Thuốc Nimesulide có tác dụng gì?
Nimesulide là loại thuốc được sử dụng với mục đích kháng viêm, giảm đau, hạ sốt,… cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Người sử dụng thuốc cần tìm hiểu rõ thông tin trước khi sử dụng.
- Tên hoạt chất: Nimesulide.
- Tên biệt dược: Nimesulide, Nimesulide 100mg.
- Phân nhóm: Thuốc chống viêm.
- Dạng bào chế: Viên nén, dung dịch, gel bôi, thuốc đặt.
I. Những thông tin cần biết về thuốc Nimesulide
1. Chỉ định
Nimesulide được chỉ định để điều trị các bệnh lý sau:
- Điều trị gút và các bệnh về xương khớp.
- Giảm đau và viêm sau phẫu thuật.
- Bong gân, viêm gân sau khi bị chấn thương.
- Hạ sốt.
- Đau bụng kinh ở phụ nữ và trẻ em ở độ tuổi dậy thì.
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng khác không được chúng tôi liệt kê dưới đây, người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc đúng với mục đích cần được điều trị.
2. Thành phần thuốc
Nimesulide là thuốc kháng viêm không steroid với thành phần chính trong thuốc là nimesulide.
3. Dược lực, cơ chế hoạt động
Dược lực
Kháng viêm, giảm đau và hạ sốt là ba đặc tính của thuốc Nimesulide.
Dược động học
Thuốc nimesulide gắn kết mạnh với protein huyết tương.
Đối với 100 mg (tương ứng với một viên thuốc Nimesulide), sau 2 – 3 giờ sử dụng thuốc, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt 4 mcg/ml.
Tại màng hoạt dịch, nồng độ tối đa của huyết tương sau khi uống thuốc từ 3 – 12 giờ và đạt được mức hằng định trong từ 24 – 36 giờ.
Nimesulide được chuyển hóa hoàn toàn gần như ở gan, khoảng 50 – 71 % bài tiết qua nước tiểu, một phần qua phân.
Và thời gian bán hủy trong huyết tương từ 2 – 5 giờ.
4. Dạng bào chế
Thuốc Nimesulide được điều chế ở nhiều dạng và hàm lượng khác nhau, cụ thể:
- Viên nén: 50 mg, 100mg.
- Hỗn dịch uống: 50 mg/5 ml.
- Gel dùng ngoài: 10 mg/30 gm.
5. Chống chỉ định
Thuốc Nimesulide chống chỉ định với các trường hợp sau:
- Bị dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
- Người bệnh đang có vấn đề về gan ở mức trung bình hoặc nặng.
- Suy thận.
6. Cách sử dụng
Dùng thuốc Nimesulide lúc bụng đói hoặc trước khi ăn, lưu ý bệnh nhân cần uống nhiều nước để quá trình hấp thụ thuốc diễn ra tốt hơn.
- Đối với thuốc dạng viên nén: Uống 1 viên/lần mỗi ngày uống 2 lần (buổi sáng và tối), nếu cần thiết có thể uống 2 viên cho mỗi lần uống.
- Dạng thuốc đạn: Người bệnh cần vệ sinh sạch hậu môn bằng nước ấm trước khi dùng thuốc, mỗi ngày 2 lần. Trong những trường hợp thuốc không thể giữ được độ cứng do nhiệt độ môi trường quá cao, trước khi sử dụng cần đặt thuốc vào tủ lạnh ít phút để thuốc cứng trở lại.
- Thuốc gel bôi ngoài da: Làm sạch vùng da cần bôi, thoa một lớp mỏng lên vùng bị tổn thương, mỗi ngày bôi 2 – 3 lần.
7. Liều dùng
Người lớn
- Liều dùng điều trị giảm đau (sau phẫu thuật, bụng kinh, xương khớp):
Viên nén: Sử dụng 100 mg uống mỗi ngày 2 lần (buổi sáng và tối) mỗi lần 1 – 2 viên.
Thuốc đạn: Sử dụng 200 mg, đặt mỗi ngày 2 lần. Tuy nhiên, đối với các trường hợp người bệnh bị viêm hậu môn, viêm trực tràng, bị táo bón thì không được dùng thuốc đạn.
- Liều dùng điều trị giảm đau hoặc viêm sau khi bị chấn thương:
Gel bôi ngoài da: dùng 3% gel thoa một lớp mỏng lên vùng bị bong gân hoặc bị viêm, bệnh nhân có thể tự ước lượng gel cần sử dụng sao cho đủ bôi, có thể là nhiều hơn hoặc ít hơn tùy vào vùng bị thương và tránh bôi gel lên các vết thương hở.
Đối với người lớn, thời gian sử dùng thuốc không quá 15 ngày, nếu không có dấu hiệu thuyên giảm cần có phương pháp điều trị khác thay vì dùng thuốc.
Trẻ em
Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc để tránh các trường hợp xấu xảy ra.
Thông tin chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn trước khi quyết định sử dụng thuốc.
8. Bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nới khô ráo, tránh xa tầm tay của trẻ em.
Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng và cần có cách xử lý thuốc hết hạn sao cho đúng cách.
II. Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc
1. Khuyến cáo khi dùng thuốc Nimesulide
Thận trọng trong việc sử dụng thuốc cho các đối tượng:
- Phụ nữ mang thai và thời kỳ cho con bú.
- Trẻ em dưới 12 tuổi (nếu sử dụng thuốc sẽ gây ra các vấn đề về gan).
- Tiền sử mắc bệnh đường tiêu hóa, tiền sử về xuất huyết dạ dày, suy thận, suy gan.
- Bệnh nhân bị rối loạn đông máu.
Người bệnh cần thông báo đầy đủ cho bác sĩ biết được tình trạng bệnh lý sức khỏe hiện tại trước khi sử dụng thuốc.
2. Tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình điều trị thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng phụ của thuốc như:
- Rối loạn tiêu hóa: Ợ nóng, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,… có thể có các triệu chứng như xuất huyết dạ dày, viêm loét đường tiêu hóa, tăng men gan.
- Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ.
- Sưng phù.
- Phát ban da.
- Ngứa.
Tùy vào cơ thể của mỗi người có thể gây ra các vấn đề khác, bệnh nhân nên ngừng sử dụng thuốc để ổn định và tiếp tục theo dõi bệnh tình trước khi sử dụng thuốc trở lại.
3. Tương tác thuốc
Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý khi trong quá trình điều trị sử dụng đồng thời thuốc Nimesulide và các thuốc khác gây ra tác dụng phụ:
- Thuốc chống viêm, giảm đau không steroid.
- Thuốc chống co giật, thuốc kháng nấm, thuốc chống lao.
- Thuốc gây độc cho gan.
Nếu thực sự cần thiết để làm tăng hiệu quả cho thuốc Nimesulide thì kết hợp với các thuốc chống đông, thuốc chứa lithium nhưng cần phải theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và sinh học như: Thời gian máu chảy, chỉ số prothrombin, nồng độ lithium máu,…
4. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?
Khi cơ thể có các triệu chứng xấu bởi các tác dụng phụ của thuốc gây ra hoặc cơ thể không ổn định, không thể xác định được tình trạng sức khỏe, mất cân bằng khi sử dụng thuốc thì người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc và báo ngay cho bác sĩ điều trị.
Có thể bạn quan tâm
- Những loại thuốc Tây y chữa bệnh Gout hiện nay
- Feburic là thuốc gì? Được chỉ định cho đối tượng nào?
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!