Thuốc Mofen là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Mofen là một loại thuốc giảm đau được sử dụng để điều trị các triệu chứng đau cấp tình ở người lớn. Nó hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sản xuất một số chất gây viêm của cơ thể.

  • Tên biệt dược: Mofen.
  • Tên hoạt chất: Ibuprofen.
  • Nhóm thuốc: Thuốc giảm đau, chống viêm.
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim.
Thuốc giảm đau Mofen 400 mg
Thuốc giảm đau Mofen 400 mg

Thông tin chung của thuốc

1/ Công dụng của thuốc Mofen

Thuốc Mofen được sử dụng để làm giảm các tình trạng như đau đầu, đau răng, chuột rút, đau cơ hoặc viêm khớp. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để hạ sốt, giảm đau do cúm, cảm.

Một số tác dụng giảm các triệu chứng đau của thuốc:

  • Đau nhẹ đến đau vừa: giảm đau do bong gân, chủng, chấn thương thể thao,…
  • Giảm triệu chứng đau nửa đầu.
  • Làm giảm sưng và đau ở khớp.
  • Viêm gân: làm giảm đau và sưng liên quan đến các mô kết nối giữa cơ và xương.
  • Giảm các triệu chứng đau bụng kinh.

2/ Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động của Mofen là nhờ một hoạt chất chống viêm không steroid hoạt động bằng cách ngăn chặn sự giải phóng một số chất truyền tin hóa học trong não gây đau và viêm.

Dược động học:

Thuốc Mofen hấp thu hoàn toàn từ đường tiêu hóa, khi dùng chung với thức ăn sẽ làm quá trình hấp thu trở chậm hơn. Có đến 90% lượng thuốc sau khi uống sẽ được chuyển hóa ở gan.

Thuốc được bài tiết chủ yếu qua đường tiểu với 80% trong đó 70% là dưới dạng các chất chuyển hóa, 10% là các chất không thay đổi. Bên cạnh đó thuốc còn được đào thải 20% qua ruột dưới dạng các chất chuyển hóa.

3/ Chống chỉ định khi sử dụng thuốc

Để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc, những trường hợp sau đây không nên sử dụng hoặc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc:

  • Bệnh nhân bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc như ibuprofen, aspirin,…không nên sử dụng.
  • Những bệnh nhân từng trải qua các phẫu thuật liên quan đến tim.
  • Chống chỉ định đối với những bệnh nhân mắc các bệnh về thận, gan, bệnh nhân bị hen suyễn, nổi mề đay hoặc viêm loét dạ dày.
  • Những người bị sốt xuất huyết khi sử dụng Mofen sẽ gây ra hiện tượng rò rỉ mao mạch và suy tim.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn mắc các bệnh sau: lupus ban đỏ hệ thống, chảy máu hoặc rối loạn đông máu, poplyp trong mũi,…
  • Mofen nếu dùng cho phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng và gây hại cho thai nhi vì vậy nếu bạn sự định có thai hoặc đang mang thai nên báo cho bác sĩ biết.
  • Thuốc cũng không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú vì có khả năng truyền vào tuyến sữa mẹ.
  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi không được dùng thuốc nếu chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

4/ Cách sử dụng thuốc

Thuốc sẽ phát huy tối đa tác dụng nếu như bạn uống đúng cách, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên toa thuốc trước khi uống hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ về cách sử dụng thuốc. Thuốc Mofen được hướng dẫn sử dụng như sau:

  • Thuốc Mofen được dùng để uống trực tiếp bằng đường miệng, không nhai nhỏ hoặc nghiền nát thuốc để uống.
  • Mỗi lần uống nên uống với một ly nước lọc đầy khoảng 240ml, không được uống chung với các loại nước khác nếu chưa có ý kiến bác sĩ.
  • Thuốc được khuyên sử dụng sau bữa ăn để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Sau khi uống không được nằm xuống ngay lập tức, ít nhất là 10 phút.
  • Nếu bạn có tiền sử bệnh đau dạ dày thì nên dùng thuốc với thức ăn, sữa hoặc thuốc kháng axit.Thuốc Mofen được sử dụng để uống bằng đường miệng
      Thuốc Mofen được sử dụng để uống bằng đường miệng

5/ Liều lượng sử dụng thuốc

Liều lượng sử dụng thuốc sẽ phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh và độ tuổi. Cụ thể như sau:

Ở người lớn mắc các bệnh sau:

  • Đau bụng kinh: 200 mg đến 400 mg uống cách nhau từ 4 đến 6 giờ khi cần thiết.
  • Viêm xương khớp: liều ban đầu là 400 mg đến 800 mg mỗi lần uống cách nhau từ 6 đến 8 giờ. Sau đó, có thể tăng lên liều tối đa là 3200 mg tùy vào từng tình trạng bệnh nhân.
  • Đau đầu: uống khoảng 600mg trước khi điều trị bằng điện di 90 phút.
  • Hạ sốt: sử dụng 200 mg đến 400 mg khi cần thiết, mỗi lần uống cách nhau khoảng 4 đến 6 giờ.
  • Giảm đau: được sử dụng cho bệnh nhân có các triệu chứng đau nhẹ đến trung bình, mỗi lần uống cách nhau 4 đến 6 giờ và sử dụng 200mg đến 400 mg cho một lần.

Liều dùng ở trẻ em:

  • Hạ sốt: ở trẻ em từ 6 tháng tuổi trở  lên đến 12 tuổi mỗi lần cho uống 5 mg/ kg nếu sốt ở nhiệt độ dưới 39,2ºC, trẻ em nếu sốt nhiệt độ trên 39,2ºC nên dùng với liều từ 10 mg/ kg. Mỗi lần sử dụng cách nhau khoảng 6 đến 8 giờ.
  • Giảm đau: trẻ em từ 6 tháng đến 11 tuổi liều dùng là 7,5 mg/ kg, liều tối đa hàng ngày alf 30mg/ kg.
  • Viêm khớp dạng thấp: trẻ từ 6 tháng đến 12 tuổi liều dùng thông thường là 30mg đến 40mg mỗi ngày chia thành 3 đến 4 lần uống. tối đa mỗi ngày không quá 2,4 gam/ ngày.
  • Bệnh xơ gan: uống 2 lần/ ngày để duy trì nồng độ trong huyết thanh từ 50 mcg đến 100 mcg/ ml.

Ngoài ra, nếu như được bác sĩ kê đơn và chỉ định sử dụng nên dùng đúng theo liều lượng mà bác sĩ đã kê, không nên sử dụng quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ hoặc thiếu liều sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

6/ Bảo quản thuốc

  • Thuốc nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng để tránh tình trạng hư hỏng thuốc.
  • Đặt thuốc ở xa tầm tay trẻ em để trẻ không với tới.
  • Tránh để ánh nắng chiếu trực tiếp vào thuốc, để thuốc ở nhiệt độ dưới 25ºC.
  • Thời gian sử dụng thuốc là 3 năm kể từ ngày sản xuất.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc

1/ Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc bạn sẽ gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn như:

  • Hệ tiêu hóa: có cảm giác buồn nôn, chán ăn, khó chịu vùng thượng vị, tiêu chảy, một số trường hợp hiếm gặp có thể gây chảy máu đường tiêu hóa, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể sẽ dẫn đến các vấn đề về gan.
  • Hệ thống thần kinh: hay nhức đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, kích động, suy giảm thị lực,…
  • Hệ thống tạo máu: tiếu máu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
  • Hệ thống tiết niệu: sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể  bị rối loạn chức năng thận.
  • Phản ứng dị ứng: phát ban da, viêm màng não vô khuẩn, hội chứng co thắt phế quản.
  • Phản ứng tại chỗ: có thể gây tăng huyết áp, nóng rát hoặc ngứa sau khi sử dụng thuốc.

Nếu bạn xảy ra bất cứ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng thuốc nên ngưng sử dụng và đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời nhất.

2/ Tương tác của thuốc với các loại thuốc khác

Thuốc Mofen khi sử dụng chung với các loại thuốc sau có thể sẽ xảy ra tình trạng làm giảm tác dụng của một trong hai loại thuốc, cụ thể như sau:

  • Làm giảm tác dụng của thuốc chống tăng huyết áp hoặc thuốc lợi tiểu như furosemide, hypothiazide.
  • Sử dụng chung với các thuốc chống đông máu như warfarin, coumarin sẽ gây tăng tác dụng phụ của thuốc gây chảy máu dạ dày.
  • Sử dụng đồng thời với magie hydroxit làm tăng sự hấp thụ ban đầu của Mofen, với methotrexate làm tăng độc tính của methotrexate.
  • Làm tăng nồng độ lithium trong huyết tương khi sử dụng cùng với lithium carbonate.

Hãy thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng để được kê đơn và hướng dẫn dùng tránh tình trạng tương tác thuốc bất lợi xảy ra.

3/ Khi nào nên ngưng sử dụng thuốc

Với những trường hợp sau đây bạn nên ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức hoặc đến bác sĩ để được kiểm tra tình trạng của mình:

  • Thuốc đã hết hạn sử dụng.
  • Thuốc có dấu hiệu bị hư hỏng, chảy nước.
  • Bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường nghi ngờ thuốc giả.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc bạn gặp phải những triệu chứng bất thường, tác dụng phụ không mong muốn.

Toàn bộ thông tin tham khảo về thuốc Mofen đã được chúng tôi cập nhật, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thuốc vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác nhất.

Công dụng trị ho

Húng quế và công dụng trị ho có thể bạn chưa biết

Húng quế là một trong những giải pháp trị ho từ thiên nhiên hiệu quả, nhưng ít người biết đến....

Dùng cá ngựa trị viêm xoang có được không? Chuyên gia tư vấn

Viêm xoang là bệnh có xu hướng mãn tính, đặc trưng bởi triệu chứng đau nhức xoang mũi, nhức đầu,...

Bị đau họng nhưng không ho là bệnh gì? Cách trị nhanh

Bị đau họng nhưng không ho thường là triệu chứng lâm sàng của bệnh nhiễm trùng cơ quan hô hấp...

Viêm Amidan quá phát nên uống thuốc gì?

Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan quá phát được xem là lựa chọn giúp kiểm soát và đẩy lùi...

Vì sao hơi thở có mùi khó chịu? Điều trị như thế nào?

Hơi thở có mùi khiến bạn xấu hổ và thiếu tự tin khi giao tiếp. Bạn nên tìm hiểu nguyên...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.