Thuốc Temprosone có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Temprosone là thuốc điều trị tại chỗ các bệnh lý ngoài da như vẩy nến, bệnh chàm hay viêm da tiếp xúc…Bệnh nhân có thể bôi thuốc 1 hoặc 2 lần mỗi ngày tùy theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc bôi Temprosone
Thuốc Temprosone cream 30g

  • Dạng điều chế: Thuốc bôi ngoài da
  • Nhóm thuốc: Corticosteroid mạnh (nhóm III)

I/ Thông tin về thuốc Temprosone

1. Temprosone cream là thuốc gì?

Temprosone là một loại thuốc corticosteroid mạnh được chỉ định cho các trường hợp bị viêm da mãn tính hoặc các phản ứng tự miễn khác. Loại thuốc này được điều chế dưới với các hàm lượng khác nhau, bao gồm: Thuốc bôi Temprosone 10g và 30g.

Đây là thuốc kê toa. Bạn không được dùng thuốc không quá 2 tuần liên tiếp khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

2. Thuốc Temprosone có tác dụng gì?

Thuốc Temprosone có công dụng giảm viêm, ngứa, sưng da trong các trường hợp đáp ứng tốt với corticoid. Thuốc có thể được chỉ định để điều trị khi bạn mắc các bệnh lý về da như:

  • Bệnh vẩy nến
  • Viêm da dị ứng
  • Lichen đơn mạn tính, lichen phẳng
  • Viêm da tiếp xúc
  • Bệnh chàm
  • Viêm da tiết bã nhờn
  • Viêm da tróc vẩy
  • Viêm da do bức xạ mặt trời
  • Bệnh tổ đỉa
  • Ngứa vùng kín
  • Ngứa ở người già

Ngoài ra, Temprosone có thể được chỉ định với mục đích khác không được đề cập ở trên. Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da liễu để biết được đầy đủ tác dụng của thuốc.

3. Thành phần của thuốc Temprosone

Temprosone chứa thành phần chính là Betamethason dipropionat phối hợp cùng một số loại tá dược khác.

4. Chống chỉ định

Thuốc không được khuyến cáo dùng cho bệnh nhi dưới 12 tuổi và bệnh nhân bị dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.

Chống chỉ định dùng thuốc bôi Temprosone
Không dùng thuốc bôi Temprosone cho trẻ dưới 12 tuổi

Temprosone cũng không được chỉ định cho các trường hợp bị viêm da do virus. Bạn có ý định sử dụng thuốc trong thời gian mang thai hoặc cho con bú nên thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được những lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.

5. Bạn nên sử dụng thuốc Temprosone như thế nào?

  • Hãy đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì sản phẩm trước khi sử dụng và dùng thuốc theo đúng liều lượng và thời gian bác sĩ đã chỉ định. Không tự ý tăng liều hoặc dùng thuốc lâu hơn quy định.
  • Thuốc dùng bôi ngoài da, không được uống.
  • Tránh để thuốc dính vào mắt hay các vùng da bị trầy xước
  • Khi sử dụng thuốc trên mặt, háng hoặc nách cần có chỉ định của bác sĩ bởi đây là những vùng da nhạy cảm, rất dễ bị kích ứng.
  • Tránh sử dụng các sản phẩm hay loại thuốc nào khác trên cùng khu vực da đang được điều trị bằng thuốc bôi Temprosone nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn và lau khô trước khi sử dụng để tránh nhiễm trùng da nặng hơn.
  • Khi sử dụng, bạn lấy thuốc thoa nhẹ tạo thành một lớp mỏng che phủ khắp bề mặt vùng da bị ảnh hưởng. Chú ý chỉ thoa thuốc trong phạm vi khu vực da bị ảnh hưởng và thao tác nhẹ nhàng để không làm da bị tổn thương nặng hơn.

6. Liều lượng sử dụng

Liều dùng thuốc được khuyến cáo là 1 hoặc 2 lần mỗi ngày tùy theo tình trạng bệnh. Tổng liều dùng mỗi tuần không được vượt quá 50g. Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng của bạn vẫn còn hoặc xấu đi sau 2 tuần dùng Temprosone cream.

7. Cách bảo quản thuốc Temprosone

Lưu trữ thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh xa nơi ẩm ướt, ngăn đá tủ lạnh, nơi có nhiệt độ cao hoặc có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Giữ thuốc ngoài tầm với của trẻ em hoặc thú nuôi trong nhà.

Để tránh gây ô nhiễm nguồn nước cũng như môi trường, bạn không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hay đường ống thoát nước. Hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cách tiêu hủy thuốc một cách an toàn.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng Temprosone cream

1. Khuyến cáo trước khi dùng

Trước khi sử dụng thuốc bôi Temprosone bạn nên thông báo chi tiết cho bác sĩ về lịch sử y tế, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng, các sản phẩm, thuốc bổ hay bất cứ thực phẩm chức năng nào đang sử dụng. Thông tin trên sẽ giúp bác sĩ tiên lượng được khả năng đáp ứng với thuốc và chỉ định điều trị cho phù hợp.

2. Tác dụng phụ của thuốc Temprosone

– Phản ứng cục bộ tại chỗ:

  • Nóng rát, ngứa, kích ứng da
  • Khô da
  • Viêm nang lông
  • Nổi mụn trứng cá
  • Giảm sắc tố da
  • Viêm da dị ứng
  • Nổi hồng ban
Tác dụng phụ của thuốc Temprosone cream 10g
Tình trạng kích ứng da có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Temprosone

– Phản ứng nghiêm trọng:

  • Suy tuyến thượng thận
  • Hội chứng Cushing
  • Cao huyết áp
  • Tiểu đường
  • Teo da
  • Nhiễm trùng thứ phát

3. Tương tác thuốc

Temprosone cream có thể tương tác với một số loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm làm giảm hiệu quả điều trị hoặc tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, việc sử dụng bia rượu trong quá trình dùng thuốc cũng có thể khiến các tác dụng phụ trở nên trầm trọng hơn.

Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết được chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi sử dụng thuốc.

4. Cách xử lý khi bạn quên một liều thuốc

Nếu bạn quên bôi thuốc trong thời gian quy định, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Trường hợp gần kề thời gian bôi liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Tuyệt đối không được tăng gấp đôi liều lượng để bù vào liều đã mất.

5. Phải làm gì khi bạn sử dụng thuốc Temprosone quá liều

Việc sử dụng thuốc quá liều có thể khiến bạn gặp tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu có bất kì phản ứng bất thường nào, hãy tới gặp bác sĩ ngay để được xứ lý.

6. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Bạn nên ngưng sử dụng Temprosone và thông báo cho bác sĩ nếu gặp bất kì tác dụng phụ nào của thuốc. Trường hợp sử dụng thuốc liên tục trong 2 tuần mà bệnh vẫn chưa khỏi thì cần tái khám lại để bác sĩ xem xét đổi loại thuốc khác hiệu quả hơn.

Trên đây là những thông tin về thuốc Temprosone. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về loại thuốc này, vui lòng tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn để việc sử dụng thuốc được an toàn, hiệu quả.

Xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.