Thuốc Pancrelipase: Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ

Pancrelipase là một loại thuốc chứa các enzyme tiêu hóa có chức năng phân hủy và tiêu hóa các chất béo, tinh bột và các protein khác trong cơ thể. Tìm hiểu rõ các thông tin về loại thuốc này sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách và an toàn. 

Thuốc Pancrelipase được chỉ định cho các trường hợp bị thiếu hụt các enzyme tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra
Thuốc Pancrelipase được chỉ định cho các trường hợp bị thiếu hụt các enzyme tiêu hóa do tuyến tụy tiết ra
  • Tên hoạt chất: Pancrelipase
  • Tên thương hiệu: Pancreaze, Creon, Pertzye.
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng thuốc: Viên nén, viên nang giải phóng chậm.

I/ Thông tin về thuốc Pancrelipase

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng Pancrelipase, bạn cần nắm rõ một số thông tin như sau:

1. Công dụng

Pancrelipase là một loại thuốc được kết hợp bởi 3 loại enzyme là lipase, protease và amylase. Đây là các enzyme được tuyến tụy tiết ra và có chức năng quan trọng trong việc tiêu hóa chất béo, các protein và tinh bột có trong thức ăn. Khi tuyến tụy trong cơ thể không thể sản xuất đủ các loại enzyme trên, thuốc Pancrelipase sẽ được sử dụng để khắc phục tình trạng này.

Thông thường, việc thiếu hụt các enzyme tiêu hóa là do cơ thể mắc các căn bệnh như xơ nang, viêm tụy mãn tính, tắc nghẽn ống tụy, ung thư tuyến tụy, các trường hợp mới phẫu thuật cắt bỏ tuyến tụy.

Ngoài ra, thuốc Pancrelipase có thể được chỉ định cho các trường hợp không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để được cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.

2. Dạng thuốc

Pancrelipase được điều chế ở các dạng như sau:

  • Viên nén.
  • Viên nang giải phóng chậm.

3. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng và mức độ bệnh lý khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều dùng phù hợp. Thông thường, thuốc sẽ được sử dụng với liều lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi): Dùng với liều lượng 3.000 đơn vị lipase (1 viên).
  • Trẻ từ 1 – 4 tuổi: Liều dùng ban đầu là 1.000 đơn vị lipase/ kg/ ngày. Sau đó dùng với liều lượng tối đa là 2.500 đơn vị lipase/ kg/ ngày.
  • Đối tượng từ 4 tuổi trở lên: Sử dụng thuốc với liều lượng ban đầu là 500 đơn vị lipase/ kg. Sau đó tiếp tục uống thuốc với liều lượng 2.500 đơn vị lipase/ kg.

4. Cách sử dụng

Để thuốc phát huy được tối đa công dụng chữa bệnh, khi sử dụng Pancrelipase, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ đã chỉ định. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
  • Pancrelipase tồn tại với nhiều tên thương hiệu khác nhau. Do đó, nếu muốn chuyển sang sử dụng thuốc với tên thương hiệu khác thì cần phải báo trước với bác sĩ.
  • Nên nuốt cả viên cùng với nước. Không được nghiền nát hoặc ngậm thuốc lâu trong miệng. Điều này có thể làm kích ứng miệng và thay đổi cách thức hoạt động của thuốc.
  • Nếu là thuốc dạng viên nang giải phóng chậm, bạn có thể trộn chúng với một chút chất lỏng hoặc các đồ uống khác để dễ uống hơn. Sau khi uống thuốc, hãy làm sạch khoang miệng bằng cách sử dụng thêm 1 cốc nước lọc hoặc một ly nước ép trái cây. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc theo cách này.
  • Khi sử dụng viên nang giải phóng chậm cho trẻ nhỏ, có thể trộn thuốc với nước hoặc các thực phẩm mềm như táo nghiền, sinh tố và cho trẻ ăn ngay. Tuyệt đối không được cho thuốc vào sữa mẹ hoặc các loại sữa khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể đổ trực tiếp bột thuốc vào miệng của bé, sau đó, cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch khoang miệng.
  • Tránh để bột thuốc từ viên nang dính vào da và không được hít dạng bột này. Vì chúng có thể gây ra các vấn đề về mũi và phổi hoặc làm kích ứng da.
  • Không được sử dụng thuốc đã hết hạn hoặc bị biến chất.
  • Cần kiên trì dùng thuốc cho đến khi hết liều lượng được quy định. Không được ngưng thuốc giữa chừng, kể cả khi bạn thấy cơ thể khỏe hơn.
  • Không được tự ý đưa thuốc của bản thân cho người khác sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Sau một thời gian dùng thuốc mà thấy tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc nặng hơn, hãy đi khám để được thăm khám và được tư vấn cách điều trị phù hợp.

5. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Pancrelipase

Thuốc Pancrelipase có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng
Thuốc Pancrelipase có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng

1. Tác dụng phụ

`Tương tự như các loại thuốc tây khác, khi sử dụng Pancrelipase, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như sau:

  • Buồn nôn
  • Đầy hơi
  • Đau dạ dày.
  • Tiêu chảy, đi ngoài thường xuyên.
  • Gây kích thích trực tràng.
  • Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu.
  • Giảm cân.
  • Ho.

Ngoài ra, thuốc có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Liên hệ với các trung tâm y tế hoặc các bác sĩ để được cấp cứu kịp thời khi thấy cơ thể có các biểu hiện như sau:

  • Phát ban da.
  • Khó thở hoặc khó nuốt.
  • Đau và sưng tại các khớp.
  • Đau bụng trầm trọng.
  • Táo bón nặng.

2. Thận trọng

Trước khi sử dụng thuốc pancrelipase, bạn cần phải thông báo đầy đủ với các bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý của bản thân. Đặc biệt là khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dị ứng với pancrelipase, hoặc mắc bất kỳ dị ứng nào khác.
  • Mắc các vấn đề về tụy, đặc biệt là khi bị sưng tụy đột ngột, viêm tụy cấp…
  • Bệnh gout.
  • Mắc các bệnh lý về thận.
  • Các vấn đề về ruột.
  • Nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
  • Bị tiểu đường.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú hoặc đang có dự định mang thai.
  • Có ý định phẫu thuật hoặc vừa mới phẫu thuật.
  • Đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ và người lớn tuổi.

3. Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi cách thức hoạt động của thuốc, làm gia tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ. Do đó, trước khi sử dụng pancrelipase, hãy thông báo cho các bác sĩ biết tất cả các loại thuốc mà bạn đang dùng, kể cả các loại vitamin và thảo dược. Đặc biệt là khi sử dụng các loại thuốc như sau:

  • Aspirin
  • Nexium
  • Aciphex
  • Ambien
  • Vitamin B12, C, D2, D3.
  • Protonix
  • Novolog
  • Synthroid
  • Cymbalta
  • Lantus
  • Natri bicarbonate

Ngoài ra, còn có nhiều loại thuốc khác có thể tương tác với thuốc pancrelipase. Hãy trao đổi với các bác sĩ để nắm rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Hãy dùng liều tiếp theo như đã được chỉ định. Không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng để bắt kịp.
  • Dùng quá liều: Gọi ngay cho các trung tâm y tế hoặc các bác sĩ để được tư vấn cách xử lý khi thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường.

Sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào để điều trị cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Do đó khi sử dụng Pancrelipase, để tránh gặp phải những vấn đề không mong muốn, nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều cần thiết.

Click xem thêm

Chi phí chữa bệnh trĩ 2023- Chi tiết theo cấp độ bệnh

Chi phí chữa bệnh trĩ luôn là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của đa phần bệnh nhân....

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ bạn cần cảnh giác

Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ảnh...

10+ thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt tốt nhất – Uống là khỏi

Việc lựa chọn được loại thuốc điều trị viêm đại tràng co thắt phù hợp chính là yếu tố quan...

nhận biết và điều trị bệnh trĩ ở trẻ em

Các dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở trẻ em và cách điều trị phù hợp

Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống ngày nay, thường gặp nhất là ở người trưởng...

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu tươi sau sinh do đâu, làm sao hết?

Nồng độ nội tiết tố bất thường, táo bón, trĩ, u bướu đường tiêu hóa… có thể khiến chị em...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.