Thuốc Ipratropium là gì?

Ipratropium là thuốc điều trị các cơn hen suyễn cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các triệu chứng co thắt cơ trơn phế quản. Hiểu rõ về tác dụng, liều dùng của Ipratropium sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng mục đích và hạn chế được những rủi ro có thể phát sinh.

thuốc trị hen suyễn Ipratropium
Ipratropium được sử dụng để điều trị hen suyễn cấp tính, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…

  • Tên thuốc: Ipratropium
  • Phân nhóm: thuốc tác dụng trên đường hô hấp
  • Dạng bào chế: thuốc xịt mũi, viên nang chứa bột để hít, dịch cho khí dung,…

Những thông tin cần biết khi dùng thuốc Ipratropium

1. Tác dụng

Ipratropium là hoạt chất kháng acetylcholine có tác dụng ức chế đối giao cảm. Thuốc làm nới lỏng các cơ trong đường dẫn khí giúp bạn thở dễ dàng hơn.

Thuốc được sử dụng để điều trị các cơn hen suyễn cấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các triệu chứng co thắt cơ trơn phế quản. Ipratropium không ảnh hưởng đến hoạt động của các lông chuyển và không gây khô niêm mạc đường hô hấp.

Một số tác dụng khác của thuốc không được đề cập trong bài viết. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin đầy đủ hơn.

2. Chống chỉ định

Ipratropium chống chỉ định với trường hợp sau:

  • Người không dung nạp được thuốc (thở khò khè và khó thở sau khi dùng thuốc)
  • Dị ứng và mẫn cảm với thành phần có trong thuốc

Ipratropium có thể gây ảnh hưởng đến những bệnh lý này và phát sinh tác dụng phụ. Trước khi dùng thuốc, nên thông báo với bác sĩ các vấn đề sức khỏe mà bạn gặp phải.

3. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, bạn sẽ hít trực tiếp thuốc để thành phần thẩm mấu vào đường hô hấp.

thuốc Ipratropium
Nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

Thuốc dạng dung dịch khí dung

Khi sử dụng, cần để sát thuốc ở mũi tránh để tránh thuốc tiếp xúc với mắt. Thời gian sử dụng khoảng 5 – 15 phút/lần. Sau khi dùng thuốc, bạn nên làm sạch ống phun để tránh tình trạng nhiễm trùng. Đồng thời nên súc miệng để hạn chế khô miệng và rát họng do các thành phần trong thuốc.

Dạng bơm xịt định liều

Nên lắc kỹ chai thuốc trước khi sử dụng. Sau đó, bạn thở ra thật sâu và ngậm chặt miệng chai thuốc. Hít chậm để thuốc thẩm thấu vào đường hô hấp, đồng thời ấn mạnh đáy chai thuốc. Sử dụng trong khoảng 10 giây, sau đó rửa sạch miệng chai thuốc và súc miệng sau khi dùng.

Liều dùng cho người lớn:

Dạng khí dung

  • Dùng 500mcg/2ml pha thêm 3ml dung dịch sinh lý
  • Chạy máy phun từ 20 – 30 phút

Dạng bơm xịt định liều

  • Sử dụng thuốc từ 1 -2 lần xịt, tối đa 16 lần xịt/ngày
  • Khoảng cách giữa hai lần dùng ít nhất 4 giờ

Liều dùng cho trẻ em:

  • Dưới 2 tuổi: dùng ½ ống đơn liều 250mcg/2ml pha thêm 2ml dung dịch sinh lý. Chạy máy phun tối đa 3 lần/ngày
  • Trên 12 tuổi: dùng 1 ống đơn liều 250mcg/2ml pha thêm 2ml dung dịch sinh lý. Chạy máu phun tối đa 3 lần/ ngày

Nếu nhận thấy liều lượng thông thường không đáp ứng được các triệu chứng, bạn có thể thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được điều chỉnh. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều nếu không có yêu cầu từ bác sĩ.

4. Bảo quản

Bảo quản Ipratropium ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có ánh nắng trực tiếp và độ ẩm cao. Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và thú nuôi. Thuốc không có màu và không mùi. Khi nhận thấy trạng thái của thuốc thay đổi, bạn không nên tiếp tục sử dụng.

Tham khảo thêm: Viêm phế quản phổi là gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Ipratropium

1. Chỉ định

Mặc dù hàm lượng thuốc thẩm thấu qua đường tiêu hóa rất thấp nhưng bạn cần thông báo với bác sĩ nếu bạn đang có thai hoặc đang cho con bú. Chỉ khi bác sĩ nhận thấy thuốc không gây ra các tác dụng phụ, bạn mới được phép dùng thuốc.

thuốc xịt định liều Ipratropium
Chỉ được sử Ipratropium cho phụ nữ mang thai, cho con bú khi có yêu cầu của bác sĩ

Ipratropium có nguy cơ khiến các vấn đề sức khỏe trở nên nặng nề hơn. Nếu bạn từng có tiền sử mắc những bệnh lý như tăng nhãn áp, vấn đề tiết niệu, tuyến tiền liệt,… bạn cần trình bày với bác sĩ để được cân nhắc việc sử dụng Ipratropium.

Trong trường hợp đường hô hấp bị viêm nhiễm nặng và có dấu hiệu tiết dịch nặng nề, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng kết hợp Ipratropium với các loại thuốc khác. Không tự ý kết hợp Ipratropium với bất cứ loại thuốc nào, điều này có thể làm xuất hiện tương tác thuốc.

2. Tác dụng phụ

Ipratropium có thể gây dị ứng và các tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

Phản ứng dị ứng:

  • Phát ban
  • Khó thở
  • Sưng mặt
  • Sưng cổ họng
  • Ngứa cổ họng

Các phản ứng dị ứng thuốc có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn tiếp tục dùng Ipratropium. Do đó, bạn cần chủ động ngưng thuốc khi nhận thấy những triệu chứng này. Sau đó, nên đến bệnh viện để được bác sĩ xử lý kịp thời. Tình trạng chủ quan có thể khiến triệu chứng chuyển sang giai đoạn sốc phản vệ.

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nhức đầu
  • Chóng mặt
  • Khô miệng
  • Khô mũi
  • Chảy máu mũi
  • Thay đổi thị giác

Hầu hết những triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau một thời gian. Tuy nhiên nếu triệu chứng có dấu hiệu trầm trọng hơn, bạn nên liên hệ với bác sĩ để nhận được tư vấn chuyên môn.

Thông tin trong bài viết chưa bao gồm tất cả các tác dụng phụ của thuốc. Bạn có thể gặp phải các triệu chứng hiếm gặp hơn nếu có cơ địa nhạy cảm hoặc dùng thuốc sai cách.

3. Tương tác thuốc

Tương tác là hiện tượng Ipratropium phản ứng với những thành phần trong những loại thuốc khác. Tương tác nhẹ có thể khiến hoạt động của các loại thuốc thay đổi. Tuy nhiên, mức độ tương tác nặng nề có thể khiến những tác dụng không mong muốn phát sinh.

thuốc hen suyễn Ipratropium
Tương tác thuốc có thể khiến hoạt động của thuốc Ipratropium suy giảm

Ipratropium có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Morphine
  • Umeclidinium
  • Oxymorphone
  • Opioids (Codeine)

Bạn nên chủ động phòng ngừa tình trạng này bằng cách thông báo với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng. Trong trường hợp có tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu:

  • Bạn ngưng một trong hai loại thuốc
  • Điều chỉnh liều lượng và tần suất để giảm mức độ tương tác
  • Chỉ định một loại thuốc khác để thay thế

4. Nên ngưng thuốc khi nào?

Việc ngưng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bạn buộc phải chủ động ngưng thuốc để ngăn chặn những tình huống rủi ro.

Nên ngưng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Thuốc không đáp ứng được các triệu chứng của bệnh
  • Xuất hiện phản ứng dị ứng
  • Tác dụng phụ có xu hướng kéo dài và nghiêm trọng hơn

Trên đây là thông tin về thuốc Ipratropium. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay điều trị y khoa.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu các cách giúp kiểm soát bệnh hen suyễn ở trẻ

8 cách giúp con bạn kiểm soát bệnh hen suyễn

Không ít các bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng, bất an, khi con của mình bị hen suyễn. Vì...

Thuốc hít trị hen suyễn có thể làm chậm sự tăng trưởng của trẻ

Thuốc hít trị hen suyễn là một trong số những giải pháp điều trị cho bệnh nhân mắc phải căn...

Hiểu hơn về chứng hen suyễn nặng và cách điều trị

Hen suyễn nặng là một trong những biến chứng của bệnh hen suyễn. Nếu bệnh kéo dài có thể dẫn...

Hen suyễn ở trẻ em và trẻ sơ sinh: Triệu chứng & phương pháp điều trị

Theo thống kê ở Mỹ có 25 triệu người mắc bệnh hen suyễn thì có tới 7 triệu bệnh nhân...

9 lý do khiến bạn không thể kiểm soát được bệnh hen suyễn

Sự thay đổi của thời tiết, lông vật nuôi, sử dụng rượu bia... có thể là nguyên nhân khiến cho...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *