Thuốc Terbutaline có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Terbutaline thuộc nhóm thuốc tác dụng lên đường hô hấp. Thuốc có tác dụng làm giãn cơ tử cung và làm giãn co thắt phế quản. Do đó thuốc thường được dùng trong điều trị khí phế thủng, co thắt trong viêm phế quản mãn và trong hen phế quản, dọa sinh non.

Thuốc Terbutaline
Thông tin chi tiết về thành phần, công dụng, cách sử dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Terbutaline

  • Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng lên đường hô hấp
  • Tên khác: Terbutalin
  • Tên biệt dược: Bricanyl, Bricanyl respules, Bricanyl depot

Thông tin về thuốc Terbutaline

Dạng bào chế

  • Siro
  • Viên nén phóng thích kéo dài
  • Thuốc tiêm, dung dịch tiêm, dung dịch để tiêm và pha tiêm truyền
  • Dung dịch khí dung.

Thành phần

Thuốc Terbutaline được bào chế từ hoạt chất Terbutaline sulfate và lượng tá dược vừa đủ trong một lọ thuốc.

Công dụng

Thuốc Terbutaline được chỉ định dùng trong những trường hợp sau:

  • Điều trị khí phế thủng và một số bệnh phổi khác có kèm co thắt phế quản
  • Ngăn ngừa và điều trị dọa sinh non
  • Giảm co thắt trong viêm phế quản mãn và trong hen phế quản.

Lưu ý: Thuốc Terbutaline có thể được dùng trong những trường hợp không được liệt kê trong bài viết này.

Chống chỉ định

Thuốc Terbutaline chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Terbutaline sulfate hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cách dùng

Đối với siro, viên nén phóng thích kéo dài

Thuốc Terbutaline được sử dụng thông qua đường miệng.

Trước khi sử dụng siro, người bệnh không nên pha thuốc cùng với nước hoặc một số dung dịch khác.

Trước khi sử dụng viên nén phóng thích kéo dài, người bệnh không nên tán nhuyễn thuốc hoặc phá vỡ cấu trúc của thuốc và không nhai thuốc trước khi nuốt. Bên cạnh đó, người bệnh cần uống thuốc cùng với một cốc nước đầy. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa tình trạng viêm dạ dày.

Đối với thuốc tiêm, dung dịch tiêm, dung dịch để tiêm và pha tiêm truyền

Thuốc Terbutaline được sử dụng bằng cách tiêm dưới da, tiêm truyền tĩnh mạch và tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Liều lượng

Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, mức độ phát triển bệnh lý và tình trạng sức khỏe, liều dùng thuốc Terbutaline của mỗi người không giống nhau.

Liều dùng thuốc Terbutaline
Liều dùng thuốc Terbutaline

Liều dùng trong điều trị co thắt phế quản

Đối với người lớn

Tiêm dưới da: Dùng ½ ống 1ml (0,5ml = 0,25mg)/lần x 4 lần/ngày. Đối với những trường hợp nặng hơn, người bệnh có thể dùng 1 ống 1ml (=0,5mg)/lần.

Tiêm tĩnh mạch: Dùng 0,25 – 0,5mg/lần, tiêm chậm trong 5 phút. Liều dùng thuốc có thể lặp lại sau vài giờ.

Đối với trẻ em

Tiêm dưới da: Dùng 5mcg/kg thể trọng/lần (0,01ml/kg thể trọng/lần), tiêm 4 lần/ngày = 20mcg/kg thể trọng/ngày. Trong những trường hợp bệnh nặng hơn, người bệnh có thể dùng 10mcg/kg thể trọng/lần (0,02mcg/kg thể trọng/lần).

Truyền tĩnh mạch: Việc chữa bệnh sẽ bắt đầu bằng việc truyền tĩnh mạch nhỏ giọt với liều lượng 2,5mcg/phút. Trong những trường hợp bệnh rất nặng, liều dùng thuốc có thể tăng lên đến 5mcg/phút. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể được truyền liên tục hoặc truyền cách khoảng. Ngoài ra có thể phối hợp đồng thời với cách truyền thông thường.

Liều dùng trong điều trị dọa sinh non

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng cá nhân và được giới hạn bằng việc thay đổi huyết áp hoặc sự tăng nhịp tim, liều dùng thuốc Terbutaline trong điều trị sinh non ở mỗi người cũng khác nhau. Người bệnh cần theo dõi chặt chẽ cả hai thông số nhịp tim và huyết áp trong quá trình điều trị.

Trong giờ đầu tiên, truyền liều 10mcg/phút (=40 giọt/phút theo hướng dẫn pha loãng). Nếu các cơn co thắt vẫn không được cải thiện, liều dùng thuốc có thể tăng lên từng bậc 5mcg/phút (=20 giọt/phút theo hướng dẫn pha loãng) mỗi 10 phút. Liều dùng tối đa là 25mcg/phút (100 giọt/phút theo hướng dẫn pha loãng). Sau khi ổn định, liều dùng thuốc có thể giảm từng bậc 5mcg/phút 30 phút một lần cho đến khi đạt được liều duy trì – liều thấp nhất người bệnh có thể dùng mà không gây ra những cơn co thắt.

Việc điều trị bằng đường truyền tĩnh mạch có thể kéo dài tối thiểu 8 giờ. Sau 8 giờ dùng thuốc với liều duy trì, bắt đầu bằng 1 viên nén 5mg hoặc 17ml dung dịch uống x 3 lần/ngày. Những ngày tiếp theo điều trị bằng đường uống đến cuối tuần thứ 36.

Bảo quản

Thuốc Terbutaline nên được bảo quản tại những nơi khô ráo, thoáng mát. Ống tiêm nên được bảo quản ở nơi có nhiệt độ không quá 25 độ C. Thuốc viên và siro cần được bảo quản trong bao gói kín. Người bệnh không nên lấy thuốc ra khỏi ống tiêm và bao bì kín khi chưa sử dụng. Đồng thời tránh để thuốc tiếp xúc với ánh sáng, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Người bệnh không nên sử dụng dung dịch thuốc tiêm khi nhận thấy dung dịch đã đổi màu hoặc thuốc không được để đông lạnh.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Terbutaline

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Terbutaline, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Những trường hợp mắc bệnh tim mạch nặng, giảm kali máu nhưng không được điều trị, bệnh nhiễm độc giáp không được kiểm soát cần thận trọng khi sử dụng thuốc Terbutaline
  • Trong quá trình điều trị dọa sinh non bằng thuốc Terbutaline, hình ảnh lâm sàng của người bệnh giống như phù phổi. Đặc biệt là ở trường hợp song thai, thể tích truyền quá 2 lít, thời gian truyền quá 24 giờ, sử dụng đồng thời với glucocorticoid
  • Trong điều trị bệnh hen cấp tính có thể làm giảm thêm áp lực oxy
  • Tình trạng giảm kali máu có thể xảy ra sau khi người bệnh điều trị bằng những chất chủ vận bêta – 2. Ngoài ra bệnh tình sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu chữa bệnh đồng thời với những dẫn xuất xanthine, thuốc lợi tiểu, steroid và trong tình trạng giảm oxy
  • Người bệnh nên thường xuyên theo dõi nồng độ kali trong huyết thanh ở những người có nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt là trong điều trị hen nặng với liều cao thuốc Terbutaline
  • Những người bị tiểu đường khi bắt đầu chữa bệnh với thuốc Terbutaline cần đặc biêt thận trọng và thường xuyên theo dõi lượng đường huyết. Bởi khi chữa bệnh bằng những chất chủ vận bêta-2, lượng đường huyết trong cơ thể sẽ có khả năng tăng cao
  • Ở những bệnh nhân bị tiểu đường đang mang thai cần đặc biệt chú ý đến nguy cơ nhiễm ketoacid và tăng đường huyết trong thời gian sử dụng thuốc Terbutaline. Chính vì thế người bệnh nên giảm liều insulin theo sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Khả năng lái xe và vận hành máy móc của người bệnh không bị ảnh hưởng bởi việc dùng thuốc Terbutaline
  • Những rủi ro khi sử dụng thuốc Terbutaline trong thời gian mang thai vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên việc giảm đường huyết thoáng qua đã được ghi nhận ở trẻ sinh non và trẻ sơ sinh khi người mẹ chữa bệnh với thuốc Terbutaline và một số chất kích thích bêta-2 khác
  • Thành phần trong thuốc Terbutaline có khả năng bài tiết qua sữa mẹ. Tuy nhiên điều này không làm ảnh hưởng đến nhủ nhi ở các liều điều trị.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Terbutaline
Thành phần trong thuốc Terbutaline có khả năng bài tiết qua sữa mẹ nhưng không làm ảnh hưởng đến nhủ nhi ở các liều điều trị

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Terbutaline, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ ngoại ý là đánh trống ngực và run. Tuy nhiên tác dụng ngoại ý này thường chỉ thoáng qua và phụ thuộc vào liều dùng. Những ngày đầu sử dụng thuốc, tối thiểu 50% bệnh nhân có tác dụng ngoại ý là run cơ.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Toàn thân: Đau đầu
  • Hệ thần kinh trung ương: Bồn chồn không rõ nguyên nhân
  • Hệ tuần hoàn: Đánh trống ngực
  • Hệ cơ xương: Vọp bẻ, run, chuột rút bàn tay hoặc bàn chân.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Da: Xuất hiện ngoại ban, nổi mề đay
  • Chuyển hóa: Giảm kali máu
  • Tâm thần: Rối loạn giấc ngủ và rối loạn hành vi.

Một nghiên cứu trên 330 bệnh nhân đã phát hiện trong điều trị dọa sinh non có đến 9 bệnh nhân (2,7%) phải ngưng chữa bệnh với thuốc Terbutaline. Bởi những tác dụng ngoại ý có thể liên quan đến việc dùng thuốc.

Tác dụng phụ thường gặp

  • Toàn thân: Đau đầu
  • Hệ thần kinh trung ương: Bồn chồn không rõ nguyên nhân
  • Hệ tuần hoàn: Đánh trống ngực
  • Hệ cơ xương: Vọp bẻ, run, chuột rút bàn tay hoặc bàn chân.

Tác dụng phụ hiếm gặp

  • Hệ tuần hoàn: Tăng khuynh hướng chảy máu tử cung khi mổ bắt con, hình ảnh trên lâm sàng giống phù phổi.

Tương tác thuốc

Thuốc Terbutaline có khả năng tương tác với thuốc chẹn thụ thể beta, đặc biệt là những chất chẹn thụ thể bêta không chọn lọc. Sự tương tác này có thể ức chế một phần hoặc toàn bộ những hoạt động của các chất kích thích thụ thể bêta. Thuốc Terbutaline khi sử dụng đồng thời với thuốc lợi tiểu, các dẫn xuất xanthine và steroid có thể làm giảm kali máu.

Ngoài ra thuốc Terbutaline còn có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị sau:

  • Halothane: Thuốc Terbutaline có khả năng làm loạn nhịp tim trong thời gian gây mê bằng thuốc Halothane. Do đó người bệnh cần giảm liều theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Ipratropium: Gây glaucom góc hẹp khi người bệnh sử dụng đồng thời thuốc Terbutaline cùng với thuốc Ipratropium đường hít (nebuliser) và salbutamol
  • Nước muối sinh lý: Việc sử dụng nước muối sinh lý để pha truyền thuốc Terbutaline cho phụ nữ có thai có thể làm tăng nguy cơ phù phổi trong sinh non
  • Thiazid hoặc thuốc lợi tiểu quai: Hạ kali huyết hoặc thay đổi điện tim đồ
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế MAO: Làm gia tăng tác hại lên hệ tim mạch
  • Những loại thuốc kích thích giao cảm: Làm tăng khả năng tai biến trên hệ tim mạch. Tuy nhiên khí dung thuốc kích thích giao cảm có khả năng làm giãn phế quản và có thể sử dụng cho những bệnh nhân đang dùng thuốc Terbutaline uống
  • Aminophylin và một số dẫn xuất của theophylin: Gây loạn nhịp tim và làm tăng độc tính lên tim.
Tương tác thuốc Terbutaline
Thuốc Terbutaline có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác gây nguy hiểm

Thuốc Terbutaline có khả năng làm mất tác dụng chữa bệnh hoặc làm tăng tỉ lệ xuất hiện những dấu hiệu bất thường khi sử dụng đồng thời với những loại thuốc sau:

  • Acebutolol
  • Atenolol
  • Befunolol
  • Betaxolol
  • Bevantolol
  • Bisoprolol
  • Bopindolol
  • Procarbazine
  • Propranolol
  • Rasagiline
  • Selegiline
  • Sotalol
  • Talinolol
  • Tertatolol
  • Timolol
  • Tranylcypromine
  • Carteolol
  • Carvedilol
  • Celiprolol
  • Esmolol
  • Furazolidone
  • Insulin degludec
  • Iobenguane I 123
  • Iproniazid
  • Isocarboxazid
  • Labetalol
  • Nadolol
  • Nebivolol
  • Nipradilol
  • Oxprenolol
  • Pargyline
  • Penbutolol
  • Phenelzine
  • Pindolol
  • Landiolol
  • Levobunolol
  • Linezolid
  • Mepindolol
  • Xanh methylen
  • Metipranolol
  • Metoprolol
  • Moclobemide.

Tương kỵ

Người bệnh không được sử dụng các dung dịch kiềm pha loãng dung dịch tiêm Terbutaline. Thuốc ổn định trong các dung dịch có pH dưới 7.

Quá liều và xử lý

Độc tính

Đối với trẻ em dưới 1 tuổi

Liều 2mg thường không gây ra triệu chứng gì

Đối với trẻ em trên 1 tuổi đến 4 tuổi

Liều 5 – 10mg khiến trẻ bị nhiễm độc nhẹ

Liều từ 10 – 30mg khiến trẻ bị nhiễm độc từ nhẹ đến trung bình

Liều từ 30 – 45mg khiến trẻ bị nhiễm độc trung bình.

Đối với người lớn

Liều 250mg khiến bệnh nhân bị nhiễm độc ở mức độ trung bình sau khi tiến hành rửa dạ dày.

Liều 350mg khiến bệnh nhân bị nhiễm độc từ trung bình đến nặng sau khi rửa dạ dày.

Liều 1,35mg tiêm dưới da ở bệnh nhi 1 tuổi và liều 1,75mg tiêm dưới da ở bệnh nhân là người lớn có thể dẫn đến nhịp tim nhanh.

Triệu chứng

Việc sử dụng thuốc Terbutaline quá liều có thể khiến cơ thể bị sốc và gây ra một số triệu chứng nghiêm trọng sau:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Bồn chồn không rõ nguyên nhân
  • Run
  • Kích động
  • Co giật
  • Ngủ gà
  • Rối loạn tim thất, nhịp tim nhanh, hồi hồi có thể khiến người bệnh tăng hoặc hạ huyết áp bất thường
  • Nhiễm axit chuyển hóa, giảm kali máu và tăng đường huyết
  • Suy thận, tiêu cơ (trường hợp nặng).

Xử lý

Khi sử dụng thuốc Terbutaline quá liều, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được điều trị những triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Ngoài ra người bệnh có thể liên lạc ngay với bác sĩ để được hỗ trợ và xử lý kịp thời tránh gây nguy hiểm.

Cách xử lý khi dùng thuốc Terbutaline quá liều
Khi sử dụng thuốc Terbutaline quá liều, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời

Thông tin về thành phần, công dụng, liều dùng, cách sử dụng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Terbutaline trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu muốn sử dụng thuốc, người bệnh cần có đơn thuốc và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc, tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh gây nguy hiểm. Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh thuốc, người bệnh cần thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra mức độ phát triển bệnh lý. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe. Đồng thời phòng ngừa những rủi ro và tác dụng phụ không mong muốn.

Dùng vỏ bưởi chữa viêm phế quản – mẹo dân gian ít người biết

Ít ai biết rằng, vỏ bưởi - thành phần tưởng chừng như bỏ đi lại được ứng dụng trong điều...

Các bài thuốc chữa bệnh đường hô hấp bằng củ cải trắng

Công dụng của củ cải trắng trong điều trị bệnh đường hô hấp

Trị viêm phế quản bằng củ cải trắng là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ. Ngoài ra,...

Viêm phế quản mạn tính là gì? Làm thế nào để chẩn đoán và điều trị?

Viêm phế quản mạn tính là một trong những bệnh về phổi mà hiện nay nhiều người mắc phải. Theo...

Bỏ túi cách chữa viêm phế quản bằng hành tây thật đơn giản

Viêm phế quản có thể khởi phát trong hoặc sau một đợt cảm lạnh, cúm. Bên cạnh việc dùng thuốc...

Viêm tiểu phế quản ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu & điều trị

Viêm tiểu phế quản là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp dễ mắc nhất ở trẻ em, đặc biệt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.