Serviflox 500 là thuốc gì?

Serviflox 500 là một loại thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị bệnh nhiễm khuẩn như nhiễm trùng đường hô hấp, tiết niệu,…

Serviflox 500
Thuốc Serviflox 500 được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng

I. Thông tin về thuốc Serviflox 500

1. Thành phần

Hoạt chất chính của Serviflox 500 là Ciprofloxacin – một loại kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone có tác dụng chống lại vi khuẩn trong cơ thể.

2. Công dụng

Serviflox 500 được chỉ định điều trị bệnh nhiễm trùng gây ra bởi các loại vi khuẩn. Nó ức chế sự tổng hợp DNA của vi khuẩn, cản trợ quá trình phân chia tế bào nhờ đó tiêu diệt vi khuẩn hiện có và ức chế sự phát triển vi khuẩn mới.

Thuốc được sử dụng điều trị cho nhiều bệnh nhiễm khuẩn nặng như:

  • Viêm phổi
  • Nhiễm trùng đường hô hấp hoặc đường tiết niệu
  • Bệnh lậu
  • Bệnh than
  • Viêm dạ dày ruột
  • Nhiễm trùng xoang, xương, da và khớp
  • Bệnh dịch hạch

3. Cách sử dụng

Người bệnh nên sử dụng thuốc Serviflox 500 theo đúng liều lượng và thời gian quy định của bác sĩ. Không nên tự ý tăng liều, giảm liều vì sẽ làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ. Dùng lâu hơn trong thời gian quy định có thể khiến các vi khuẩn trở nên kháng thuốc. Còn ngưng thuốc đột ngột sẽ khiến người bệnh tái phát nhiễm trùng.

Với viên nén Serviflox 500, bạn nên nuốt toàn bộ viên thuốc với lượng nước vừa đủ, không nên nhai, nghiền nát hoặc phá vỡ.

4. Liều dùng

Liều lượng sử dụng thuốc Serviflox 500 còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cần điều trị. Để xác định được liều lượng chính xác thì người bệnh nên thăm khám với bác sĩ.

Dưới đây là liều lượng tham khảo:

Người lớn

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Cấp tính không biến chứng: 250mg uống 2 lần/ngày trong 3 ngày.
  • Nhẹ đến trung bình: 250mg uống 2 lần/ngày trong 7-14 ngày.
  • Nặng: 500mg uống 2 lần/ngày trong 7-14 ngày.

+ Viêm tuyến tiền liệt mãn tính do vi khuẩn: 500mg uống 2 lần/ngày trong 28 ngày.

+ Nhiễm trùng đường hô hấp dưới:

  • Nhẹ/trung bình: 500mg uống 2 lần/ngày trong 7-14 ngày
  • Nặng/phức tạp: 750mg uống 2 lần/ngày trong 7-14 ngày.

+ Nhiễm trùng cấu trúc da và da:

  • Nhẹ/trung bình: 500mg uống 2 lần/ngày trong 7-14 ngày
  • Nặng/phức tạp: 750mg uống 2 lần/ngày trong 7-14 ngày.

+ Nhiễm trùng xương và khớp:

  • Nhẹ/trung bình: 500mg uống 2 lần/ngày trong 4-6 tuần
  • Nặng/phức tạp: 750mg uống 2 lần/ngày trong 4-6 tuần

+ Viêm xoang cấp tính: 500mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày

+ Nhiễm trùng ổ bụng: 500mg uống 2 lần/ngày trong 7-14 ngày

+ Tiêu chảy truyền nhiễm (nhẹ/trung bình/nặng): 500mg uống 2 lần/ngày trong 5-7 ngày.

+ Thương hàn: 500mg uống 2 lần/ngày trong 10 ngày

+ Nhiễm trùng niệu đạo và viêm cổ tử cung (không biến chứng): 250mg

Trẻ em

+ Nhiễm trùng đường sinh dục:

  • Trẻ sơ sinh: 15mg/kg uống 2 lần/ngày
  • Trẻ em từ 1 tháng đến 18 tuổi): 20mg/kg uống 2 lần/ngày, tối đa 750mg/ngày.

+ Nhiễm trùng đường tiểu:

  • Trẻ sơ sinh: 10mg/kg uống 2 lần/ngày
  • Trẻ em từ 1 tháng đến 18 tuổi: 10mg/kg uống 2 lần/ngày, tối đa 750mg.

+ Nhiễm trùng đường hô hấp dưới trong xơ nang (do nhiễm Pseudomonas):

  • Trẻ em từ 1 tháng đến 18 tuổi: 20mg/kg uống 2 lần/ngày, tối đa 750mg.

+ Bệnh than (điều trị và dự phòng phơi nhiễm):

  • Trẻ em từ 1 tháng đến 18 tuổi: 20mg/kg uống 2 lần/ngày, tối đa 750mg.
liều dùng Serviflox 500
Liều dùng Serviflox 500 còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý cần điều trị

5. Chống chỉ định và thận trọng

Serviflox 500 chống chỉ định với những bệnh nhân quá mẫn với thành phần Ciprofloxacin, tá dược trong thuốc hoặc bất kỳ loại thuốc quinolone nào khác. Phụ nữ đang mang thai, dự định mang thai hoặc cho con bú cũng không nên sử dụng thuốc này vì không có đủ thông tin là nó an toàn với thai nhi.

Những bệnh nhân có tiền sử co giật, suy thận, gan nên sử dụng thuốc này một cách thận trọng. Tốt nhất, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng để tránh nguy hiểm đến sức khỏe.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng

1. Khuyến cáo

  • Thuốc này có thể làm tăng tác dụng của caffeine, do đó người bệnh nên hạn chế sử dụng caffeine trong thời gian này.
  • Serviflox 500 có thể làm nhạy cảm hơn với ánh nắng, vì vậy nên sử dụng kem hoặc mặc quần áo chống nắng khi bạn đi ra ngoài.
  • Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian dùng thuốc này vì nó có thể khiến bạn buồn ngủ.
  • Nên hạn chế sử dụng những sản phẩm từ sữa hoặc có bổ sung canxi vì chúng làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Bạn có thể bị tiêu chảy trong khi sử dụng thuốc này, hãy thăm khám và điều trị với bác sĩ thay vì tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy.

2. Tác dụng phụ

Serviflox 500 có thể gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu nhận thấy những triệu chứng này thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được điều trị và kiểm soát:

  • Đau đầu
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Lở, loét miệng
  • Mệt mỏi
  • Ợ nóng
  • Phát ban da, nổi mề đay, sưng cổ họng/lưỡi/mặt
  • Khó thở
  • Đau cơ
  • Rối loạn chức năng gan
  • Nhịp tim không đều
  • Mất ý thức

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Serviflox 500, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về liều dùng hoặc cách sử dụng thì người bệnh nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thường xuyên đau họng vào ban đêm là triệu chứng của bệnh gì?

Đau họng vào ban đêm không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giấc ngủ mà chúng còn là biểu...

8 cách chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong cực đơn giản

Viêm họng mạn tính là tình trạng viêm mãn tính niêm mạc họng, hầu do nhiễm trùng virus vi khuẩn...

Đốt viêm họng hạt giá bao nhiêu? Tổng chi phí

Đốt viêm họng hạt được xem là phương pháp tối ưu giúp khắc phục triệu chứng của bệnh nhanh chóng...

Những điều bạn nên biết về khiếm thính bẩm sinh

Những điều bạn nên biết về khiếm thính bẩm sinh

GS.BS. Manoj ManiKoth cho biết khiếm thính bẩm sinh là tình trạng trẻ bị suy giảm hoặc mất khả năng...

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất

Phác đồ điều trị viêm amidan cấp và mãn tính mới nhất hiện nay chủ yếu tập trung vào mục...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *