Thuốc điều trị xương khớp Vimovo: liều dùng và chống chỉ định

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG – Khoa Vật Lý Trị LiệuGiám đốc Chuyên môn Trung tâm Đông Phương Y Pháp – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Vimovo là sự kết hợp của naproxen và esomeprazole. Thuốc được chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh lý xương khớp mãn tính và cấp tính. Hiểu rõ tác dụng, liều dùng và khuyến cáo của Vimovo sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng cách và hạn chế được các tình huống rủi ro xuất hiện.

thuốc vimovo
Vimovo là thuốc điều trị các bệnh xương khớp phổ biến

  • Tên thuốc: Vimovo
  • Phân nhóm: thuốc điều trị bệnh xương khớp
  • Thành phần: naproxen và esomeprazole

Những thông tin cần biết về thuốc Vimovo

1. Thành phần

Thuốc Vimovo là sự kết hợp của naproxen và esomeprazole.

  • Naproxen là thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), có tác dụng giảm đau và giảm hiện tượng sưng viêm ở khớp.
  • Esomeprazole là một chất ức chế bơm proton, có tác dụng giảm lượng axit được sản xuất trong dạ dày.

Sự kết hợp này giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng của bệnh nhưng không kích thích và gây loét dạ dày tương tự như các NSAID khác.

2. Chỉ định

Vimovo được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm khớp dạng thấp
  • Viêm khớp vô căn vị thành niên
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Đau vùng thắt lưng
  • Đau rễ thần kinh

Thuốc có khả năng giảm cơn đau từ nhẹ đến trung bình. Một số tác dụng khác không được đề cập trong bài viết, do đó bạn nên trao đổi với bác sĩ nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.

3. Chống chỉ định

Vimovo chống chỉ định với các trường hợp sau:

  • Dị ứng với naproxen và các thành phần khác trong thuốc
  • Loét dạ dày nặng
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận
  • Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc bất cứ NSAID khác
  • Người sắp hoặc mới vừa phẫu thuật tim

Một số vấn đề sức khỏe có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc Vimovo, do đó bạn nên báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được cân nhắc việc sử dụng thuốc.

4. Cách dùng – liều lượng

Bạn nên đọc thông tin trên bao bì hoặc trao đổi với bác sĩ về cách sử dụng thuốc trước khi dùng. Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên hay chỉ định từ chuyên viên y tế.

Cách dùng:

Uống thuốc Vimovo trực tiếp với một ly nước đầy, nên nuốt trọn viên thuốc. Không bẻ hay nghiền thuốc, điều này có thể khiến thuốc phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

thuốc điều trị xương khớp vimovo
Nên nuốt trọn viên thuốc, không bẻ hoặc nghiền nếu không có chỉ định từ bác sĩ

Dùng thuốc 30 phút trước khi ăn, sau khi uống nên đứng hoặc ngồi trong ít nhất 10 phút. Nếu bạn có vấn đề về dạ dày và gặp phải cảm giác khó chịu khi uống thuốc, bạn nên dùng chung với thuốc kháng axit để cải thiện tình trạng này.

Liều lượng:

Thuốc chưa được chứng minh an toàn với trẻ em, do đó bạn chỉ được sử dụng thuốc cho trẻ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Liều dùng cho người lớn:

  • Liều bắt đầu: dùng tối đa 1000mg/ngày, nên chia thành các liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.
  • Liều duy trì: dùng 500mg/ngày, nên chia thành nhiều liều bằng nhau. Mỗi liều cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ.
  • Không dùng quá 1357 mg/ngày

Liều lượng có thể được điều chỉnh nếu tình trạng bệnh của bạn đi kèm với các triệu chứng đặc biệt. Ngoài ra, bác sĩ có thể cân chỉnh dựa vào phản ứng đầu tiên của cơ thể khi dùng thuốc. Do đó, chúng tôi luôn khuyến khích bạn nên gặp trực tiếp bác sĩ để được chỉ định liều dùng thích hợp.

5. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có nhiều độ ẩm. Không để thuốc gần các hóa chất có khả năng khuếch tán cao, điều này có thể khiến thuốc bị biến chất và gây nguy hiểm cho người dùng.

Trong trường hợp thuốc có dấu hiệu hư hại, ẩm mốc, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Sử dụng thuốc trong tình trạng này có thể khiến bạn gặp phải các triệu chứng nguy hiểm.

Những điều cần lưu ý khi dùng Vimovo

1. Thận trọng

Vimovo có thể khiến bạn mất nước trong thời gian sử dụng, do đó bạn nên uống đủ 2 lít/ngày. Nếu nhận thấy lượng nước tiểu có dấu hiệu bất thường, hãy báo với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh.

thận trọng khi dùng vimovo
Hạn chế lái xa, vận hành máy móc trong thời gian điều trị

Vimovo khiến bạn buồn ngủ và chóng mặt khi sử dụng, vì vậy bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hay thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn trong thời gian dùng thuốc. Cồn và chất kích thích có trong các đồ uống này có thể khiến các tác dụng phụ của thuốc phát sinh.

Thuốc ức chế bơm proton có trong Vimovo làm tăng nguy cơ loãng xương, vì vậy nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng cho người cao tuổi. Bác sĩ có thể ngăn chặn tình trạng này bằng cách bổ sung canxi hoặc vitamin D cho bệnh nhân. Hơn nữa, người cao tuổi có khả năng gặp phải các vấn đề về thận và chảy máu dạ dày nếu dùng thuốc trong thời gian dài.

Vimovo không được khuyến khích dùng cho phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Vì vậy, bạn nên báo với bác sĩ tình trạng của mình để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Vimovo có thể gây ra các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau dạ dày
  • Ợ nóng
  • Buồn ngủ
  • Tiêu chảy
  • Chóng mặt

Tác dụng phụ nguy hiểm:

  • Dễ bầm tím
  • Chảy máu
  • Chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Nhiễm trùng phổi
  • Khó thở
  • Khó nuốt
  • Đau họng
  • Co giật
  • Đau khớp
  • Phát ban
  • Tăng cân bất thường
  • Bệnh lupus

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Bệnh gan nghiêm trọng (có thể gây tử vong)
  • Tổn thương đường ruột nặng nề
  • Thiếu hụt vitamin B12

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Mụn nước
  • Sốt không rõ nguyên nhân
  • Ngứa
  • Sưng
  • Chóng mặt nghiêm trọng
  • Khó thở
  • Dấu hiệu tổn thương thận (thay đổi lượng nước tiểu)

Một số tác dụng phụ khác của thuốc không được nhắc đến trong bài viết. Bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn. Khi các triệu chứng này phát sinh, bạn không nên tự ý dùng thuốc điều trị. Hãy đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán nguyên nhân và tiến hành điều trị kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là tình trạng hoạt chất trong Vimovo phản ứng với một thành phần khác khiến hoạt động của thuốc thay đổi. Tương tác khiến hiệu quả điều trị của thuốc suy giảm và tăng nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nguy hiểm.

tương tác thuốc vimovo
Cần chủ động phòng ngừa tương tác thuốc

Bạn nên phòng tránh hiện tượng này bằng cách báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng, bao gồm thuốc kê toa, thuốc hỗ trợ, viên uống bổ sung, vitamin và thảo dược để được bác sĩ cân nhắc về liều lượng và tần suất sử dụng.

Một số loại thuốc có khả năng tương tác với Vimovo:

  • Aspirin
  • Clopidoger
  • Methotrexate
  • Thuốc làm loãng máu
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc điều trị bệnh tim hoặc huyết áp cap
  • Thuốc steroid

4. Nên xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Trong trường hợp dùng thiếu một liều, bạn nên uống ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến liều dùng tiếp theo, bạn có thể bỏ qua và dùng liều sau theo đúng chỉ định. Cần chú ý khoảng cách giữa hai liều không được quá gần nhau, điều này có thể làm gia tăng những tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng quá liều Vimovo có thể khiến bạn bất tỉnh hoặc khó thở. Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nhận biết mình dùng quá liều hoặc khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng nguy hiểm.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng dùng Vimovo trong các trường hợp sau:

  • Khi các tác dụng phụ của thuốc phát sinh
  • Khi dùng thuốc quá liều
  • Hoặc khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Mặc dù Vimovo có chứa Naproxen nhưng Vimovo không thể thay thế được hiệu quả của thuốc chống viêm không steroid. Do đó, bạn nên sử dụng đúng loại thuốc được bác sĩ chỉ định. Không tự ý thay đổi loại thuốc, điều chỉnh liều lượng và tần suất theo ý muốn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên hay định hướng điều trị cho bất cứ trường hợp nào.

Tin bài nên đọc

Hiệu quả điều trị bệnh xương khớp của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyên gia đánh giá cao và người bệnh phản hồi tích cực. [Xem ngay phản hồi của người bệnh về bài thuốc]

Đau khớp háng sau khi chơi thể thao và cách xử lý

Những người tập thể dục, vận động viên thường sẽ cảm thấy đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện....

Dùng lá lốt chữa đau khớp gối đúng cách

Sử dụng lá lốt chữa đau khớp gối là phương pháp rất đơn giản, an toàn và tiết kiệm chi...

chữa đau khớp háng khi mang thai

Cách chữa đau khớp háng khi mang thai an toàn cho mẹ và bé

Các phương pháp chữa đau khớp háng khi mang thai cần phải có độ an toàn cao, vì ở thời...

Thông tin về các phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu chữa đau đầu gối tại nhà

Đau đầu gối là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, nhất là ở những người lớn tuổi. Ngoài...

Chứng đau khớp gối ở trẻ em: Những thông tin mẹ cần biết

Đau khớp gối ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Tuy nhiên, nếu bệnh...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.