Tác dụng và cách sử dụng dung dịch Milian

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Milian là dược phẩm của Công ty cổ phần Dược phẩm OPC – VIỆT NAM. Thuốc được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu do nhiễm virus, vi khuẩn như chàm, chốc lở, viêm da có mủ,…

thuốc milian trị chàm
Thuốc Milian được sử dụng để điều trị các bệnh da liễu do nhiễm virus, vi khuẩn

  • Tên thuốc: Milian
  • Dạng bào chế: Dung dịch bôi ngoài da
  • Hoạt chất: Xanh methylene

Những thông tin cần biết về thuốc Milian

1. Thành phần

Thuốc Milian có chứa các thành phần sau:

  • Xanh methylene 400mg
  • Tím Gentian 50mg
  • Nước tinh khiết

Trong đó, xanh methylene là hoạt chất chính của thuốc. Hoạt chất này khi được dùng ngoài da có tác dụng sát khuẩn nhẹ và phá vỡ phân tử virus khi tiếp xúc với ánh sáng.

2. Chỉ định

Thuốc Milian chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Eczema (chàm)
  • Thủy đậu, zona
  • Chốc lở
  • Hăm bẹn
  • Viêm da có mủ
  • Viêm da do virus Herpes simlex

Milian cũng có thể được sử dụng cho các bệnh lý da liễu do virus, vi khuẩn không được đề cập trong bài viết. Vui lòng trao đổi với bác sĩ da liễu để biết tác dụng đầy đủ của thuốc.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định Milian cho những trường hợp sau đây:

  • Người quá mẫn với bất cứ thành phần nào

Xanh methylen ở dạng thuốc bôi ngoài da ít gây tác dụng phụ hơn những dạng bào chế khác. Tuy nhiên bạn cần chủ động kiểm soát rủi ro bằng cách thông báo với bác sĩ những hoạt chất từng dị ứng hay các tình trạng sức khỏe đặc biệt. Nếu nhận thấy bạn có nguy cơ cao khi dùng Milian, bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc khác để thay thế.

4. Dạng bào chế – quy cách

  • Dạng bào chế: Dung dịch bôi ngoài
  • Quy cách: Hộp 1 chai x 20 ml

5. Cách dùng – liều lượng

Cần đọc kỹ hướng dẫn trên tờ hướng dẫn đi kèm để biết cách dùng và tần suất của thuốc Milian. Trong trường hợp chưa rõ một trong những vấn đề trên, cần chủ động trao đổi với bác sĩ để biết thêm chi tiết. Không tự ý dùng thuốc khi chưa rõ cách sử dụng, tần suất và liều lượng cụ thể.

cách làm sạch thuốc tím milian
Nên sử dụng tăm bông để lấy dung dịch thuốc

Cách dùng thuốc:

  • Làm sạch vùng da cần điều trị
  • Sử dụng một lượng thuốc vừa đủ
  • Thoa lên vùng da bị bệnh

Dung dịch Milian có màu xanh đậm đặc trưng, màu xanh của thuốc sẽ bám lên da trong vòng vài ngày. Để hạn chế tình trạng thuốc dính lên da tay, bạn nên sử dụng tăm bông để thoa thuốc.

Liều dùng thuốc:

  • Sử dụng một lượng thuốc tương ứng với vùng da tổn thương
  • Thoa thuốc 2 – 3 lần/ ngày
  • Thời gian điều trị thông thường: 3 ngày

Nếu triệu chứng trên da không có chuyển biến hoặc có chiều hướng xấu đi, bạn nên thông báo với bác sĩ. Bác sĩ có thể tăng thời gian sử dụng hoặc chỉ định một loại thuốc khác.

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc Milian ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng và nơi có nhiệt độ cao hơn 30 độ C. Để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn, bạn nên đóng nắp thuốc sau khi sử dụng.

Thuốc có hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Trong trường hợp thuốc đổi màu hoặc hết hạn, cần ngưng sử dụng và báo với dược sĩ để biết cách xử lý.

7. Giá thành

Thuốc Milian có giá khoảng 8 – 10.000 đồng/ hộp 1 lọ x 20ml. Giá thành thực tế tại các nhà thuốc tây có thể chênh lệch ít nhiều so với giá bán được cung cấp trong bài viết.

Tham khảo thêm: Thuốc bôi da Neutasol: Thành phần, công dụng và cách dùng

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Milian

1. Thận trọng

Chỉ sử dụng Milian bôi ngoài da, không dùng thuốc bằng đường uống hay tiêm tĩnh mạch.

Trao đổi với bác sĩ nếu có ý định sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tuyệt đối không tự ý sử dụng cho những đối tượng này.

cách rửa sạch thuốc milian
Thận trọng khi dùng thuốc Milian cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hoạt động của thuốc có thể gây kích ứng đối với làn da của trẻ. Xanh methylene ở dạng bôi ngoài có thể sử dụng cho bệnh nhân suy thận mà không cần điều chỉnh liều.

2. Tác dụng phụ

Thuốc Milian có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong thời gian sử dụng.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Nóng rát
  • Kích ứng da

Các tác dụng phụ của thuốc tập trung chủ yếu ở vùng da dùng thuốc. Những triệu chứng này sẽ thuyên giảm sau khoảng vài ngày sử dụng. Nếu nhận thấy triệu chứng chuyển biến xấu, bạn cần thông báo với bác sĩ da liễu trong thời gian sớm nhất.

3. Tương tác thuốc

Hoạt chất Xanh methylen trong thuốc có thể giảm tác dụng điều trị nếu bạn sử dụng cùng lúc với các loại thuốc bôi ngoài lên phạm vi da đang điều trị bằng Milian.

Để giảm rủi ro do tương tác, bạn nên trình bày với bác sĩ những loại thuốc đang sử dụng để được cân nhắc về tương tác qua lại giữa những loại thuốc này với dung dịch Milian.

Có thể bạn quan tâm

Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?

Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?

Mối quan tâm: "Bị chàm bìu bôi thuốc gì là tốt nhất?" luôn là nỗi lắng lo của nhiều bệnh...

Cách dùng lá muồng trâu trị chàm, lác theo kinh nghiệm dân gian

Chàm, lác là bệnh da liễu phổ biến, có xu hướng mạn tính, thường xuyên tái đi phát lại. Để...

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh chàm khô ở đầu ngón tay là tình trạng viêm da gây nên các triệu chứng khô rát, nứt...

Cách chữa bệnh chàm ở tay không thể bỏ qua

Bệnh chàm ở tay có thể gây đau và khó chịu cho người bệnh. Hơn nữa, chàm ở bàn tay...

Mẹo dân gian dùng lá diếp cá trị chàm sữa

Trẻ bị chàm sữa, gây ra quấy khóc, mệt mỏi, không chịu ngủ. Phụ huynh lo lắng tìm kiếm các...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. Lê Thị Thuỷ NgânLê Thị Thuỷ Ngân says: Trả lời

    thuốc này có trị đc hăm vùng hậu môn cho bé k ah..

  2. Lan phươngLan phương says: Trả lời

    Dạ e chào bác sĩ

  3. Lan phươngLan phương says: Trả lời

    Bác cho e hỏi e có bị nổi mụn nước và chảy dịch lỏng và mủ,vết vết thương lở e thoa milan thì bao ngày sẽ khô và se lại ko chảy dịch nữa ạ

  4. NguyênNguyên says: Trả lời

    Nhóc e bị kiến 3 khoang cắn ngay vành tai nên da bong đỏ .loét ,vậy dùng thuốc tím milian nài đươc ko ạk

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *