Thuốc Jerry® 1% điều trị nấm ngoài da

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Jerry 1%® là một trong những loại thuốc điều trị nấm ngoài da, có khả năng cải thiện tình trạng bệnh ngoài da do nhiều chủng nấm gây ra. Đây là một trong những loại thuốc dạng kem bôi, sử dụng ngoài da là chủ yếu.

Thuốc trị nấm Jerry 1%
Thuốc trị nấm Jerry® 1% (Jerry® 1% Antibiotice Cream)

  • Tên gốc: Clotrimazole.
  • Tên biệt dược: Jerry.
  • Phân loại: thuốc chống nấm phổ rộng.

Thông tin về thuốc Jerry® 1%

Thành phần

Thuốc Jerry® 1% gồm có những thành phần bao gồm:

  • Hoạt chất chính: Clotrimazole hàm lượng 1%.
  • Tá dược vừa đủ.

Chỉ định

Thuốc Jerry® 1% thường được chỉ định sử dụng đối với một số trường hợp như:

  • Sử dụng trong những trường hợp nấm kẽ tay kẽ chân.
  • Dùng trong những trường hợp nấm da chân.
  • Điều trị nấm ngoài da do candida albicans.
  • Sử dụng trong điều trị nấm da đầu.
  • Chỉ định trong những trường hợp nấm bẹn.
  • Điều trị nhiễm trùng ngoài da do vi nấm erythrasma.
  • Điều trị các dạng nấm da như lang ben, hắc lào.

Chống chỉ định

  • Không sử dụng thuốc Jerry® 1% đối với những trường hợp quá mẫn với các thành phần của thuốc.
  • Chống chỉ định đối với những trường hợp đang mắc các bệnh ngoài da mà chưa có những chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ không mong muốn

Khi sử dụng thuốc Jerry® 1%, bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm:

  • Ảnh hưởng trên da như ửng đỏ, nổi mụn nước.
  • Xuất hiện các triệu chứng ngứa và phù da, nổi mề đay do dị ứng.
  • Có cảm giác bỏng rát ngoài da, đặc biệt là tại những vùng da có vết thương hở.

Khi xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn cần chú ý ngưng sử dụng thuốc Jerry® 1% và hỏi ý kiến bác sĩ để có những chỉ định phù hợp nhất. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể không cần ngưng dùng thuốc.

Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc Jerry® 1% trong một số trường hợp:

  • Phụ nữ dự định mang thai, đang mang thai trong 3 tháng đầu và phụ nữ đang cho con bú.
  • Bệnh nhân đang có tổn thương diện rộng trên bề mặt da.
  • Thận trọng khi dùng ngoài da, đặc biệt là dùng gần vùng mắt, tránh để thuốc dính vào mắt.
  • Thận trọng khi dùng trên vùng da rộng, hạn chế bôi trên diện rộng.

Tất cả những trường hợp thận trọng với thuốc cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành điều trị.

Liều dùng và cách dùng Jerry® 1%

Thông tin dưới đây không có giá trị thay thế cho hướng dẫn điều trị, chẩn đoán của bác sĩ.

Jerry® 1% là một trong những loại thuốc dùng bôi ngoài da theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Sử dụng thuốc theo liều dùng và cách dùng với liều thông thường như sau:

Liều dùng

  • Dùng với liều 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Sử dụng trong thời gian liên tục 1 tháng hoặc sử dụng tối thiểu 2 tuần để điều trị triệu chứng và ngăn ngừa tái phát.
  • Khi sử dụng, dùng trong thời gian không quá 4 tuần. Sau thời gian này nếu không cải thiện các triệu chứng thì cần trao đổi với bác sĩ điều trị để có chẩn đoán phù hợp, có thể đổi thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc.

Cách dùng

  • Rửa sạch vùng da cần sử dụng thuốc, sau đó để ráo.
  • Bôi một lớp thuốc mỏng lên bề mặt da và chà xát nhẹ nhàng vùng da bị kích ứng.
  • Khi sử dụng thuốc cần chú ý nhẹ nhàng, không chà xát mạnh để tránh những ảnh hưởng da không mong muốn.
  • Những trường hợp sử dụng thuốc lên vùng da có mủ cần chú ý làm sạch các vảy, chất tiết, mủ và các chất bẩn khác trước khi bôi thuốc. Sau khi bôi không băng hay đắp kín vùng da có mủ, dịch tiết.

Xử lý khi quá liều, quen liều

  • Trong thời gian sử dụng thuốc Jerry® 1% nếu quên liều gần với liều thông thường thì dùng bổ sung ngay một liều.
  • Nếu quên liều gần với liều tiếp theo thì bỏ qua liều bị quên và dùng liều kế tiếp như bình thường. Không được dùng gấp đôi liều đã được chỉ định để tránh quá liều.

Bảo quản

  • Bảo quản thuốc Jerry® 1% nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Không bảo quản thuốc Jerry® 1% gần nguồn nhiệt, nơi có ánh sáng trực tiếp.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

cách trị hắc lào tại nhà

10 cách trị hắc lào tại nhà hiệu quả nhanh nhất

Một số cách trị hắc lào tại nhà có thể giúp làm giảm ngứa ngáy, ức chế nấm men gây...

chữa hắc lào bằng riềng

Cách chữa hắc lào bằng riềng nhiều người áp dụng

Với trường hợp bệnh nhẹ, có thể áp dụng chữa hắc lào bằng củ riềng để hỗ trợ kiểm soát...

chữa hắc lào bằng lá trầu không

Mẹo chữa hắc lào bằng lá trầu không ngay tại nhà

Với đặc tính làm giảm ngứa, tiêu viêm và sát trùng, lá trầu không được sử dụng phổ biến trong...

Mẹo chữa hắc lào bằng rau răm có hiệu quả không?

Chữa hắc lào bằng rau răm là một trong những mẹo tự nhiên đang được nhiều bệnh nhân áp dụng...

Bị Hắc Lào Ở Mặt – Cách Xử Lý, Chữa Trị Không Để Lại Sẹo

Hắc lào ở mặt không chỉ khiến người bệnh ngứa ngáy mà còn dễ viêm nhiễm, hình thành sẹo và...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.