Thuốc Topralsin có công dụng gì?
Thuốc Topralsin là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long (PHARIMEXCO) – VIỆT NAM. Thuốc được sử dụng trong điều trị ngắn hạn ho khan, ho do dị ứng và kích ứng.
- Tên thuốc: Topralsin
- Phân nhóm: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
- Dạng bào chế: Viên nang
- SĐK: VD-16525-12
Những thông tin cần biết về thuốc Topralsin
1. Thành phần
Thuốc Topralsin có chứa các thành phần chính sau:
- Acetaminophen
- Oxomemazine
- Guaifenesin
2. Cơ chế hoạt động
Acetaminophen gây ức chế cyclooxygenase của hệ thần kinh trung ương nhằm giảm cơn đau. Hoạt chất này còn tác động đến vùng dưới đồi, giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên nhằm hạ thân nhiệt. Acetaminophen chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ qua nước tiểu ở dạng đã chuyển hóa.
Guaifenesin có tác dụng long đờm nhằm loại bỏ chất nhầy trong đường hô hấp. Thành phần này còn có khả năng làm trơn đường hô hấp bị kích thích.
Oxomemaizine là một dẫn xuất của phenothiazine – chất kháng histamine. Thành phần này kết hợp với thụ thể H1 nhằm ức chế các phản ứng do H1 gây ra.
3. Chỉ định
Thuốc Topralsin được chỉ định trong các trường hợp sau:
Thuốc sử dụng được cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.
ĐỌC NGAY: Danh sách 10 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay
4. Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Topralsin cho các trường hợp sau:
- Bệnh nhân suy hô hấp
- Suy gan, rối loạn chức năng gan
- Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
- Có tiền sử mất bạch cầu hạt
- Bệnh tiền liệt tuyến
- Tăng nhãn áp
- Bệnh nhân thiếu hụt men G6PD
Thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe, danh sách các thành phần bị dị ứng, lịch sử dùng thuốc,… để được cân nhắc việc điều trị bằng Topralsin.
5. Dạng bào chế – quy cách
- Dạng bào chế: Viên nang
- Quy cách: Hộp 1 tuýp x 24 viên
6. Cách sử dụng – liều dùng
Thuốc được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Để biết cách sử dụng và liều dùng cụ thể, bạn nên tham khảo thông tin trên bao bì.
Trong trường hợp chưa rõ cách dùng và thời điểm dùng thuốc, nên trao đổi trực tiếp với dược sĩ để được giải đáp đầy đủ.
Cách dùng:
- Dùng thuốc bằng đường uống
- Sử dụng thuốc cùng với nước lọc
Không bẻ hay hòa tan thuốc khi uống. Tình trạng này có thể làm tăng tác dụng của thuốc và phát sinh tác dụng phụ nguy hiểm.
Uống thuốc với các loại thức uống khác có thể dẫn đến tương tác. Vì vậy bạn chỉ nên sử dụng thuốc với nước lọc. Trong trường hợp trẻ nhỏ không thể nuốt thuốc, vui lòng trao đổi với dược sĩ để được tư vấn loại thuốc ho dạng siro hoặc thuốc bột.
Liều dùng:
- Dùng 2 – 6 viên/ ngày
- Chia thành 2 – 3 lần uống
Liều dùng trên chỉ áp dụng cho người trưởng thành. Nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ nhỏ, bạn nên thảo luận với bác sĩ để biết liều dùng tương ứng với độ tuổi – cân nặng.
Bác sĩ có thể cân chỉnh liều lượng trong trường hợp ho mãn tính và kéo dài. Tuy nhiên chỉ được điều chỉnh liều khi có sự đồng ý của bác sĩ. Tùy tiện thay đổi có thể tác động tiêu cực đến kết quả điều trị hoặc gây ra các tác dụng không mong muốn.
7. Bảo quản
Vặn chặt tuýp thuốc sau khi sử dụng. Đặt thuốc Topralsin ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời hoặc nơi có độ ẩm cao.
8. Giá thành
Thuốc Topralsin có giá dao động từ 18 – 28.000 đồng/ tuýp 24 viên.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Topralsin
1. Thận trọng
Sử dụng rượu trong thời gian điều trị có thể tăng độc tính của Acetaminophen lên gan. Vì vậy cần kiêng rượu và đồ uống có chứa cồn khi sử dụng thuốc.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao khi sử dụng Topralsin. Do đó nên thông báo với bác sĩ tình trạng sức khỏe để được xem xét việc dùng thuốc.
Không tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp khi điều trị. Hoạt động của thuốc có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời. Nếu bắt buộc phải hoạt động và di chuyển ngoài trời, cần chủ động thực hiện các biện pháp ngăn chặn tia cực tím (che chắn bằng dù, áo khoác hoặc sử dụng kem chống nắng).
Thuốc có thể gây buồn ngủ – đặc biệt là trong vài ngày đầu dùng thuốc. Bạn nên hạn chế lái xe hoặc điều hành máy móc trong thời gian này. Thận trọng khi sử dụng thuốc Topralsin cho bệnh nhân thiếu máu từ trước.
Phụ nữ mang thai, cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết. Để giảm rủi ro khi dùng, cần trao đổi với bác sĩ để được điều chỉnh liều và tần suất phù hợp.
2. Tác dụng phụ
Tác dụng phụ của thuốc Topralsin:
Tác dụng phụ của Acetaminophen:
- Buồn nôn
- Nôn mửa
- Giảm toàn thể huyết cầu
- Giảm bạch cầu trung tính
- Thiếu máu
- Bệnh thận
- Tăng độc tính lên thận
- Phản ứng quá mẫn
Tác dụng phụ của Guaifenesin:
- Loạn nhịp tim
- Nhịp tim nhanh
Tác dụng phụ của Oxomemazin:
- Buồn ngủ
- Khô miệng
- Bí tiểu
- Ban đỏ
- Chóng mặt
- Táo bón
- Ói mửa
- Tiêu chảy
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Loạn vận động muộn
- Kích thích ở trẻ nhỏ
- Giảm bạch cầu
- Mất bạch cầu hạt
Các tác dụng phụ có thể tiến triển xấu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy cần báo với bác sĩ nếu có tác dụng ngoại ý xảy ra trong quá trình sử dụng.
3. Tương tác thuốc
Các thành phần có trong Topralsin có thể làm thay đổi hoạt động và mức độ hấp thu một số loại thuốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tác dụng điều trị mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng ngoại ý.
Để kiểm soát tương tác, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng Topralsin với bất cứ loại thuốc nào khác – bao gồm cả thuốc tổng hợp vitamin, khoáng chất và thuốc đông y.
Thận trọng khi sử dụng Topralsin với các loại thuốc sau:
- Thuốc hạ huyết áp
- Thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương
- Atropine
- NSAID
- Chế phẩm chứa Acetaminophen
4. Xử lý khi quá liều
Sử dụng Topralsin quá liều có thể dẫn đến tình trạng nhiễm độc Acetaminophen.
Triệu chứng quá liều:
- Buồn nôn
- Đau bụng
- Nôn mửa
- Xanh tím da/ niêm mạc/ móng tay
Trong trường hợp ngộ độc nặng:
- Kích thích thần kinh
- Mê sảng
- Kích động
- Hạ thân nhiệt
- Thở gấp
- Mạch nhanh, yếu, không đều
- Tụt huyết áp
- Suy tuần hoàn
Quá liều Acetaminophen có thể gây hoại tử gan và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy nếu nhận thấy đã sử dụng Topralsin quá liều lượng, cần ngưng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất.
Để giải độc Acetaminophen, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc N-acetylcystein. Bên cạnh đó cần rửa dạ dày, sử dụng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối để làm giảm hấp thu.
THÔNG TIN HỮU ÍCH
- Thuốc Tây trị ho có đờm và lưu ý khi sử dụng
- 9 Mẹo chữa ho, ho có đờm bằng quả lê cực hiệu nghiệm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!