Thuốc Rovamycine® có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Rovamycine là một loại thuốc được sử dụng cho các bệnh nhiễm trùng. Dưới đây là những thông tin thực sự cần thiết về thuốc này mà bạn nên biết trước khi sử dụng.

Rovamycine
Thuốc Rovamycine là một loại thuốc kháng sinh
  • Tên gốc: spiramycin
  • Tên biệt dược: Rovamycine®
  • Phân nhóm: thuốc kháng sinh macrolid

I. Thông tin về thuốc Rovamycine®

1. Dạng bào chế và thành phần

Rovamycine® có sẵn ở các dạng:

  • Rovamycine 250 mg: Mỗi viên nang màu cam và đỏ, được in “ODAN 250” bằng mực đen, có chứa spiramycin 750.000 IU. Thành phần tá dược bao gồm: FD&C Blue No. 1, FD&C Red No. 28, FD&C Red No. 40, FD&C Yellow No. 6, gelatin, lactose, magnesium stearate, sodium croscarmellose, và titanium dioxide.
  • Rovamycine 500 mg: Mỗi viên nang màu xanh và tím, được in “ODAN 500” bằng mực đen, có chứa spiramycin 1.500.000 IU. Thành phần tá dược bao gồm: colloidal silicon dioxide, D&C Red No. 28, D&C Red No. 33, FD&C Blue No. 1, FD&C Red No. 40, gelatin, lactose, magnesium stearate, microcrystalline cellulose, povidone, sodium croscarmellose, talc, và titanium dioxide.

2. Công dụng

Rovamycine là một loại kháng sinh thuộc nhóm thuốc macrolide. Được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn, chẳng hạn như nhiễm trùng phổi, da và miệng. Thuốc này đôi khi cũng được dùng để điều trị bệnh lậu cho những người bị dị ứng với penicillin.

Bác sĩ cũng có thể đề nghị thuốc này để điều trị các vấn đề khác không được liệt kê trên đây.

3. Cách sử dụng và liều dùng

Nhiều thứ có thể ảnh hưởng đến liều dùng thuốc, ví dụ như trọng lượng cơ thể, các vấn đề sức khỏe và các loại thuốc khác. Dưới đây là liều tham khảo:

  • Người lớn: 4 – 6 viên liều 500 mg (tổng liều hàng ngày từ 2000 mg đến 3000 mg) mỗi 24 giờ chia làm 2 lần. Đối với nhiễm trùng nặng, có thể tăng liều lên 8 – 10 viên liều 500 mg (tổng liều mỗi ngày từ 4000 mg đến 5000 mg) chia làm 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ em và trẻ sơ sinh: liều dùng được dựa trên trọng lượng cơ thể của chúng, thông thường khoảng 50 mg/kg.
  • Liều dùng điều trị bệnh lậu: từ 8 – 9 viên liều 500 mg (tổng liều hàng ngày là 4000 mg đến 4500 mg).

Điều quan trọng nhất là người bệnh nên sử dụng thuốc này theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bạn quên một liều, hãy uống nó ngay khi nhớ ra nhưng nếu đã gần đến thời gian của liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục dùng theo lịch bình thường. Đừng dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên vì có thể làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ.

liều dùng Rovamycine
Liều dùng Rovamycine nên được bác sĩ chỉ định

5. Chống chỉ định và thận trọng

Rovamycine chống chỉ định với những trường hợp:

  • Dị ứng với thành phần của Rovamycine
  • Đang điều trị viêm màng não
  • Phụ nữ đang mang thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú

Bên cạnh đó, những người bị suy giảm chức năng gan hoặc bệnh gan nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này vì nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc này ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng, độ ẩm và để xa tầm tay trẻ em. Không nên vứt thuốc xuống bồn rửa, nhà vệ sinh hay rác thải sinh hoạt.

II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Rovamycine®

1. Khuyến cáo

  • Thuốc này có thể làm tăng nguy cơ gặp phải tình trạng nhịp tim bất thường, đặc biệt là khi nó được sử dụng chung với các loại thuốc khác có công dụng tương tự như quinidine, thioridazine, chlorpromazine, mefloquine,…
  • Tránh uống nước ép bưởi khi dùng thuốc Rovamycine vì loại nước này có thể tương tác với thuốc, làm gia tăng mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng
  • Trong quá trình điều trị kéo dài hoặc lặp đi lặp lại với Rovamycine, các vi khuẩn hoặc nấm có thể phát triển quá mức. Nếu tình trạng tồi tệ hơn hoặc không cải thiện thì bạn hãy liên hệ với bác sĩ.

2. Tác dụng phụ

Rovamycine có thể gây ra một số tác dụng phụ, những tác dụng phụ này có thể nhẹ hoặc nặng, tạm thời hoặc vĩnh viễn. Những tác dụng phụ thường gặp bao gồm:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở da
  • Nôn
  • Sốt
  • Dấu hiệu phản ứng dị ứng nhẹ như phát ban da, ngứa
  • Đau dạ dày
  • Cháy máu bất thường và bầm tím
  • Mắt vàng hoặc da vàng

Các tác dụng phụ nghiêm trọng thường hiếm gặp nhưng nếu xảy ra thì người bệnh nên ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ ngay lập tức. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Máu trong nước tiểu
  • Phân có máu
  • Đau ngực
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Nhịp tim không đều
  • Dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như phát ban, nổi mề đay, sưng cổ họng, khó thở

Một số người có thể gặp những tác dụng phụ không được liệt kê. Hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào khiến bạn lo lắng.

3. Tương tác thuốc

Rovamycine có thể tương tác với một số loại thuốc như:

  • Amiodarone, aprepitant
  • BCG (tuberculosis vaccine), bosentan
  • Carbamazepine, cimetidine, cyclosporine
  • Dasatinib, dexamethasone, digoxin, diltiazem
  • Fluconazole, levodopa – carbidopa
  • Metronidazole, norfloxacin
  • Phenobarbital, phenytoin, primidone, quinine
  • Rifabutin, rifampin
  • Sertraline, St. Johns wort
  • Tetracycline, typhoid vaccine
  • Valproic acid, divalproate, verapamil, vinblastine, vincristine
  • Ziprasidone

Để hạn chế những tương tác thuốc có thể xảy ra thì người bệnh nên thông báo với bác sĩ tất cả các thuốc mà bạn đang sử dụng.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Rovamycine. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về liều dùng hoặc cách sử dụng thì người bệnh nên hỏi trực tiếp ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Bị ngứa khắp người không rõ nguyên nhân phải làm sao?

Ngứa toàn thân là một cảm giác luôn khiến cơ thể khó chịu, đôi khi người bệnh không thể biết...

dị ứng bia rượu

Dị ứng bia rượu kéo dài bao lâu? Làm gì nhanh khỏi?

Sau khi uống rượu bia, nhiều người có biểu hiện nổi mẩn đỏ khắp người hay bị ngứa ngáy và...

Trung tâm Thuốc dân tộc khám chữa bệnh mề đay bằng YHCT

15 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Không Dùng Thuốc Bằng Dân Gian

Nhiều bệnh nhân vẫn truyền tai nhau cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian. Cách này liệu có hiệu quả...

Thanh bì Dưỡng can thang – Bài thuốc chữa viêm da dị ứng được chuyên gia và người bệnh tin dùng

Trải qua nhiều năm điều trị thực tế tại Trung tâm Thuốc dân tộc, bài thuốc Thanh bì Dưỡng can...

Chia sẻ 3 cách trị rạn da bằng baking soda đúng cách

Baking soda hoạt động như một chất tẩy da chết tự nhiên, tẩy trắng da, chất chống oxy hóa.  Trị...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *