Thuốc Methylprednisolon: Công Dụng, Tác Dụng Phụ Và Cách Sử Dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Methylprednisolon là loại thuốc được dùng trong việc ức chế hệ miễn dịch và giúp giảm viêm hiệu quả. Được sử dụng trong điều trị bệnh về da, tai mũi họng, khớp… 

Thuốc Methylprednisolon
Thuốc Methylprednisolon

  • Thương hiệu thuốc: Solu-Medrol® và Methylprednisolone
  • Tên hoạt chất: Methylprednisolon
  • Phân nhóm: nhóm Cortisosteroid

Những điều bạn nên biết về thuốc Methylprednisolon

Người sử dụng cần phải hiểu rõ những tác dụng cũng như những thông tin xung quanh việc sử dụng thuốc thì mới biết cách phát huy công dụng của nó.

Chỉ định

Thuốc Methylprednisolon thường được chỉ định dùng trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân có dấu hiệu bất thường về chức năng vỏ thượng thận, hội chứng thận hư nguyên phát.
  • Người bị các vấn đề về da: dị ứng nặng, viêm da dị ứng, lupus ban đỏ.
  • Sử dụng trong điều trị viêm đường hô hấp dị ứng, viêm loét đại tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…

Chống chỉ định

Không sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Không dùng cho trường hợp phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Cách sử dụng thuốc Methylprednisolon

Thuốc thường được dùng dưới dạng thuốc uống hoặc thuốc tiêm với nhiều liều lượng khác nhau. Cụ thể:

  • Bột pha tiêm: 12mg, 40mg, 500mg, 1g và 2g
  • Tiêm bắp, hỗn dịch bao gồm các loại: 20mg/ml, 40mg/ml và 80mg/ml
  • Viên nén có nhiều trọng lượng khác nhau: 2mg, 4mg, 8mg, 16mg, 32mg

Liều dùng

Tùy theo đối tượng cũng như tình trạng bệnh mà có hướng điều trị phù hợp. Sau đây là quy định về liều lượng mà bạn có thể tham khảo.

Sử dụng thuốc Methylprednisolone đúng cách để tránh phản tác dụng
Sử dụng thuốc Methylprednisolone đúng cách để tránh phản tác dụng

# Dùng cho người lớn

  • Bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng: tiêm bắp thuốc muối axetat từ 80 đến 120mg.
  • Bệnh nhân bị thương tổn da: tiêm bắp thuốc muối axetat từ 40 đến 120mg.
  • Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp thì nên tiêm bắp mỗi tuần từ 40 đến 120mg.
  • Sử dụng thuốc để chống viêm: dùng thuốc uống từ 4-48mg mỗi ngày. Còn tiêm thì dùng khoảng 10-40 mg tiêm bắp.
  • Bệnh nhân bị hen suyễn cấp tính: dùng thuốc uống hoặc tiêm tĩnh mạch với liều lượng từ 40 đến 80mg.
  • Bệnh nhân phòng hen suyễn thì dùng thuốc uống Methylprednisolon từ 7.5 đến 60mg mỗi ngày.

# Dùng cho trẻ nhỏ

  • Trường hợp chống viêm: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 0.5mg/kg/ngày
  • Trường hợp bị suyễn cấp tính: thuốc dạng uống hoặc tiêm từ 1 đến 2mg/kg/ngày
  • Trường hợp bị suyễn bùng phát: dạng uống từ 1-2mg/kg/ngày và không dùng quá 60mg/ngày.
  • Trường hợp điều trị dự phòng suyễn: với trẻ dưới 11 tuổi thì nên dùng từ 0.25 đến 2mg/kg/ngày và không dùng quá 60mg/ngày. Còn trẻ trên 11 tuổi thì nên dùng 1 lần duy nhất từ 7.5mg đến 60mg

Không nên tự ý dùng thuốc mà cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không được thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có sự chỉ định vì có thể xảy ra các phản ứng phụ mà bạn không thể lường trước.

Bảo quản thuốc

Việc bảo quản thuốc đúng cách sẽ giúp thuốc không bị biến chất, đảm bảo hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh. Vậy nên cần bảo quản ở nơi thoáng mát với nhiệt độ và độ ẩm phù hợp. Chú ý tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Tham khảo: Thuốc Stadexmin có tác dụng gì?

Những lưu ý cần biết khi sử dụng thuốc Methylprednisolon

Ngoài việc sử dụng đúng cách liều lượng đã quy định khi dùng thuốc Methylprednisolon, người bệnh cũng cần lưu ý một vài điều như sau:

1/ Những khuyến cáo dành cho người sử dụng thuốc Methylprednisolon

  • Thận trọng khi bạn có tiền sử dị ứng với Methylprednisolon, hoặc các loại thuốc khác như tartrazine, aspirin
  • Thận trọng khi đang dùng các loại thuốc điều trị nấm hay các vấn đề về da.
  • Thông báo với bác sĩ, dược sĩ khi có bệnh về gan, thận, tim, dạ dày…

2/ Tác dụng phụ của thuốc

Trong quá trình dùng thuốc Methylprednisolon, người bệnh có thể gặp phải các phản ứng dị ứng như: phát ban, sưng mặt, môi, khó thở. Ngoài ra còn có khả năng tăng cân nhanh chóng, gây ra cảm giác khó thở. Khi vệ sinh trong phân thường có kèm máu… Những biểu hiện đó dễ làm cho bệnh nhân bị trầm cảm, suy nghĩ khác thường và có dấu hiệu động kinh.

3/ Tương tác thuốc

Methylprednisolon có khả năng tương tác với các loại thuốc khác như Aspirin, thuốc kháng nấm, Wort St. John… và tạo ra những phản ứng bất thường trên cơ thể. Chính vì vậy, không được tự ý sử dụng mà phải hỏi ý kiến của bác sĩ.

Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về khả năng tương tác của thuốc Methylprednisolon với các loại thuốc khác.

4/ Cách xử lý khi dùng quá liều hoặc quên liều

Người bệnh nên ngưng ngay việc sử dụng thuốc trong trường hợp:

  • Các dấu hiệu bệnh có xu hướng ngày càng nặng hơn.
  • Thường xuyên mất ngủ và thay đổi tâm trạng.
  • Vết thương chậm lành, có dấu hiệu tăng tiết mồ hôi.
  • Có dấu hiệu đau bụng, đầy hơi…

Ngoài ra còn có nhiều dấu hiệu bất thường khác mà bạn có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Methylprednisolon. Bạn đừng chủ quan trước những biểu hiện bất thường đó mà hãy liên lạc ngay với bác sĩ càng sớm càng tốt để có biện pháp đối phó kịp thời.

Việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo những chỉ định do bác sĩ đưa ra. Khi dùng quá liều nên đến ngay các cơ sở y tế để có hướng giải quyết phù hợp, tránh những biến chứng xảy ra. Trường hợp quên liều thì nên uống ngay khi nhớ, chú ý dùng đúng liều như quy định. Tránh tình trạng dùng gấp đôi liều thông thường để bù lại vì cơ thể không thể dung nạp, dễ dẫn đến phản ứng như quá liều.

5/ Những trường hợp nên ngưng sử dụng thuốc Methylprednisolon

Người bệnh nên ngừng ngay việc sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:

  • Các triệu chứng bệnh có xu hướng trầm trọng hơn và phát hiện thêm dấu hiệu mới.
  • Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, chân tay bủn rủn

Trên đây chỉ là những thông tin cơ bản nhất về thuốc Methylprednisolon mà người sử dụng nên biết. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị cụ thể nhất.

Có thể bạn quan tâm

Bệnh vảy phấn hồng gibert: Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn hồng gibert là dạng bệnh cấp tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện các của các tổn...

Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá tía tô – chi tiết

Không chỉ là loại rau phục vụ cho bữa ăn hằng ngày, nhiều người còn dùng tía tô chữa viêm...

Bệnh vảy phấn trắng là gì? Triệu chứng và cách điều trị

Bệnh vảy phấn trắng là một bệnh mãn tính xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ vị...

viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không

Bệnh viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không?

Nhiều người bị viêm da tiếp xúc có cùng thắc mắc liệu bệnh lý này có để lại sẹo hay...

Bị mẩn ngứa kiêng ăn gì để phòng tránh?

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc tây, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *