Thuốc Iboten điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa

Thuốc Iboten được chỉ định để điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa như co thắt và trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng đại tràng kích thích, co thắt đại tràng, rối loạn chức năng đường tiêu hóa. Nếu dùng không đúng cách, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người sử dụng.

Thuốc Iboten điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa
Thuốc Iboten điều trị các bệnh lý về đường tiêu hóa
  • Tên hoạt chất: Trimebutin maleat
  • Tên biệt dược: Tributel, Decolic, Meritintab, Arthur, Hasanbin 200.
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng thuốc: Viên nén

I/ Thông tin thuốc Iboten

Trước khi dùng thuốc Iboten để điều trị, bạn cần nắm rõ các thông tin dưới đây:

1. Thành phần

  • Trimebutin maleat …………………… 100mg
  • Tá dược vừa đủ………………………. 1 viên

2. Dược động lực học

+ Dược lực học:

Trimebutin có tác dụng lên cơ, giảm tình trạng co thắt, đồng thời giúp điều chỉnh quá trình hoạt động của đường ruột. Do đó, loại thuốc này có tác dụng kích thích dạ dày, ruột hoạt động hoạt động tốt. Trong trường hợp đường ruột đã bị kích thích trước đó, thuốc sẽ giúp ức chế bớt tình trạng này.

+ Dược động học:

Thuốc Iboten được hấp thu tốt. Sau 1 – 2 giờ uống thuốc, lượng thuốc được hấp thu trong máu sẽ đạt nồng độ tối đa. Nó được đào thải nhanh qua đường tiểu tiện. Thông thường, sau khoảng 1 ngày dùng thuốc, thuốc được đào thải ra ngoài khoảng 70%.

3. Chỉ định

Iboten được chỉ định điều trị:

  • Các triệu chứng ợ hơi, khó nuốt, nôn và buồn nôn… do bị co thắt, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Bị đau do rối loạn chức năng đường tiêu hóa, ruột non, dạ dày, đường mật và ruột già.
  • Đầy hơi, tiêu chảy, tiêu chảy xen kẽ với táo bón, đau quặn bụng… do co thắt đại tràng hoặc bị hội chứng ruột kích thích.
  • Môn vị giảm co thắt hoặc bị ruột kết sau khi nội soi.
  • Bị liệt ruột do di chứng của phẫu thuật.

Ngoài ra, thuốc Iboten có thể được dùng với các mục đích điều trị khác mà không được chúng tôi liệt kê trên đây. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được cung cấp rõ hơn các thông tin về vấn đề này.

4. Chống chỉ định

Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

5. Liều dùng

Tùy vào từng đối tượng và mục đích điều trị khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân liều dùng phù hợp. Liều dùng thông thường của thuốc Iboten được quy định như sau:

  • Đối với người lớn: Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng từ 100 – 200mg.
  • Đối với trẻ em: Dùng thuốc với liều lượng 5mg/kg/ngày. Chia thành 3 lần uống.

6. Cách sử dụng

Để bảo đảm an toàn, trong quá trình điều trị bằng Iboten, bạn cần lưu ý một số điều như sau:

  • Dùng thuốc Iboten theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị.
  • Nên uống thuốc trước bữa ăn để nó mang lại tác dụng điều trị tốt.
  • Uống cả viên cùng với nước. Không được nghiền nát thuốc ra để dùng. Vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho bản thân.
  • Trong quá trình điều trị, nếu cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, liên hệ với các bác sĩ để được hướng xử lý.
  • Sau thời gian uống thuốc, cần phải đi tái khám để nắm rõ tình trạng bệnh lý của bản thân. Điều này giúp cho bệnh nhân chủ động hơn trong việc lựa chọn các cách chữa trị khác khi thấy bệnh vẫn chưa được chữa lành.

7. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng. Tránh cất thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc có nhiều ánh sáng mặt trời.

Xem chi tiết: 

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Iboten

Cần phải nắm rõ các thông tin về thuốc Iboten trước khi sử dụng
Cần phải nắm rõ các thông tin về thuốc Iboten trước khi sử dụng

1. Tác dụng phụ

Khi được sử dụng ở liều thông thường, thuốc Iboten hiếm khi gây ra các tác dụng phụ ở da. Tuy nhiên, nếu dùng với liệu lượng lớn, bệnh nhân có thể gặp phải một số vấn đề như sau:

  • Hôi miệng, khô miệng
  • Nôn và buồn nôn
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Cơ thể mệt mỏi, gây buồn ngủ
  • Nhức đầu, chóng mặt

tùy vào cơ địa của từng người mà nó có thể gây ra những vấn đề không mong muốn cho người sử dụng. Vì vậy, hãy báo ngay cho  các bác sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.

2. Thận trọng

Để bảo đảm an toàn cho bản thân, trước khi sử dụng thuốc Iboten, hãy thông báo với các bác sĩ về tiền sử bệnh lý của bạn. Đặc biệt là đối với các trường hợp:

  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cho con bú.
  • Đối tượng dùng thuốc là người già và trẻ nhỏ.
  • Người làm các công việc liên quan đến điều khiển máy móc hoặc lái xe.

3. Tương tác

Trimebutin có thể làm giảm sự hấp thụ của Tubocurarine. Do đó cần phải thận trọng khi sử dụng đồng thời cả 2 loại thuốc này.

II/ Thông tin thêm về thuốc Iboten

Nhà sản xuất

Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG – Việt Nam

Quy cách đóng gói

Hộp 2 vỉ x 10 viên nén

Giá thuốc Iboten

Tùy vào từng nhà phân phối và cơ sở kinh doanh thuốc khác nhau mà giá thuốc Iboten được niêm yết khác nhau. Liên hệ với các dược sĩ để được cung cấp một cách chính xác về giá thuốc Iboten.

Trên đây là những thông tin mang tính tham khảo về thuốc Iboten. Vì sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn. Do đó, nắm rõ các thông tin về loại thuốc này trước khi sử dụng là điều vô cùng cần thiết.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

Click xem thêm

Liệu mật gấu có khả năng điều trị đau dạ dày hiệu quả như dân gian lưu truyền?

Dùng mật gấu chữa đau dạ dày có thực sự hiệu quả như được đồn thổi?

Theo Đông y, mật gấu có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, làm lành vết loét...

Tập yoga chữa trào ngược dạ dày bạn đã biết chưa?

Bạn đã bao giờ thử áp dụng phương pháp tập yoga chữa trào ngược dạ dày bao giờ chưa? Nếu...

Phẫu thuật mổ trĩ có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng

Coi chừng những biến chứng có thể gặp sau khi phẫu thuật mổ trĩ

Nếu bị trĩ nặng, bạn có thể được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Tuy được xem là...

Xoắn đại tràng

Xoắn đại tràng và xoắn trung tràng là gì?

Xoắn đại tràng là một bệnh có khả năng gây nên tình trạng tắc nghẽn và thiếu máu, thường gặp...

Đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau?

Đau dạ dày có nên uống thuốc giảm đau không?

Đau dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng như đau...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.