Mycoster là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Khi bị các bệnh ngoài da như viêm da tiết bã, nấm kẽ chân,… bác sĩ vẫn hay chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc. Nhưng phần lớn bệnh nhân vẫn chưa hiểu rõ công dụng cũng như cách hoạt động của loại thuốc này. 

thuốc Mycoster
Bác sĩ hay chỉ định dùng thuốc Mycoster để điều trị cho một số trường hợp bị bệnh ngoài da
  • Tên gốc: ciclopiroxolamine
  • Tên biệt dược: Mycoster® 1%
  • Phân nhóm: thuốc diệt nấm và ký sinh trùng tại chỗ

Thông tin về thuốc Mycoster

Nhiều bệnh nhân vẫn còn mơ hồ về những thông tin xung quanh thuốc Mycoster. Trong khi trước khi sử dụng thuốc bạn nên nắm những thông tin cụ thể như sau:

Tác dụng

Thuốc Mycoster chuyên được dùng để điều trị các triệu chứng của một số bệnh ngoài da. Cụ thể là các trường hợp bệnh do vi khuẩn, nấm… gây nên. Thông thường được áp dụng đối với các bệnh nhân bị viêm da tiết bã, nấm kẽ chân…

Dược lực và cơ chế hoạt động

Khi thuốc tác động lên da thì các hoạt chất trong thuốc sẽ khuếch tán trong các biểu bì và nang lông. Đặc biệt bề mặt lớp sừng sẽ phát huy tác dụng và dễ dàng thấm thấu thuốc vào bên trong. Thông thường thời gian thuốc phát huy tác dụng là từ 1 đến 1.5 giờ sau khi bôi.

Dạng bào chế

Thuốc Mycoster được sử dụng dưới 3 dạng là

  • Dạng bột
  • Dạng dung dịch
  • Dạng kem
thuốc Mycoster dạng bột
Thuốc Mycoster có thể được dùng dưới dạng bột

Chống chỉ định

Không dùng cho bệnh nhân bị mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Vì chưa có nghiên cứu khẳng định thuốc an toàn với hai đối tượng này. Chính vì vậy trước khi sử dụng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Cách sử dụng và liều dùng

Tùy theo từng dạng bào chế mà có cách sử dụng khác nhau. Nhưng tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết rõ liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Cụ thể như sau:

# Thuốc dạng kem hoặc dung dịch 

Bôi lên da mỗi ngày 2 lần từ 2 đến 4 tuần. Duy trì bôi mỗi ngày 1 lần trong tháng tiếp theo.

# Thuốc dạng bột 

Dùng mỗi ngày 1 lần lên vùng da bị tổn thương. Áp dụng trong khoảng 4 tuần.

Bảo quản thuốc

Mỗi loại thuốc có cách bảo quản khác nhau, chính vì vậy mà người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả trong suốt quá trình sử dụng.

Thuốc Mycoster cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ánh nắng mặt trời. Chú ý không nên dùng thuốc khi đã quá hạn sử dụng và khi có dấu hiệu chuyển màu bất thường, ẩm mốc.

Tham khảo thêm: Thuốc Acirax có tác dụng gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Mycoster

Để phát huy tối đa hiệu quả của thuốc Mycoster, ngoài việc sử dụng theo đúng những gì đã được chỉ dẫn, người bệnh cũng cần phải lưu ý một vài vấn đề như sau:

Khuyến cáo khi dùng thuốc

Trước khi sử dụng thuốc bạn cần phải:

  • Báo cho bác sĩ nếu có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc có tiền sử dị ứng bất kì loại thuốc nào.
  • Báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú. Vì chưa có công trình nào khẳng định mức độ an toàn của thuốc khi sử dụng cho hai đối tượng này.
  • Nếu có những vấn đề bất thường về sức khỏe cũng nên báo với bác sĩ.
  • Thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Kể cả thảo dược, thực phẩm chức năng hoặc thuốc đông y…

Tác dụng phụ của thuốc

Người dùng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc. Cụ thể có các trường hợp thường gặp như:

  • Da có dấu hiệu giống như bị bỏng
  • Trên da xuất hiện ban đỏ, ngứa khi bôi thuốc
  • Xuất hiện mụn nước với những trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xuất hiện các dấu hiệu bệnh khác. Khi có bất cứ phản ứng bất thường nào cũng phải liên hệ với bác sĩ để có phương án can thiệp kịp thời.

Tương tác thuốc

Thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của một số loại thuốc khác. Chính vì vậy, người bệnh nên thông báo với bác sĩ nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào. Kể cả thuốc không kê toa, thực phẩm chức năng, thảo dược hoặc thuốc đông y.

Một số loại thực phẩm có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc. Chính vì vậy nên tham khảo thật kĩ ý kiến của bác sĩ về vấn đề này.

Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Đây là hai trường hợp rất hay gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc, chính vì vậy bạn nên tham khảo để biết mình cần làm gì nếu không may gặp phải. Với trường hợp dùng thiếu liều thì nên dùng ngay sang liều tiếp theo, tuyệt đối không dùng gấp đôi liều để bù lại. Với trường hợp dùng quá liều thì nên báo ngay với bác sĩ để có phương án điều trị kịp thời.

Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Ngưng sử dụng thuốc nếu các dấu hiệu bệnh có xu hướng trầm trọng hơn. Không nên dùng thuốc quá 4 tuần nếu không có chuyển biến tích cực. Lúc này người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp hơn.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ bạn đã hiểu hơn về công dụng cũng như cách sử dụng thuốc Mycoster. Nếu khi sử dụng có bất kỳ thắc mắc nào thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ hơn.

Có thể bạn quan tâm

Bonihair trị rụng tóc, bạc sớm và thông tin cần biết

Bonihair là thực phẩm chức năng hỗ trợ làm giảm chứng rụng tóc và tóc bạc sớm. Đây là sản...

Trong dân gian, lá ổi được dùng để điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có bệnh chàm.

Lưu ngay bài thuốc trị chàm bằng lá ổi hiệu quả lại rẻ tiền

Điều trị bệnh chàm bằng các bài thuốc nam là một phương pháp điều trị quen thuộc. Lá ổi là...

Dày sừng nang lông ở trẻ em: Nguyên nhân và cách trị

Dày sừng nang lông là một tình trạng mãn tính. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ em và...

Tìm hiểu dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng thời tiết là bệnh lý ngoài da thường gặp trong những ngày giao mùa hoặc thời tiết thay...

Dị ứng xi măng: Dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Dị ứng xi măng là một dạng dị ứng khá hiếm gặp, tuy nhiên lại có thể gây ra những...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *