Thuốc Stadexmin có tác dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Stadexmin thường được dùng nhiều trong các đơn thuốc chữa tình trạng dị ứng và các dấu hiệu phát ban ngoài da. Bên cạnh điều trị dị ứng, thuốc Stadexmin còn hỗ trợ các bệnh lý khác như hen suyễn, vấn đề về tuyến thượng thận, phát ban ngoài da.

Thuốc Stadexmin
Thuốc Stadexmin được dùng điều trị cho trường hợp dị ứng và các tình trạng phát ban do histamin…

  • Tên hoạt chất: betamethasone, Dexclorpheniramin maleate
  • Tên biệt dược: Stadexmin
  • Phân nhóm: Nhóm thuốc kháng dị ứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn

I. Những thông tin cần tìm hiểu khi dùng Stadexmin

Để việc dùng thuốc đạt được kết quả như mong muốn, tránh những tác dụng phụ xảy ra. Bạn cần phải nắm rõ những thông tin về Stadexmin như thành phần, chỉ định, cách dùng…

1. Thành phần

  • Betamethasone 0,25mg
  • Dexclorpheniramin maleate 2,0mg

Trong đó, betamethasone với chức năng là thành phần chính giúp chữa dấu hiệu dị ứng và các trường hợp mẫn cảm với dị nguyên.

2. Chỉ định của Stadexmin

Thuốc Stadexmin thường được dùng trong các trường hợp bị dị ứng, dấu hiệu bất thường ở da, vấn đề hô hấp, huyết áp…

  • Các tình trạng dị ứng: Thường chỉ định dùng cho trường hợp viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng do thời tiết thay đổi, quá mẫn với các loại thuốc hoặc vết thương do côn trùng cắn đốt…
  • Các dấu hiệu tổn thương da: Tình trạng vảy nến, lupus ban đỏ dạng đĩa, viêm da tiếp xúc, nấm da, vảy nến, mề đay, viêm da bong tróc…
    Vấn đề về hô hấp: Người bị viêm phế quản cấp tính, hen suyễn, hen phế quản mạn tính, tràn khí màng phổi, phổi bị xơ hóa…
  • Các bệnh lý nội tiết: Người bị suy vỏ tuyến thượng thận nguyên phát và thứ phát, tăng sản thượng thận, viêm tuyến giáp…
  • Bệnh về mắt: Viêm phần phụ, viêm kết mạc, viêm giác mạc, viêm dây thần kinh thị giác…
  • Các bệnh lý về máu: Hỗ trợ điều trị chứng giảm tiểu cầu tự phát, chứng thiếu máu tan, các phản ứng truyền máu…
  • Các vấn đề về đường tiêu hóa: Thường hỗ trợ cho các trường hợp bị viêm gan mạn tính, các vấn đề về đại tràng, viêm loét trực tràng…

3. Cơ chế hoạt động

Thành phần betamethasone có trong Stadexmin là một dạng corticosteroid tổng hợp nên có thể tác động lên hệ thống miễn dịch khá mạnh. Hoạt chất này giúp kháng viêm, chữa dị ứng và ngăn ngừa viêm đường hô hấp.

Thuốc được dùng ở đường uống, tiêm, bôi ngoài da để chỉ định điều trị các bệnh lý cần dùng corticosteroid, giúp ức chế miễn dịch hiệu quả.

Khi dùng thuốc Stadexmin, hoạt chất chính là betamethasone sẽ nhanh chóng phân bố vào các mô của cơ thể. Khi cơ thể thực hiện chu kỳ tuần hoàn sẽ tạo nên những liên kết rộng rãi với protein có trong huyết tương nhằm giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.

4. Cách dùng thuốc

Việc dùng thuốc sẽ căn cứ vào thể trạng và mức độ bệnh mà có chỉ định phù hợp. Bệnh nhân sẽ được dùng theo các hình thức phù hợp của thuốc để giảm dấu hiệu mà mình đang mắc phải:

cách dùng thuốc Stadexmin
Tùy theo mức độ và dạng bào chế mà xin ý kiến chỉ định dùng thuốc của bác sĩ cho phù hợp.
  • Đường uống: Thường được chỉ định dùng liều từ 0,5mg cho đến 5mg ngày. Hoạt chất sẽ được kích thích trong đường tiêu hóa để điều trị nội khoa đối với tình trạng bệnh ở mức độ nhẹ.
  • Thuốc tiêm: Stadexmin được chỉ định tiêm vào động mạch khi pha với este natri phosphat. Người bệnh sẽ được chuyên viên y khoa tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp cơ với liều lượng là từ 4 – 20mg cho một ngày.
  • Thuốc mỡ, gel: Dạng này thường được điều chế khoảng 0,1%. Dùng để bôi khi gặp các hiện tượng dị ứng ở da.
  • Nhỏ giọt: Dùng để nhỏ vào vùng bệnh như mắt, tai, mũi với nồng độ 0,05%.

5. Liều dùng

Liều dùng thường để uống, tiêm hoặc bôi và có liều lượng tương đương khoảng 4 – 8mg trên một ngày đối với người thường. Ở trẻ em, cần phải cân nhắc khi tiến hành tiêm tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ điều trị:

  • Trẻ dưới một tuổi: Nên dùng không quá 1mg betamethasone trong 1 ngày.
  • Trẻ từ trên 1 tuổi đến dưới 5 tuổi: Không quá 2mg cho 1 ngày.
  • Trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Dùng không quá 4mg trong 1 ngày.

Người bệnh nên tham khảo ý kiến chuyên khoa của bác sĩ y tế để dùng liều nhắc lại trong vòng 24 giờ. Điều này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải và thể chất đáp ứng đầy đủ các biểu hiện lâm sàng.

II. Khi sử dụng thuốc Stadexmin cần lưu ý những gì?

Cũng tương tự như các loại thuốc Tân dược khác, Stadexmin cũng có những lưu ý cần biết, tránh dùng sai gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh:

1. Tác dụng phụ không mong muốn

Đa phần những ảnh hưởng ngoài dự đoán của hoạt chất betamethasone đều liên quan đến thời gian và liều lượng sử dụng. Người dùng có thể gặp các tình trạng không mong muốn như:

  • Rối loạn chuyển hóa: Giữ nước và natri gây hại cho thận, đào thải nhanh kali khiến hao hụt khoáng chất này trong cơ thể.
  • Các vấn đề nội tiết: Hoạt chất trong thuốc có nguy cơ gây rối loạn kinh nguyệt, ức chế và giảm dung nạp glucose, hạ lượng insulin ở những người đái tháo đường.
  • Xương khớp: Thuốc có thể gây yếu cơ, mất cân nặng không thể kiểm soát, loãng xương, áp – xe vô khuẩn dưới da.
  • Thần kinh: Thường mất ngủ, trầm cảm, dễ cáu gắt.
  • Tiêu hóa: Dễ gây viêm loét dạ dày, xuất huyết tá tràng, viêm tụy, loét thực quản.
  • Da: Dễ gây tình trạng viêm da dị ứng, mề đay, phù mạch…
  • Các tác dụng phụ khác: Nếu gặp cơ địa bệnh nhân quá mẫn, tác dụng phụ thường gặp là gây giảm huyết áp hoặc sốc thuốc.

2. Tương tác thuốc

Thuốc Stadexmin dễ gặp những phản ứng phụ và tương tác có hại với một số loại thuốc như sau:

Paracetamol
Paracetamol là một trong những loại thuốc tương tác với thành phần Betamethasone nên dùng phải cẩn thận.
  • Paracetamol: Betamethasone có thể làm tăng quá trình chuyển hóa Paracetamol, gây tích độc ở gan và suy giảm chức năng của gan.
  • Thuốc chống trầm cảm: Khi dùng chung Stadexmin với các loại thuốc chống trầm cảm dễ tăng chứng rối loạn tâm thần. Gây nên những hậu quả nặng nề cho thần kinh.
  • Thuốc chữa tiểu đường: Stadexmin có thể tạo ra nồng độ glucose khi dùng đồng thời với thuốc tiểu đường; điều này khiến lượng đường huyết trong máu tăng cao hơn.
  • Thuốc chống đông máu: Dùng Stadexmin chung với các loại thuốc chống đông máu dễ gây tình trạng giảm tác dụng của thuốc chống đông.
  • Glycosid digitalis: Stadexmin mà dùng chung với Glycosid digitalis có khả năng làm loạn nhịp tim, tạo ra độc tính và hạ lượng kali trong máu

3. Xử lý khi dùng quá liều

Nếu dùng thuốc quá liều dễ gây nên những biến chứng cấp tính, nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh:

  • Dấu hiệu dùng thuốc quá liều: Bệnh nhân có cảm giác thèm ăn dữ dội; bị loãng xương, tăng đường huyết, giảm khả năng tái tạo mô; dễ nhiễm khuẩn.
  • Xử lý: Cần đến các cơ sở y tế để theo dõi điện giải đồ, xét nghiệm nước tiểu và huyết tương có trong máu. Bên cạnh đó, bạn nên ngưng dùng thuốc để nghe ý kiến chỉ định của bác sĩ.

4. Chống chỉ định khi dùng Stadexmin

Không dùng Stadexmin cho người từng hoặc đang bị tiểu đường, các chứng bệnh về tâm thần, loét dạ dày, nhiễm khuẩn đường ruột hoặc những người có tiền sử dị ứng betamethasone…

5. Thận trọng khi dùng thuốc Stadexmin

  • Nên dùng liều lượng thấp nhất để kiểm soát những tình huống xấu có thể xảy ra.
  • Cần thận trọng ở những người bị suy tim, nhồi máu cơ tim, động kinh, thiểu năng tuyến giáp, suy gan, loãng xương, người cao tuổi…
  • Tránh dùng khi bị nhiễm khuẩn cấp; người đang dùng hóa trị liệu; người bị lao hoặc đang nghi ngờ có vi khuẩn lao; người có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và bệnh sởi.
  • Không tiêm thuốc vào tĩnh mạch với liều lớn để tránh gây trụy tim.
  • Dùng thuốc kéo dài có thể gây đục thủy tinh thể, nhất là ở trẻ em gây tổn hại nặng nề cho dây thần kinh thị giác.

Khi bạn được chỉ định dùng thuốc Stadexmin hoặc bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh dùng quá liều khiến sức khỏe bị ảnh hưởng.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Maalox: Cách Sử Dụng, Liều Dùng Và Các Thông Tin Cần Biết
  • Thuốc Moral 4 điều trị và dự phòng các bệnh về đường hô hấp

Bệnh chàm sinh dục có lây truyền hay không?

Chàm sinh dục là tình trạng da khô, ngứa, nổi mụn nước, tróc vảy ở bộ phận sinh dục hoặc...

Rụng tóc sau sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả

Rụng tóc sau sinh là vấn đề không ít phụ nữ mắc phải, gây ra không ít lo lắng và...

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông, làm đẹp?

Người bị viêm nang lông có nên triệt lông không được nhiều người quan tâm. Theo các chuyên gia, việc...

Rạn da có thể được điều trị nhanh, hiệu quả nhờ các phương pháp giải phẫu thẩm mỹ.

Tìm hiểu phương pháp trị rạn da bằng phẫu thuật thẩm mỹ

Điều trị rạn da nhờ phẫu thuật thẩm mỹ đang là xu hướng, được nhiều người chọn lựa hiện nay....

Cách trị rạn da bằng dầu gấc – mẹo hay cho mẹ bầu

Dầu gấc chứa nhiều thành phần tốt cho da nên được sử dụng rộng rãi trong việc dưỡng ẩm, ngăn...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. MiMi says: Trả lời

    Bé 25kg 5t e cho dùng stadexmin 1v x 3l ngày dc ko ạ

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *