Thuốc Aminophyllin là thuốc gì?

Thuốc Aminophyllin thuộc nhóm thuốc tác dụng trên đường hô hấp. Thuốc có khả năng kích thích cơ tim, làm giảm cơ trơn và tác dụng lên thận tương tự như một loại thuốc lợi tiểu. Vì thế, thuốc thường được dùng trong điều trị hen tim, hen phế quản, viêm phế quản mạn, đau thắt ngực, suy tim mất bù…

Thuốc Aminophyllin
Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, cách dùng, liều lượng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Aminophyllin

  • Nhóm thuốc: Thuốc tác dụng trên đường hô hấp
  • Tên khác: Theophylline ethylenediamine
  • Tên biệt dược: Aminophyllin Injection Oriental, Aminophylline

Thông tin về thuốc Aminophyllin

Dạng bào chế

Dung dịch tiêm.

Thành phần

Thuốc Aminophyllin được bào chế từ hoạt chất Aminophyllin và lượng thành phần tá dược vừa đủ trong một lọ dung dịch tiêm.

Công dụng

Thuốc Aminophyllin có tác dụng ngăn ngừa và điều trị một số bệnh lý sau:

  • Hen tim
  • Hen phế quản
  • Viêm phế quản mạn
  • Hen phế quản co thắt
  • Suy tim mất bù
  • Đau thắt ngực khi gắn sức
  • Khó thở kịch phát ban đêm
  • Blốc nhĩ thất kháng với atropin phát triển trên cơ sở thiếu máu cục bộ
  • Làm tạm ngưng tác dụng của thuốc dipyridamol
  • Tình trạng phù
  • Rối loạn vi tuần hoàn do cao huyết áp
  • Rối loạn tuần hoàn não do xơ vữa động mạch
  • Chứng đi tập tễnh cách hồi.

Chống chỉ định

Thuốc Aminophyllin chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người quá mẫn cảm với hoạt chất Aminophyllin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Bệnh nhân vừa bị nhồi máu cơ tim
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị bệnh loét, rối loạn nhịp tim.

Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch.

Liều lượng

  • Liều khuyến cáo: Tiêm chậm 240mg (1 ống)/ngày, chỉ dùng đường tiêm tĩnh mạch.
Cách dùng và liều dùng thuốc Aminophyllin
Cách dùng và liều dùng thuốc Aminophyllin

Bảo quản

Thuốc độc bảng B

Thành phẩm giảm độc: Thuốc viên sử dụng thông qua đường miệng có hàm lượng tối đa 200mg.

Thuốc Aminophyllin nên được bảo trong lọ. Người bệnh không nên lấy thuốc ra khỏi lọ khi chưa sử dụng. Bên cạnh đó bạn nên bảo quản thuốc tại những nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ từ 15 – 30 độ C. Người bệnh không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh trừ khi có yêu cầu của bác sĩ hoặc dược sĩ. Tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Aminophyllin

Khuyến cáo khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc Aminophyllin người bệnh cần thận trọng với những điều sau đây:

  • Hàm lượng điều trị của thuốc Aminophyllin trong huyết tương là 5 – 20mcg/ml. Do tác dụng trực tiếp kích thích thần kinh và tim, người bệnh chỉ có thể sử dụng thuốc tại đường tiêm tĩnh mạch. Tuy nhiên cần phải tiêm rất chậm
  • Ở những bệnh nhân bị thiểu niệu nên giảm liều dùng thuốc so với liều thông thường
  • Trong thời gian chữa bệnh với thuốc Aminophyllin, khoảng thời gian ngủ có thể giảm
  • Nếu tiêm trong động mạch hoặc tiêm ngoài tĩnh mạch, thuốc có thể tác động và làm hư ngoại mô nghiêm trọng, thậm chí gây ngoại tử
  • Trong trường hợp người bệnh bị rung nhĩ mạn tính, việc dùng thuốc cần có sự chỉ định liều dùng và theo dõi cẩn trọng từ bác sĩ chuyên khoa. Bởi trong thời gian dùng thuốc Aminophyllin, bệnh nhân có nguy cơ nghẽn mạch
  • Những người có huyết áp không ổn định nên sử dụng thuốc Aminophyllin ở dạng truyền dịch chậm. Tuy nhiên người bệnh cũng cần được kiểm soát huyết áp trong thời gian chữa bệnh với thuốc
  • Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc Aminophyllin khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa
  • Trẻ em và người lớn tuổi nếu muốn sử dụng thuốc Aminophyllin cần phải có đơn thuốc và sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ.
Khuyến cáo khi dùng thuốc Aminophyllin
Trẻ em và người lớn tuổi nếu muốn sử dụng thuốc Aminophyllin cần phải có đơn thuốc và sự giám sát chặt chẽ từ bác sĩ chuyên khoa

Tác dụng phụ

Trong thời gian sử dụng thuốc Aminophyllin, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Mặt đỏ bừng
  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn và nôn ói
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Đánh trống ngực
  • Protein niệu và huyết niệu
  • Kinh giật
  • Kích động
  • Co giật
  • Lo âu
  • Xuất hiện ban xuất huyết
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Bồn chồn không rõ nguyên nhân
  • Tăng thông khí phổi
  • Khó thở
  • Trụy mạch
  • Hạ huyết áp
  • Loạn nhịp tim
  • Đột tử.

Trong thời gian sử dụng thuốc Aminophyllin, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện nhiều dấu hiệu bất thường hoặc xuất hiện một trong những tác dụng phụ nêu trên, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp, tránh gây nguy hiểm.

Tương tác thuốc

Người bệnh cần thận trọng khi phối hợp thuốc Aminophyllin cùng với những loại thuốc điều trị sau:

  • Những dẫn xuất khác của thuốc Theophyllin hoặc Purine: Gây ra các phản ứng không mong muốn
  • Những loại thuốc cường giao cảm hoặc các xanthine: Làm tăng độc tính của thuốc
  • Những loại thuốc chống cao huyết áp: Làm tăng tác dụng chống cao huyết áp dẫn đến hạ huyết áp nghiêm trọng
  • Những loại thuốc phong bế thụ thể H2: Làm tăng nồng độ của thuốc trong huyết tương
  • Diazepam: Thuốc Aminophyllin làm ngừng tác dụng chữa bệnh của thuốc Diazepam
  • Fluvoxamine (Luvox)
  • Methotrexate (Folex, Rheumatrex)
  • Mexiletine (Mexitil) và propafenone (Rythmol)
  • Propranolol (Inderal)
  • Tacrine (Cognex)
  • Ticlopidine (Ticlid)
  • Verapamil (Verelan, Calan, Isoptin)
  • Cimetidine (Tagamet, Tagamet HB)
  • Những loại kháng sinh nhóm fluoroquinolone: Enoxacin (Penetrex), Lomefloxacin (Maxaquin), Ciprofloxacin (Cipro), Norfloxacin (Noroxin), Ofloxacin (Floxin)
  • Clarithromycin (Biaxin) và erythromycin (Ery-Tab, E.E.S., E-Mycin)
  • Disulfiram (Antabuse).
  • Estrogens (Ogen, Premarin, và nhiều loại thuốc khác).
  • Fluvoxamine (Luvox)
  • Rượu.

Những loại thuốc dưới đây có thể tác động và làm tăng nồng độ Aminophyllin trong máu. Điều này dẫn đến quá trình kiểm soát bệnh hen suyễn không đạt hiệu quả.

  • Phenobarbital (Luminal, Solfoton)
  • Phenytoin (Dilantin)
  • Rifampin (Rifadin)
  • Sucralfate (Carafate)
  • Aminoglutethimide (Cytadren)
  • Carbamazepine (Tegretol)
  • Isoproterenol (Isuprel)
  • Moricizine (Ethmozine).
Tương tác thuốc Aminophyllin
Thuốc Aminophyllin có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác làm mất tác dụng chữa bệnh hoặc gây nguy hiểm

Quá liều và cách xử lý

Triệu chứng

Việc sử dụng thuốc Aminophyllin quá liều có thể khiến cơ thể bị sốc và gây ra một số phản ứng nghiêm trọng sau:

  • Ngộ độc Aminophyllin dẫn đến chán ăn, ăn không ngon miệng, buồn nôn và nôn ói, bồn chồn không rõ nguyên nhân, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, nhức đầu, tiêu chảy
  • Hành vi hưng cảm kích động
  • Thường xuyên nôn ói
  • Sốt nhẹ
  • Khát cực độ
  • Rối loạn nhịp tim
  • Đánh trống ngực
  • Ù tai.

Ngoài ra, việc tiêm thuốc Aminophyllin vào tĩnh mạch cho người đã dùng thuốc Theophyllin uống có thể gây loạn nhịp tim và dẫn đến chết người.

Xử lý

Khi biết mình sử dụng thuốc Aminophyllin quá liều, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra và xử lý kịp thời tránh gây nguy hiểm.

Những cách xử lý khi sử dụng thuốc Aminophyllin quá liều có thể bao gồm:

  • Rửa dạ dày, rửa ruột
  • Dùng than hoạt
  • Hỗ trợ và điều trị các triệu chứng.

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, cách dùng, liều lượng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Aminophyllin. Tuy nhiên người bệnh không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc bừa bãi. Bởi ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn có khả năng gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí đột tử. Để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có yêu cầu và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó người bệnh cần có sự theo dõi nghiêm ngặt từ bác sĩ để kiểm soát tốt bệnh lý và phòng ngừa những rủi ro không mong muốn.

Cắt Amidan có bị đổi giọng không? Những điều cần biết

Giọng nói bị thay đổi là một trong những biểu hiện tạm thời và không quá nguy hiểm sau khi...

Bà bầu có được dùng thuốc trị cảm cúm? Loại nào tốt?

Bệnh cảm cúm gây ra nhiều triệu chứng khó chịu khiến bà bầu mệt mỏi. Nhiều chị em muốn dùng...

Viêm họng dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục

Viêm họng dị ứng là tình trạng viêm ở niêm mạc họng do các yếu tố kích thích gây ra....

Chữa viêm họng bằng quả sung và những điều cần lưu ý

Nhờ vào đặc tính lợi hầu, nhuận phế, tiêu độc mà quả sung được dùng trong điều trị bệnh viêm...

Dịch mũi có lẫn máu cảnh báo bệnh gì?

Dịch mũi có lẫn máu xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như tổn thương các mô do ngoáy...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.