Thuốc Nebicard là thuốc gì?

Thuốc Nebicard được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Torrent. Là một loại thuốc chặn beta vì vậy Nebicard thường được sử dụng để hạ huyết áp, giảm đau ngực hoặc điều trị các bệnh khác liên quan đến tim mạch.

Thông tin chung về thuốc Nebicard

  • Tên biệt dược: Nebicard.
  • Tên hoạt chất: Nebivolol.
  • Nhóm thuốc: Thuốc tim mạch.
  • Dạng thuốc: Viên nén.
Thuốc tim mạch Nebicard loại 5mg
Thuốc tim mạch Nebicard loại 5mg

1/ Công dụng của thuốc

Thuốc Nebicard được sử dụng trong điều trị các bệnh về tim và mạch máu như:

  • Làm giảm huyết áp cao ở những bệnh nhân bị tăng huyết áp.
  • Quản lý các triệu chứng của suy tim, đồng thời cải thiện lưu lượng máu đến tim.
  • Giảm các triệu chứng đau ngực và các triệu chứng khác do cao huyết áp gây ra.

2/ Cơ chế hoạt động

Thuốc Nebicard hoạt động như một chất chặn beta vì vậy nó có khả năng chặn các vị trí thụ thể beta trong tim, mạch máu và phổi. Bên cạnh đó thuốc còn làm chậm hoạt động của một số chất tự nhiên trên cơ thể như epinephrine làm thư giãn các mạch máu, giảm áp lực và cải thiện lưu lượng máu đến tim.

3/ Chống chỉ định khi sử dụng thuốc

Thuốc Nebicard không được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Ở những bệnh nhân bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Nebicard.
  • Bệnh nhân bị suy gan nặng hoặc gặp phải các vấn đề về bệnh gan.
  • Không được sử dụng cho những bệnh nhân bị rối loạn tuần hoàn máu hoặc bị sốc tim.
  • Tránh dùng Nebicard cho những bệnh nhân bị suy tim nặng.
  • Những người gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến tim như tắc nghẽn tim, hội chứng xoang,…
  • Bệnh nhân bị hen phế quản, có thắt phế quản hoặc gặp các vấn đề liên quan đến đường thở bị tắc nghẽn cũng không được sử dụng thuốc.
  • Thuốc không được khuyến cáo sử dụng ở những bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên dùng thuốc Nebicard vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi và em bé.
  • Không nên uống rượu trong khi dùng thuốc sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.
  • Không được sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi.

Tham khảo thêm: Bệnh Tim Nào Nguy Hiểm Nhất? 6 Căn Bệnh Chớ Bỏ Qua

4/ Cách dùng và liều lượng dùng thuốc

Thuốc Nebicard được sử dụng bằng cách uống nguyên viên thuốc bằng đường miệng với nước lọc. Tuyệt đối không nên nhai hoặc nghiền nát thuốc khi uống sẽ làm mất tác dụng.

Liều lượng sử dụng thuốc như sau:

  • Ở bệnh nhân bị tăng huyết áp: mỗi ngày uống 1 viên thuốc Nebicard 5mg, hiệu quả sẽ thấy sau 1 – 2 tuần.
  • Bệnh nhân bị suy thận: liều lượng ban đầu là 2,5 mg/ ngày, nếu cần thiết bác sĩ sẽ điều chỉnh lên 5 mg/ ngày.
  • Bệnh nhân cao tuổi: người bệnh từ 65 tuổi trở lên liều ban đầu được khuyến khích sử dụng là 2,5 mg/ ngày, khi cần thiết có thể tăng lên 5 mg/ ngày. Với những bệnh nhân từ 75 tuổi trở lên phải thận trọng và được kiểm soát chặt chẽ khi dùng thuốc.

5/ Bảo quản thuốc như thế nào?

Thuốc Nebicard  cần được bảo quản cẩn thận để tránh làm hư hỏng và mất tác dụng khi uống thuốc:

  • Sau khi uống thuốc nên cất vào hộp để tránh bị thất lạc hoặc mất thuốc.
  • Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, có nhiệt độ phòng thích hợp.
  • Không nên vứt thuốc bừa bãi, sau khi sử dụng xong hãy cất thuốc ở vị trí tránh xa tầm tay trẻ em.
  • Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc gần khu vực có nước sẽ dễ gây hư hỏng.

 

Viên thuốc Nebicard
Viên thuốc Nebicard

Tham khảo thêm: 9 Loại Thuốc Trị Bệnh Tim Thường Được Bác Sĩ Chỉ Định

Lưu ý khi sử dụng thuốc Nebicard

1/ Thận trọng khi dùng

Trong quá trình uống thuốc có thể bạn sẽ gặp phải những tác dụng như chóng mặt, buồn ngủ vì vậy không được lái xe khi xuất hiện những triệu chứng này.Nếu phát hiện thuốc có hiện tượng bị hư hỏng hay giả mạo nên vứt ngay lập tức và không được sử dụng.

Báo cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn muốn dùng chung thuốc Nebicard  với một thuốc khác. Khi xảy ra bất cứ tác dụng không mong muốn nào hãy dừng uống thuốc và đến bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán.

2/ Tác dụng phụ của thuốc Nebicard

Trong quá trình sử dụng thuốc Nebicard  có thể bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ không ong muốn sau:

  • Đau đầu.
  • Chóng mặt.
  • Mệt mỏi và yếu đuối bất thường.
  • Tiêu chảy.
  • Mất ngủ.
  • Sưng mặt, môi, mí mắt, lưỡi, tay, chân.
  • Tăng cholesterol trong máu.
  • Đau ngực, khó chịu.
  • Huyết áp giảm.
  • Khó thở.
  • Tăng cân.
  • Tê, ngứa ran ở tay chân.
  • Các phản ứng dị ứng như phát ban, ngứa, đỏ da,…

Nếu gặp phải một trong các tác dụng phụ trên bạn nên đến ngay bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phương pháp chữa trị kịp thời.

3/ Tương tác thuốc

Thuốc Nebicard có thể tương tác với rượu gây nên một số triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, thay đổi nhịp tim vì vậy tránh sử dụng rượu khi dùng thuốc. Thuốc còn gây nên tình trạng nghiêm trọng ở một số bệnh như:

  • Bệnh hen suyễn.
  • Bệnh tắc nghẽn tim mạch.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh gan.
  • Bệnh tăng nhãn giáp.
  • Bệnh cường giáp.
  • Bệnh nhược cơ.

Tương tác với một số thuốc sau:

  • Amlodipin.
  • Diltiazem
  • Fluoxetine
  • Amiodarone
  • Aminophylin
  • Ergotamine

Hãy báo cho bác sĩ biết nếu bạn mắc phải những bệnh trên hoặc đang sử dụng một trong những loại thuốc trên để được điều chỉnh và kê đơn hợp lý nhất.

4/ Giá thuốc Nebicard

Hiện nay thuốc Nebicard được bán rộng rãi và phổ biến tại một số nhà thuốc trên toàn quốc với giá dao động từ 250.000 – 300.000 đòng 1 hộp 5 vỉ x 10 viên.

Thuốc Nebicard mỗi hộp 5 vỉ x 10 viên
Thuốc Nebicard mỗi hộp 5 vỉ x 10 viên

Trên đây là một số thông tin tham khảo về thuốc Nebicard, nếu bạn vẫn còn thắc mắc vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác nhất.

Có thể bạn quan tâm

Những yếu tố quyết định chi phí điều trị đột quỵ

Chi Phí Điều Trị Đột Quỵ Bao Nhiêu? Bảng Giá Từ Bộ Y Tế

Chi phí điều trị đột quỵ bao nhiêu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đây chứng bệnh cực...

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là gì? Có nên thực hiện?

Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Có Thật Sự Là Cách Tốt?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là phương pháp được nhiều người truyền tai nhau. Thực hư mẹo chữa này...

Hướng dẫn sơ cứu tai biến tại chỗ đúng cách

Sơ Cứu Tai Biến: Cách Thực Hiện An Toàn Cho Người Bệnh

Biết cách sơ cứu tai biến giúp bạn chủ động xử lý tình huống, hỗ trợ người bệnh an toàn...

Dấu hiệu nhận biết suy thận do tăng huyết áp

Tăng Huyết Áp Gây Suy Thận và Cách Ngăn Chặn, Chữa Trị

Tăng huyết áp gây suy thận là biến chứng có thể xảy ra nếu người bệnh không phát hiện và...

Dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ

7 Dấu Hiệu Nhồi Máu Cơ Tim Ở Phụ Nữ Dễ Nhận Biết Nhất

Nhận biết sớm các dấu hiệu nhồi máu cơ tim ở phụ nữ, điều trị phòng tránh biến chứng. Dựa...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *