Thuốc Potriolac là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Potriolac được bào chế với dạng gel bôi có khả năng điều trị các bệnh lý ngoài da. Bên cạnh đó, thuốc còn được bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị bệnh vảy nến. Đây là sản phẩm của Công ty Dược phẩm TW 2 – Việt Nam.

Potriolac
Thông tin cơ bản về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Potriolac

  • Nhóm thuốc: Thuốc điều trị bệnh da liễu
  • Dạng bào chế: Gel bôi ngoài da
  • Quy cách đóng gói: Tuýp 15g

Thông tin về thuốc Potriolac

1. Thành phần

Trong mỗi tuýp Potriolac 15g có chứa 0,75mg Calcipotriol dưới dạng Calcipotriol monohydrat, 7,5mg Betamethason dưới dạng Betamethason dipropionat và lượng thành phần tá dược vừa đủ cho mỗi tuýp.

2. Công dụng

Thuốc Potriolac có công dụng phòng ngừa và điều trị vẩy nến thể mảng ở mức độ từ nhẹ đến vừa.

Lưu ý: Thuốc có khả năng điều trị một số bệnh lý khác không được liệt kê trong bài viết này. Nếu có thắc mắc, bệnh nhân nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ hoặc dược sĩ để được giải đáp cụ thể.

Xem thêm: Các loại kem bôi và thuốc bôi điều trị vảy nến thường được kê đơn

3. Chống chỉ định

Thuốc Potriolac chống chỉ định với những trường hợp sau:

  • Những người có khả năng bị dị ứng với hoạt chất Calcipotriol, hoạt chất Betamethason hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Những người có tiền sử hoặc đang bị rối loạn chuyển hóa calci
  • Bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm độc Vitamin D hoặc tăng calci huyết
  • Những người bị bệnh gan, bệnh thận
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
  • Trẻ em dưới 6 tuổi.

4. Cách dùng và liều lượng

Cách dùng

Bệnh nhân lấy một lượng thuốc Potriolac vừa đủ, bôi thành một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh sau khi đã thực hiện tắm rửa và vệ sinh da sạch sẽ. Dùng tay xoa nhẹ nhàng để thuốc có thể ngấm hết vào da.

Cách sử dụng thuốc bôi ngoài da Potriolac
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc bôi ngoài da Potriolac

Liều lượng

Tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh, chúng ta có liều dùng thuốc ở trẻ em và người lớn như sau:

Đối với người lớn

Bôi thuốc từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng trong 4 tuần.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc quá 100g/tuần.

Đối với trẻ em

Bôi thuốc từ 1 – 2 lần/ngày. Sử dụng trong 1 tuần

Lưu ý:

  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi không sử dụng thuốc quá 50g/tuần
  • Trẻ em trên 12 tuổi không sử dụng thuốc quá 75g/tuần.

5. Bảo quản thuốc

Thuốc Potriolac nên được bảo quản ở nhiệt độ trong phòng (nhiệt độ từ 25 – 30 độ C) và trong bao bì kín. Người dùng không nên bảo quản thuốc trong tủ lạnh, không để thuốc trong phòng tắm và những nơi ẩm ướt khác. Bên cạnh đó, tránh để thuốc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thú nuôi và tầm tay trẻ em.

Khi nhận thấy thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc người dùng đã ngưng sử dụng thuốc, bạn cần xử lý thuốc đúng cách. Không nên xử lý thuốc qua ống dẫn nước, toilet hoặc bỏ thuốc ra ngoài môi trường tự nhiên. Tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến dược sĩ hoặc Trung tâm xử lý rác thải địa phương về cách xử lý thuốc an toàn, không gây ô nhiễm.

6. Giá thuốc

Thuốc Potriolac đang được bán với giá từ 200.000 – 320.000 VNĐ/tuýp 15g.

Tham khảo thêm: Thuốc sinh học chữa bệnh vảy nến mới nhất – Điều cần biết

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Potriolac

1. Khuyến cáo khi dùng

Trong thời gian sử dụng thuốc Potriolac, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, đặc biệt tại những vùng da đang bị bệnh. Bên cạnh đó bệnh nhân cần tránh bôi thuốc lên vùng mặt bởi những thành phần trong thuốc có khả năng làm tăng tỉ lệ kích ứng da mặt, đồng thời gây nên nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng khác.

Ngoài ra, trước khi sử dụng thuốc và trong thời gian sử dụng thuốc bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Bệnh nhân chỉ nên dùng thuốc khi thật sự cần thiết. Đồng thời chỉ sử dụng thuốc khi có yêu cầu từ bác sĩ chuyên khoa
  • Thuốc mỡ chỉ được sử dụng ở ngoài da, tránh để thuốc tiếp tiếp xúc với mắt
  • Trước khi sử dụng thuốc, người bênh cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bạn. Đặc biệt là bệnh gan, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa calci, nhiễm độc Vitamin D và tăng calci huyết
  • Hãy chia sẻ với bác sĩ về tất cả những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Kể cả thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, các loại vitamin, dưỡng chất, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược
  • Người dùng cần rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc với thuốc
  • Không tự ý sử dụng thuốc cho những bệnh lý về rối loạn da khác
  • Trong trường hợp thuốc đã hết hạn sử dụng hoặc gel thuốc có dấu hiệu đổi màu, bạn cần ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời xử lý thuốc đúng cách
  • Trong thời gian sử dụng thuốc, nếu nhận thấy cơ thể có nhiều dấu hiệu bất thường như: Phản ứng dị ứng, phát ban da, ngứa ngáy, sốt, nóng rát… bạn cần báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để được kiểm tra, đồng thời tìm ra cách xử lý thích hợp.

2. Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc Potriolac, người dùng rất dễ gặp phải những tác dụng phụ sau:

  • Kích ứng tại chỗ
  • Ngứa ngáy
  • Nóng, rát tại vùng da tiếp xúc
  • Phát ban đỏ
  • Khô da.

Nếu những tác dụng phụ nêu trên thường xuyên xuất hiện trong suốt quá trình sử dụng thuốc hoặc chúng xuất hiện và kéo dài một thời gian, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, bạn cần gọi đến Trung tâm y tế hoặc đến ngay những bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời nếu gặp phải những dấu hiệu sau:

  • Phản ứng dị ứng
  • Toàn bộ vùng mặt, môi, mắt, lưỡi, cổ họng có dấu hiệu phù nề
  • Sốt cao
  • Khó thở
  • Cơ thể suy yếu, tay chân run rẩy
  • Cơ thể luôn trong cảm giác mệt mỏi
  • Phát ban nghiêm trọng
  • Chóng mặt, hoa mắt
  • Mất phương hướng
  • Viêm da mặt
  • Tăng calci máu hoặc tăng calci niệu
  • Vảy nến bộc phát, eczema

3. Tương tác thuốc

Potriolac có khả năng tương tác với một số loại thuốc điều trị khác làm thay đổi hoạt động chữa bệnh của thuốc. Đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, bạn cần chia sẻ với bác sĩ về những loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Bao gồm các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc theo đơn, thuốc không theo đơn, các loại vitamin, dưỡng chất, thực phẩm chức năng và các loại thảo dược.

Ngoài ra, tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng có khả năng bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng thuốc. Chính vì thế, bạn cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử mắc bệnh và tình trạng sức khỏe của bạn ở hiện tại. Đặc biệt là bệnh gan, bệnh thận, rối loạn chuyển hóa calci, nhiễm độc Vitamin D, tăng calci huyết….

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nên làm gì khi dùng thuốc quá liều?

Trong trường hợp sử dụng thuốc Potriolac quá liều, người bệnh chỉ cần nhanh chóng rửa bỏ phần thuốc vừa bôi trên da. Tuy nhiên nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường do sử dụng thuốc quá liều như: Vùng da bệnh phù nề, sốt cao, xuất hiện phản ứng dị ứng, khó thở, chóng mặt, buồn nôn… người bệnh cần đến ngay bệnh viện gần nhất hoặc gọi đến Trung tâm tế để được hỗ trợ và cấp cứu kịp thời.

Nên làm gì khi dùng thuốc Potriolac quá liều
Nhanh chóng rửa bỏ phần thuốc Potriolac vừa bôi trên da khi sử dụng thuốc quá liều

Nên làm gì khi thiếu một liều thuốc?

Trong trường hợp bỏ lỡ một liều thuốc, người bệnh cần dùng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên nếu liều đã quên quá gần với liều bôi kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và bôi liều kế tiếp đúng như kế hoạch.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Trong thời gian sử dụng thuốc Potriolac, nếu nhận thấy vùng da bị bệnh có dấu hiệu trở nặng hoặc thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi, bạn cần ngưng sử dụng thuốc. Đồng thời báo ngay cho bác sĩ để tiến hành những liệu pháp chữa bệnh thích hợp hơn.

Những thông tin trên sẽ giúp người bệnh hiểu thêm về thành phần, công dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Potriolac. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc và liều lượng cần có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh không nên tự ý mua thuốc, tự ý dùng thuốc để tránh gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Điều này sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh vảy phấn hồng gibert: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn hồng gibert là dạng bệnh cấp tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các của các tổn...

Hút thuốc lá và những ảnh hưởng tồi tệ đến bệnh vẩy nến

Nhiều cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh vẩy nến. Khói...

TT Thuốc dân tộc ưu đãi lớn dành riêng cho bệnh nhân vảy nến hưởng ứng ngày 29/10

Nhân ngày Vảy nến Thế giới 29/10, Trung tâm Thuốc dân tộc quyết định triển khai gói ưu đãi lớn...

10 đồ uống tốt cho bệnh vảy nến – Hỗ trợ điều trị

Chế độ ăn uống khoa học cũng chính là biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà các đối tượng...

Vảy nến bộ phận sinh dục (vùng kín): Dấu hiệu & điều trị

Vảy nến bộ phận sinh dục chiếm tỉ lệ khoảng 33% các ca bệnh vảy nến. Căn bệnh này gây...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *