Thuốc Isosorbid có tác dụng gì? Cách sử dụng và Liều dùng

Thuốc Isosorbid có tác dụng giãn mạch, được sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, suy tim sung huyết, dự phòng và điều trị cơn đau thắt ngực.

Thuốc Isosorbid được sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp
Thuốc Isosorbid được sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…

  • Tên thuốc: Isosorbid
  • Tên khác: Isosorbid dinitrat
  • Phân nhóm: Thuốc tim mạch

Những thông tin cần biết về thuốc Isosorbid

1. Tác dụng

Isosorbid gây giãn các cơ trơn trong cơ thể. Thuốc tác dụng đối với cả động mạch và tĩnh mạch lớn nên có khả năng giảm công năng tim và giảm sử dụng oxy cơ tim.

Thuốc gây giãn mạch toàn thân nên khiến lưu lượng máu trong mạch vành tăng tạm thời, giảm lưu lượng tim, lưu lượng tâm thu và giảm sức cản ngoại biên. Vì vậy Isosorbid còn có tác dụng hạ huyết áp.

Isosorbid còn làm giãn cơ trơn đường tiêu hóa, tiết niệu – sinh dục, cơ trơn phế quản, cơ trơn đường mật và đối kháng với tác dụng co thắt của histamine và acetylcholine. Bên cạnh đó, Isosorbid còn có tác dụng chống ngưng tập tiểu cầu (chống đông máu).

Dược động lực của thuốc hầu như không bị ảnh hưởng ở bệnh nhân suy gan và suy thận.

2. Chỉ định

Thuốc Isosorbid được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Cao huyết áp
  • Nhồi máu cơ tim
  • Phòng và điều trị cơn đau thắt ngực
  • Suy tim sung huyết

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Isosorbid cho những đối tượng sau:

  • Trụy tim mạch
  • Huyết áp thấp
  • Glocom
  • Dị ứng với các nitrat hữu cơ hoặc bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Bệnh cơ tim tắc nghẽn
  • Thiếu máu nặng
  • Nhồi máu cơ tim thất phải
  • Viêm màng ngoài tim cơ thắt
  • Tăng áp lực nội sọ
  • Hẹp van động mạch chủ

Thông báo với bác sĩ toàn bộ vấn đề sức khỏe bạn gặp phải để được cân nhắc việc sử dụng thuốc Isosorbid.

4. Dạng bào chế – hàm lượng

Thuốc Isosorbid được bào chế ở dạng dung dịch khí dung, viên nén nhai/ uống/ tác dụng kéo dài và viên nang với những hàm lượng sau:

  • Dung dịch khí dung – 1.25mg
  • Viên nang tác dụng kéo dài – 20mg, 40mg
  • Viên nén – 5mg, 10mg, 20mg, 40mg, 60mg

5. Cách dùng – liều lượng

Cách dùng thuốc Isosorbid tùy thuộc vào dạng bào chế:

isosorbide dinitrate 5 mg
Cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về cách sử dụng, liều lượng và thời gian dùng thuốc
  • Viên nén uống/ tác dụng kéo dài và viên nang: Sử dụng thuốc bằng đường uống. Không nhai, nghiền hay hòa tan thuốc.
  • Viên nén nhai: Ngậm dưới lưỡi hoặc nhai cho thuốc tan hoàn toàn.
  • Dung dịch khí dung: Phun trực tiếp vào dưới lưỡi, không hít khi phun thuốc.

Liều dùng thông thường khi dự phòng cơn đau thắt ngực

  • Dạng viên nén: Dùng 10 – 20mg/ 3 – 4 lần/ ngày
  • Dạng giải phóng chậm: Dùng lần lượt liều 20mg, 40mg và 60mg

Liều dùng thông thường khi điều trị cơn đau thắt ngực

  • Dạng viên nhai: Dùng 2.5 – 10mg/ lần, cứ 2 – 3 giờ dùng 1 lần cho đến khi hết đau.
  • Dạng khí dung: Xịt 1 – 3 lần vào dưới lưỡi (mỗi lần xịt tương đương 1.25mg), nên xịt cách nhau 5 phút.

Liều dùng thông thường khi điều trị suy tim sung huyết

  • Dạng viên nhai: Dùng 5 – 10mg/ lần, dùng 3 – 4 lần/ ngày
  • Hoặc dùng viên nén: Uống 10 – 20mg/ lần, dùng 3 – 4 lần/ ngày.
  • Cần giảm dần và duy trì ở liều thấp.

Không sử dụng thuốc cho trẻ em và thận trọng khi dùng cho bệnh nhân cao tuổi.

6. Bảo quản thuốc Isosorbid

Thuốc Isosorbid được bảo quản ở nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, tránh ẩm và ánh nắng.

Có thể bạn quan tâm: Thuốc Mazipredone là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Isosorbid

1. Thận trọng

Tương tự như các thuốc giãn mạch, cần tăng và giảm liều thuốc Isosorbid từ từ để tránh nguy cơ hạ huyết áp đột ngột. Để hạn chế tình trạng hạ huyết áp thế đứng, nên nằm hoặc ngồi sau khi sử dụng thuốc.

Không sử dụng rượu và chất kích thích trong thời gian điều trị vì có thể tăng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

không dùng rượu bia và chất kích thích khi sử dụng thuốc Isosorbid
Rượu và chất kích thích có thể tăng nguy cơ khi sử dụng thuốc Isosorbid

Cân nhắc trước khi chỉ định thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Độ an toàn của thuốc chưa được xác định đối với nhóm đối tượng này. Thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân cao tuổi và người có tiền sử hạ huyết áp.

2. Tác dụng phụ của Thuốc Isosorbid

Tác dụng phụ thường gặp:

  • Gây đỏ bừng mặt và ngực
  • Đau đầu do tăng áp lực nội sọ
  • Tăng nhãn áp
  • Hạ huyết áp
  • Nhịp tim nhanh

Tác dụng phụ ít gặp:

  • Viêm da tróc vảy
  • Nổi ban
  • Ngứa da
  • Rối loạn tiêu hóa

Tác dụng phụ hiếm gặp:

3. Tương tác thuốc

Cân nhắc trước khi sử dụng Isosorbid với những thức uống và loại thuốc sau:

isosorbid dinitrat 10 mg
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc với rượu Isosorbid và Disopyramid phosphate
  • Rượu: Tăng tác dụng giãn mạch và làm tăng nguy cơ hạ huyết áp thế đứng.
  • Disopyramid phosphate: Có tác dụng chống tiết nước bọt nên có thể ức chế khả năng hòa tan thuốc Isosorbid ở dạng viên ngậm. Nếu sử dụng kết hợp, cần dùng thuốc Isosorbid ở dạng bào chế khác.

4. Xử lý khi dùng thuốc quá liều

Sử dụng thuốc Isosorbid quá liều có thể gây giảm huyết áp đột ngột.

Các triệu chứng quá liều, bao gồm:

  • Đau đầu dữ dội
  • Đỏ bừng mặt
  • Hạ huyết áp
  • Nhịp tim nhanh
  • Methemoglobin huyết (xảy ra khi dùng liều quá cao)

Tương tự như thuốc Glyceryl trinitrate, bệnh nhân quá liều Isosorbid sẽ được đặt nằm và nâng cao 2 chân. Bệnh nhân sẽ được truyền dịch, điều trị triệu chứng và rửa dạ dày. Với trường hợp methemoglobin huyết có xuất hiện chứng xanh tím, bác sĩ sẽ tiêm xanh methylene qua đường tĩnh mạch.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Ebitac: Chỉ định, liều dùng và một số lưu ý khi sử dụng
  • Thuốc Kavasdin điều trị tăng huyết áp, đau thắt ngực
Rối loạn tim mạch là như thế nào?

Rối Loạn tim Mạch Là Bệnh Gì? Có Chữa Được Không?

Rối loạn tim mạch dẫn đến nhịp đập tim nhanh hay chậm bất thường. Sự việc này có liên quan...

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì?

Người Cao Huyết Áp Nên Ăn Hoa Quả Gì Để Tốt Cho Bệnh?

Người cao huyết áp nên ăn hoa quả gì? Các chuyên gia cho rằng, người bệnh cần bổ sung những...

Phương pháp phòng ngừa trụy tim mạch

Trụy Tim Mạch Là Bệnh Gì? Dấu hiệu và Biện pháp điều trị

Trụy tim mạch có thể gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời. Có thể nói đây là tình...

Cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim chuẩn xác 

Cách Sơ Cứu Người Bị Nhồi Máu Cơ Tim Chuẩn Xác Nhất

Nắm được cách sơ cứu người bị nhồi máu cơ tim giúp bạn kịp thời hỗ trợ người bệnh hoặc...

Người huyết áp cao có uống được quả la hán không?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Tốt hay hại?

Huyết áp cao có uống được quả la hán không? Theo ghi chép y học cổ truyền, loại quả này...

Hỏi đáp cùng chuyên gia

  1. DTHDTH says: Trả lời

    Thưa Bác sĩ. Như vậy buổi sáng không nên uống Isosorbid chung với thuốc tăng huyết áp và tập thể dục buổi sáng phải không bác sĩ.

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *