Liều dùng và Chống chỉ định thuốc Glucagon tăng glucose huyết

Thuốc Glucagon hoạt động bằng cách tân tạo glucose ở gan và thúc đẩy phân giải glycogen nhằm tăng nồng độ đường huyết. Thuốc được dùng trong trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc hạ glucose huyết hoặc insulin, điều trị triệu chứng khi dùng quá liều hoặc ngộ độc thuốc chẹn thụ thể beta,…

thuốc glucagon
Thuốc Glucagon có tác dụng tăng nồng độ đường huyết

  • Tên thuốc: Glucagon
  • Phân nhóm: Thuốc chống hạ đường huyết
  • Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm

Những thông tin cần biết về thuốc Glucagon

1. Tác dụng

Glucagon là một hormone polypeptide, hoạt động bằng cách tân tạo glucose ở gan và thúc đẩy phân giải glycogen nhằm tăng nồng độ đường huyết.

Hormone này được sản xuất bởi các tế bào alpha của tuyến tụy, có vai trò đối nghịch với insulin. Khi nồng độ glucose và insulin trong máu giảm thấp, tuyến tụy sẽ sản sinh Glucagon nhằm tăng nồng độ đường huyết.

Tuy nhiên ở những bệnh nhân bị hạ đường huyết đột ngột, cơ thể sẽ không sản sinh Glucagon kịp thời. Chính vì vậy, Glucagon đã được điều chế dưới dạng tổng hợp để khắc phục tình trạng glucose và insulin suy giảm.

2. Chỉ định

Thuốc Glucagon được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân tâm thần áp dụng liệu pháp gây sốc bằng insulin
  • Điều trị triệu chứng khi sử dụng quá liều hoặc ngộ độc thuốc chẹn thụ thể beta
  • Cấp cứu trường hợp hạ đường huyết nghiêm trọng ở bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc hạ glucose huyết hoặc insulin
  • Sử dụng trong xét nghiệm X-Quang hoặc nội soi dạ dày, thực quản, tá tràng và đại tràng

3. Chống chỉ định

Thuốc Glucagon chống chỉ định với những đối tượng sau:

  • Bệnh nhân quá mẫn với Glucagon hay bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Không dùng để điều trị ngạt do đẻ hoặc hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh có trọng lượng thấp/ sinh thiếu tháng
  • U tế bào ưa crom
  • Điều trị hạ đường huyết khi nồng đồ glycogen dự trữ ở gan bị cạn kiệt do hạ glucose huyết mãn tính, suy dinh dưỡng hoặc suy thượng thận (Trong trường hợp này, sử dụng Glucagon không gây nguy hiểm. Tuy nhiên thuốc có thể không đem lại tác dụng điều trị)

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Glucagon được bào chế ở dạng thuốc bột pha tiêm với những hàm lượng và quy cách sau

  • Lọ 1mg/ 1 đơn vị (dạng muối hydroclorid)
  • Lọ 10mg/ 10 đơn vị (dạng muối hydroclorid)

Thuốc bột pha tiêm thường đi kèm với dung môi để pha, vì vậy không tự ý sử dụng bất cứ dung dịch khác (trừ nước cất) để pha tiêm thuốc.

5. Cách sử dụng – liều lượng

Trước khi sử dụng, cần pha bột đông khô với dung môi đi kèm (nồng độ tiêm không vượt quá 1mg/ ml). Thuốc Glucagon được tiêm trực tiếp dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tùy vào từng trường hợp cụ thể.

glucagon thuốc biệt dược
Thuốc Glucagon được tiêm trực tiếp dưới da, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tùy vào từng trường hợp

Liều dùng thông thường khi điều trị hạ đường huyết cấp

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Dùng 0.25mg/ lần
  • Trẻ từ 5 – 10 tuổi: Dùng 0.5mg/ lần
  • Trẻ từ 10 tuổi trở lên và người trưởng thành: Dùng 0.5 – 1mg/ lần

Sau 10 – 15 phút nếu bệnh nhận không có đáp ứng hoặc đáp ứng kém, cần tiêm thêm 1 liều hoặc truyền glucose tĩnh mạch nếu cần thiết.

Ở người bệnh có đáp ứng, bên cạnh việc sử dụng thuốc cần bổ sung các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều đường để khôi phục lượng dự trữ glycogen trong gan.

Liều dùng thông thường khi điều trị ngộ độc thuốc chẹn thụ thể beta

  • Tiêm tĩnh mạch với liều 10mg
  • Sau 1 giờ có thể nhắc lại liều 2mg

Liều dùng trong xét nghiệm X-Quang và nội soi đường tiêu hóa

  • Liều thông thường: Dùng 0.2mg tiêm tĩnh mạch
  • Có thể điều chỉnh tùy theo từng cá thể

Thuốc Glucagon tiêm tĩnh mạch phát huy tác dụng sau 1 phút tiêm và duy trì từ 5 – 20 phút tùy vào cơ quan thực hiện xét nghiệm.

Trong khi đó, nếu tiêm bắp thời gian phát huy thuốc chậm hơn (khoảng 4 – 14 phút). Tuy nhiên tác dụng có thể kéo dài từ 10 – 40 phút.

Trong trường hợp tiêm liều cao (<2mg), thuốc bột thường được pha với nước cất pha tiêm để giảm nguy cơ viêm tĩnh mạch huyết khối, ức chế cơ tim hoặc ngộ độc thần kinh. Các triệu chứng này phát sinh do phenol – chất bảo quản có trong dung môi được cung cấp sẵn.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Glucagon trong bao bì kín ở nhiệt độ dao động từ 15 – 30 độ C. Dung dịch đã pha với dung môi có hiệu lực trong 48 giờ nếu được bảo quan ở nhiệt độ từ 2 – 8 độ C. Trong trường hợp pha với nước cất, cần sử dụng ngay để tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Tham khảo thêm: Thuốc Nebilet có công dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Glucagon

1. Thận trọng

Glucagon có xu hướng kích thích các catecholamine ở những u tế bào ưa crom khiến huyết áp tăng. Bên cạnh đó, thuốc còn thúc đẩy giải phóng insulin từ u insulin gây hạ đường huyết. Vì vậy không sử dụng thuốc cho bệnh nhân có u insulin và u tế bào ưa crom.

thuoc glucagon 1mg
Có thể sử dụng thuốc Glucagon cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Glucagon có nguồn gốc từ bò hoặc lợn. Những người dị ứng protein trong lợn hoặc bò có nguy cơ dị ứng với thuốc. Có thể sử dụng Glucagon để chẩn đoán ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường.

Không nhận thấy nguy cơ khi sử dụng thuốc Glucagon cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Nôn mửa
  • Buồn nôn

Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Hạ kali huyết (xảy ra khi dùng liều cao >10mg)
  • Phát ban da
  • Phản ứng dị ứng

Cần xem xét khả năng dị ứng và quá mẫn trước khi sử dụng thuốc. Nếu phản ứng này xảy khi khi sử dụng, phải ngưng thuốc và thông báo với bác sĩ.

3. Tương tác thuốc

Glucagon và Glucose có thể được sử dụng đồng thời với những trường hợp hạ huyết áp nghiêm trọng.

glucagon là thuốc gì
Cân nhắc khi phối hợp Glucagon với thuốc kháng cholinergic, Indandion chống đông,…

Ngoài ra, cần cân nhắc khi phối hợp Glucagon với những loại thuốc sau:

  • Dẫn xuất Cumarin hoặc Indandion chống đông: Thuốc Glucagon làm tăng tác dụng chống đông của những nhóm thuốc này.
  • Thuốc kháng cholinergic: Phối hợp với Glucagon làm tăng nguy cơ phát sinh tác dụng phụ.

4. Quá liều và cách xử lý

Sử dụng thuốc Glucagon quá liều làm phát sinh những triệu chứng lâm sàng như ỉa chảy, giảm trương lực cơ dạ dày, buồn nôn và nôn mửa.

Điều trị quá liều thuốc Glucagon chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, bao gồm:

  • Theo dõi nồng độ đường huyết và điện giải
  • Bổ sung kali nếu giảm kali huyết
  • Truyền dịch khi người bệnh nôn nhiều
  • Với bệnh nhân tăng huyết áp đột ngột, tiến hành tiêm tĩnh mạch Phentolamine mesylate 5 – 10mg

Có thể bạn quan tâm

Viên Uống Chống Đột Quỵ Của Nga Dùng Loại Nào Tốt?

Hiện nay trên thị trường có bán nhiều viên uống chống đột quỵ, trong đó các sản phẩm của Nga...

Nhị thập Huyết mạch khang được chia thành 2 thang thuốc nhỏ

Thuốc Dân Tộc Ứng Dụng Bài Thuốc Mỡ Máu Cao Hạ Chỉ Số An Toàn, Hiệu Quả Từ Thảo Dược

Mỡ máu cao (rối loạn lipid máu) đang trở thành vấn đề sức khỏe phổ biến, không chỉ ảnh hưởng...

Bệnh tim nên uống nước gì tốt cho quá trình điều trị?

Bệnh Tim Nên Uống Nước Gì Tốt Để Hỗ Trợ Cải Thiện?

Bệnh tim nên uống nước gì để giúp tăng cường hiệu quả điều trị? Đây là một trong những thắc...

Lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim

Những Cây Thuốc Nam Trị Bệnh Tim Hay, An Toàn, Hiệu Quả

Sử dụng cây thuốc nam trị bệnh tim giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Các hoạt chất có trong...

Triệu chứng nhận biết xơ vữa động mạch vành

Xơ Vữa Động Mạch Vành: Nguyên nhân, Chẩn đoán, Chữa trị

Xơ vữa động mạch vành có khả năng gây biến chứng ảnh hưởng nguy hiểm. Đây là một trong những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *