặc tính thấm tốt nên Acid Fusidic sử dụng được cho cả những trường hợp thương tổn nông trên bề mặt da và thương tổn sâu dưới lớp biểu bì da.

# Chỉ định sử dụng

Những trường hợp được chỉ định sử dụng thuốc có chứa hoạt chất Acid Fusidic gồm có:

  • Bệnh nhân gặp phải tình trạng nhiễm trùng da do tụ cầu, bệnh chốc.
  • Người nhiễm phải khuẩn liên cầu, mắc một số viêm nhiễm như viêm nang lông, viêm tuyến mồ hôi, có các thương tổn nông trên bề mặt da.
  • Bệnh nhân có các vấn đề ngoài da liên quan đến những chủng khuẩn nhạy với Acid Fusidic.
  • Bệnh nhân gặp phải các vấn đề về vết bỏng, vết thương do chấn thương, phẫu thuật, tình trạng viêm loét do giãn tĩnh mạch.

# Chống chỉ định sử dụng

Không sử dụng thuốc đối với một số trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với Acid Fusidic.
  • Bệnh nhân bị nhiễm trùng da liên quan đến virus.
  • Những bệnh nhân mắc bệnh lao.
  • Bệnh nhân có tình trạng loét da.

# Thận trọng

Trong quá trình sử dụng thuốc có chứa thành phần Acid Fusidic cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng thuốc có chứa Acid Fusidic ngoài da, không sử dụng để bôi lên mắt, không được nuốt.
  • Ngoại trừ trường hợp điều trị trứng cá, những trường hợp điều trị khác cần chú ý điều trị không quá 7 ngày.
  • Thận trọng khi sử dụng cho trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc có chứa Acid Fusidic đối với những trường hợp thận trọng kể trên.

# Tác dụng phụ

Thuốc có chứa Acid Fusidic có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình sử dụng. Thường gặp nhất là các phản ứng dị ứng, quá mẫn. Đối với những trường hợp quá mẫn cần chú ý ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

# Tương tác khi sử dụng Acid Fusidic

Khi sử dụng thuốc có chứa Acid Fusidic có thể xảy ra tình trạng tương tác với một số loại thuốc điều trị. Đặc biệt là một số loại thuốc bao gồm:

  • Atorvastatin (thuốc hỗ trợ hạ Cholesterol).
  • Pravastatin (thuốc thuộc nhóm thuốc ức chế, giảm Cholesterol, chất béo trung tính trong máu).
  • Ritonavir (thuốc chỉ định trong hỗ trợ kiểm soát phòng ngừa lây nhiễm HIV).
  • Saquinavir (thuốc kháng virus, hỗ trợ ngăn chặn tế virus HIV nhân lên trong cơ thể).
  • Simvastatin (thuốc hỗ trợ làm giảm cholesterol xấu trong máu).

Ngoài ra, Acid Fusidic còn có thể tương tác với một số thuốc điều trị khác. Bệnh nhân trước khi sử dụng thuốc cần trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc kê toa, không kê toa, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược đang sử dụng.

Fusidic Acid
Fusidic Acid dạng kem bôi

# Liều lượng và cách sử dụng

Thông tin về liều dùng và cách sử dụng không có giá trị thay thế cho chẩn đoán, toa thuốc và hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Liều dùng và cách sử dụng các loại thuốc có chứa Acid Fusidic thông thường gồm có:

  • Liều dùng trên vùng da bị tổn thương, mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần / ngày.
  • Thông thường, Acid Fusidic thường có chỉ định sử dụng theo từng đợt, kéo dài không quá 7 ngày. Những trường hợp sử dụng lâu hơn cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Tại vị trí sử dụng thuốc có thể băng hoặc không băng tùy theo tình trạng bệnh nhân, hướng dẫn của bác sĩ.
  • Trước khi sử dụng thuốc cần rửa tay và vệ sinh vùng da xoa thuốc trước khi thực hiện.
  • Xoa thuốc với lớp mỏng trên bề mặt da, rửa tay thật kỹ sau khi sử dụng thuốc.

# Xử trí khi quá liều, quên liều

Thuốc có chứa hoạt chất Acid Fusidic nếu quên liều thì dùng ngay một liều nếu thời gian cách liều kế tiếp còn dài. Trường hợp gần đến liều kế tiếp thì bỏ qua và dùng liều kế tiếp như bình thường, không dùng gấp đôi liều dùng đã được chỉ định. Liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất trong trường hợp quá liều để được hướng dẫn xử lý.

# Bảo quản Acid Fusidic

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
  • Không để thuốc gần nguồn nhiệt, nhiệt độ nơi bảo quản dưới 30 độ C.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

Bài viết liên quan

Tin bài liên quan

Dị ứng chó mèo: Triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng

Dị ứng chó mèo là tình trạng kích ứng với protein trong tế bào da, nước tiểu, nước bọt của...

bị zona thần kinh ở môi

Bị zona thần kinh ở môi: Cách chữa trị, chăm sóc

Bệnh zona thần kinh ở môi thường bùng phát khi bạn căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể hay...

Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư da và cách ngăn chặn, điều trị

Ung thư da là sự phát triển bất thường của các tế bào da. Bệnh nếu không phát hiện sớm...

Chữa rạn da bằng khoai tây

Không chỉ có tác dụng loại bỏ mụn, thâm nám và dưỡng trắng, những dưỡng chất có lợi trong khoai...

Tóc rụng nhiều là triệu chứng của bệnh gì? có phải ung thư?

Rụng tóc được xem là cơ chế tự nhiên của cơ thể, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.