Thuốc Vacoomez: chỉ định, cách dùng và một số lưu ý

Vacoomez là thuốc đường tiêu hóa giúp làm giảm tiết axit dịch vị dạ dày được bào chế dưới dạng viên nang. Thuốc thường được chỉ định trong điều trị và dự phòng viêm loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản trào ngược…

Vacoomez là thuốc gì
Thuốc Vacoomez được bào chế dưới dạng viên nang có tác dụng ngăn tiết acid dịch vị dạ dày

  • Tên thuốc: Vacoomez
  • Dạng bào chế: Viên nang
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

Một số thông tin cần biết về thuốc Vacoomez

1. Thành phần

Omeprazole là thành phần chính có trong một viên thuốc Vacoomez. Đây là chất ức chế đặc hiệu có tác dụng nhờ khả năng khóa hệ thống enzym của tế bào thành dạ dày.

Hoạt chất này sẽ bất đầu có tác dụng khoảng 1 giờ sau khi uống và đạt nồng độ cao nhất trong huyết tương chỉ sau 2 giờ. Omeprazole có thể được hấp thu hoàn toàn chỉ sau khoảng từ 3 – 6 giờ.

Omeprazole có khả năng ức chế nhanh sự tiết acid dịch vị do bất cứ tác nhân kích thích nào. Tuy nhiên, hoạt chất này lại không tác dụng lên các thụ thể acetylcholin hay histamin. Omeprazole bị sinh biến đổi tại gan và được thải trừ khoảng 80% qua nước tiểu, 20% qua phân.

2. Chỉ định

Thuốc Vacoomez thường được chỉ định trong dự phòng và điều trị ở các trường hợp như:

Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ để biết thêm về tác dụng của thuốc. Việc sử dụng thuốc không đúng mục đích có thể làm phát sinh nhiều vấn đề nguy hiểm. Chính vì vậy, bạn tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng khi chưa nhận được tham vấn y khoa.

HỮU ÍCH: Những Nhóm Thuốc Dùng Trong Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng

3. Chống chỉ định

Không nên sử dụng Vacoomez cho những đối tượng quá mẫn với Omeprazole và tất cả các thành phần có trong thuốc.

4. Liều lượng – Cách dùng

Cũng giống như tất cả các loại thuốc khác, bạn nên đọc kỹ tờ hướng dẫn đi kèm trước khi sử dụng Vacoomez. Cần dùng thuốc đúng cách, liều lượng và tần suất để có quá trình điều trị khả quan nhất.

Thuốc Vacoomez giá bao nhiêu
Cần sử dụng thuốc Vacoomez đúng cách và liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Về cách dùng

Thuốc Vacoomez được bào chế dưới dạng viên nang, bạn nên nuốt trọn viên thuốc trước khi uống. Uống thuốc với một ly nước lọc đầy.

Các loại thức uống khác như sữa, nước ngọt, nước ép… có thể khiến cho cơ chế hoạt động của thuốc thay đổi. Chính vì vậy, bạn không nên uống chung Vacoomez với bất cứ thức uông nào khác để tránh những rủi ro phát sinh.

Liều dùng

Tùy thuộc vào một số yếu tố như tình trạng bệnh, mục đích điều trị và cơ địa của bạn mà bác sĩ sẽ chỉ địch liều dùng tương thích.

Liều lượng và tần suất dùng thuốc Vacoomez được đề cập dưới đây chỉ mang tính tham khảo, có thể đáp ứng cho các trường hợp thường gặp nhất. Đồng thời không có giá trị thay thế cho chỉ dẫn y khoa.

  • Viêm thực quản trào ngược và loét dạ dày: 20 mg/ngày, dùng liên tục trong 4 – 8 tuần. Trường hợp kháng với các thuốc điều trị khác có thể tăng liều lên 40 mg/ngày.
  • Loét tá tràng: 20 mg/ngày, dùng trong 2 – 4 tuần.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison: 60 mg/ngày.
  • Dự phòng tái phát viêm loét dạ dày – tá tràng: 20 – 40 mg/ngày.

* Lưu ý: Trước khi dùng thuốc hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để nhận tham vấn về liều dùng phù hợp nhất với bạn. Tuyệt đối không tự ý tăng hay giảm liều trong bất cứ trường hợp nào, ngay cả khi triệu chứng giảm nhanh. Khi liều dùng được bác sĩ chỉ định không đáp ứng triệu chứng, hãy chủ động thông báo để nhận được sự điều chỉnh phù hợp.

XEM THÊM: Các Thuốc Trị Đau Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay – Giảm Đau Nhanh

5. Hướng dẫn bảo quản

Nên bảo quản thuốc Vacoomez đúng cách theo hướng dẫn sau để đảm bảo tác dụng điều trị:

  • Để nơi khô thoáng, nhiệt độ không quá 30 độ, độ ẩm không quá 70%
  • Tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp
  • Không đặt thuốc trong tầm với của trẻ em hay thú nôi

Trường hợp thuốc bị hư hỏng, ẩm mốc, biến chất, bạn nên:

  • Ngưng sử dụng
  • Xử lý đúng cách để tránh ảnh hưởng đến môi trường

Có thể tham khảo thông tin trong tờ hướng dẫn hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để biết cách xử lý. Hạn dùng của thuốc Vacoomez lên tới 24 tháng, tính từ ngày sản xuất có trên vỏ hộp. Tuyệt đối không sử dụng khi thuốc đã quá hạn.

6. Thuốc Vacoomez giá bao nhiêu?

Thuốc Vacoomez do Công ty cổ phần Dược Vacopharm – Việt Nam sản xuất đang được bán với giá 38.000 VNĐ/Hộp 1 vỉ x 10 viên. Giá thành của thuốc có thể sẽ chênh lệch tại các nhà thuốc hay đại lý phân phối lẻ.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Vacoomez

1. Khuyến cáo

Trước khi sử dụng thuốc Vacoomez, cần phải loại trừ bệnh ác tính trong trường hợp nghi ngờ viêm loét dạ dày tá tràng.

Hiện vẫn chưa xác định được tính an toàn của thuốc Vacoomez với phụ nữ mang thai hay cho con bú. Chia sẻ với bác sĩ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng này để được cân nhắc kỹ lưỡng về việc dùng thuốc.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Vacoomez có thể khiến bạn gặp phải một số tác dụng ngoại ý trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, các tác dụng phụ của thuốc thường không quá nguy hiểm và tương đối dễ khắc phục. Thông thường, phản ứng phụ sẽ thuyên giảm nhanh khi điều chỉnh liều hoặc ngưng thuốc.

Sau đây là các tác dụng phụ thường gặp của Vacoomez:

  • Buồn nôn, nôn
  • Đầy hơi
  • Táo bón
  • Tiêu chảy
Vacoomez
Bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy khi sử dụng thuốc Vacoomez

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác không được đề cập ở nội dung trên. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy chủ động báo cho bác sĩ khi cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu khác thường nào trong quá trình sử dụng Vacoomez. Tuyệt đối không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào để khắc phục tác dụng phụ bởi có thể sẽ làm cho triệu chứng tồi tệ thêm.

3. Tương tác thuốc

Trong quá trình điều trị bằng Vacoomez, bạn hãy cẩn trọng với vấn đề tương tác thuốc. Vacoomez có thể gây ra phản ứng với thành phần có trong các loại thuốc khác khi cùng sử dụng.

Tương tác diễn ra dù mạnh hay nhẹ cũng khiến cho cơ chế hoạt động của thuốc thay đổi và phát sinh rủi ro. Trường hợp tương tác nhẹ, sẽ làm tăng hoặc giảm khả năng hấp thu của cơ thể khiến tác dụng điều trị bị ảnh hưởng. Trường hợp tương tác mạnh sẽ khiến tạo cơ hội khởi phát các phản ứng nguy hiểm.

Để dự phòng tương tác, hãy chủ động chia sẻ với bác sĩ về tất cả các thuốc bạn đang dùng. Bao gồm cả thuốc kháng sinh, thực phẩm chức năng, thảo dược hay vitamin.

Sau đây là một số thuốc có khả năng tương tác với Vacoomez:

  • Warfarin
  • Diazepam
  • Phenytoin
  • Magnesi hydroxid
  • Aluminium hydroxit

Ngoài ra, Vacoomez còn có thể gây tương tác với các thuốc không được đề cập trên đây. Tuyệt đối không kết hợp Vacoomez với bất cứ loại thuốc nào khác khi chưa nhận được chỉ định từ bác sĩ.

4. Xử lý khi sử dụng quá liều

Dùng thuốc Vacoomez quá liều thường rất dễ kích thích phản ứng phụ phát sinh. Trong trường hợp này, bạn không nên tự ý khắc phục các triệu chứng quá liều. Hãy chủ động báo cho bác sĩ ngay khi nhận thấy sử dụng thuốc quá liều để nhận được sự chăm sóc y tế kịp thời.

THAM KHẢO THÊM

8 Loại nước ép trị táo bón hiệu quả, dễ làm, bạn có thể thử

Người bệnh có thể sử dụng các loại nước ép giàu hàm lượng chất xơ dưới đây để giúp làm...

Khám đại tràng bằng cách nào, chuẩn bị gì? Quy trình

Xét nghiệm phân, nội soi, chụp X-quang, kiểm tra thực thể bên ngoài bụng... là những cách khám đại tràng...

Top 7 địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín tại Hà Nội

Việc chọn cơ sở khám - chữa bệnh trĩ uy tín, chất lượng sẽ đảm bảo tính hiệu quả và...

Chi phí nội soi dạ dày chi tiết [Bảng giá mới nhất]

Chi phí nội soi dạ dày luôn là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi hiện nay, có...

Lạm dụng các loại thuốc xổ trị táo bón có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng

Uống thuốc xổ trị táo bón: Dùng sai cách tác hại khôn lường

Nếu sử dụng thuốc xổ trị táo bón không đúng cách, nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *