Thuốc Tratrison là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Tratrison là thuốc bôi ngoài da, điều trị những bệnh da liễu như: lang beng, viêm da, trầy xước nhiễm trùng, bệnh nấm,… Nếu đang có ý định sử dụng thuốc, bạn nên biết qua về liều dùng, thận trọng khi dùng và tác dụng phụ có thể gặp phải. Trong quá trình dùng thuốc, nếu cơ thể bạn xuất hiện triệu chứng lạ, bạn nên khai báo với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thuốc Tratrison
Thuốc Tratrison là thuốc bôi ngoài da, điều trị những bệnh da liễu như: lang beng, viêm da, trầy xước nhiễm trùng, bệnh nấm,…

  • Tên biệt dược: Tratrison;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc điều trị da liễu;
  • Dạng bào chế: dạng kem.

Những thông tin cần biết về thuốc Tratrison

Thuốc Tratrison là thuốc điều trị một số bệnh da liễu. Thuốc được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da và trình bày ở dạng tuýp 10 gram. Thuốc do công ty Cổ phần Traphaco sản xuất và phân phối ở thị trường Việt Nam.

1. Chỉ định

Thuốc Tratrison được chỉ định điều trị các bệnh lý viêm da như sau:

2. Thành phần

Mỗi tuýp thuốc Tratrison (10 gram) có chứa các thành phần sau:

  • Betamethasone dipropionate: Đây là một chất kháng viêm. Chất này có khả năng kháng viêm rất mạnh. Một số công dụng của betamethasone dipropionate là chống viêm da, chống viêm khớp, thấp khớp và chống dị ứng.
  • Clotrimazole: Loại hóa chất này có tác dụng kháng nấm, ức chế sự phát triển của các loại vi nấm gây bệnh ở người.
  • Gentamicin sulfate.

3. Chống chỉ định

Thuốc Tratrison không được chỉ định cho các bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Ngoài ra, không thoa thuốc Tratrison lên vết thương hở, vùng da bị trầy xước, lở loét và tai ngoài.

4. Cách dùng

Trước khi thoa thuốc Tratrison, bệnh nhân nên làm sạch vùng da cần thoa thuốc. Bệnh nhân thoa một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da. Khi thoa thuốc trực tiếp, bệnh nhân cần nhẹ tay, tránh làm tổn thương vùng da bị viêm nhiễm.

5. Liều dùng

Tùy vào tình trạng của bệnh, bác sĩ sẽ có chỉ định về liều dùng. Thông thường, bệnh nhân nên thoa thuốc 2 lần/ngày. Thoa thuốc vào buổi sáng và tối.

Bệnh nhân nên thoa thuốc đều đặn.

6. Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô thoáng, nhiệt độ khoảng 30 độ C;
  • Đậy nắp ngay sau khi sử dụng;
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ nhỏ.

Tham khảo thêm: Thuốc Stavudine là thuốc gì?

Những điều cần biết khi dùng thuốc Tratrison

1. Khuyến cáo

Một số trường hợp bệnh nhân sau nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc:

  • Trẻ em, trẻ sơ sinh: thuốc có thể gây ra những dị ứng cho làn da của em bé;
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú;
  • Bệnh nhân có vết thương hở, không nên thoa thuốc trực tiếp lên vết thương.

2. Tác dụng phụ

Thuốc bôi ngoài da Tratrison có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như sau:

  • Giảm sắc hồng cầu, làm da bị tái màu;
  • Nóng ran;
  • Nổi ban đỏ;
  • Rỉ dịch;
  • Ngứa;
  • Nổi mề đay;
  • Dị ứng toàn thân;
  • Nổi vảy cá;
  • Kích ứng da;
  • Khô da;
  • Viêm nang lông;
  • Rậm lông;
  • Mụn;
  • Viêm da bội nhiễm;
  • Teo da;
  • Hạt kê.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Tratrison có sẽ sẽ tương tác với một số loại thuốc khác. Sự tương tác này có thể làm cho thuốc bị giảm hoặc mất tác dụng. Bạn nên chú ý đến điều này khi sử dụng phối hợp cùng lúc.

Tratrison làm giảm khả năng hoạt động của một số chất sau:

  • Ca;
  • Sulfafurazol;
  • Heparin;
  • Sulfacetamid;
  • Mg;
  • Acetylcystein;
  • Cloramphenicol;
  • Actinomycin;
  • Doxorubicin;
  • Clindamycin.

Bạn nên hỏi thêm bác sĩ về cách xử lý tương tác thuốc nếu phải dùng thuốc Tratrison với những loại thuốc khác.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu sơ ý quên thoa thuốc Tratrison một liều, bạn nên thực hiện ngay khi nhớ ra. Tuyệt đối không bôi thuốc dầy hơn, nhiều hơn để bù liều. Điều này có thể gây tổn thương lớp biểu bì và gây ra các tác dụng ngoài ý muốn. Bỏ quên một liều dùng có thể sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị, nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, kết quả điều trị sẽ không như mong đợi.

Nếu dùng thuốc Tratrison quá liều sẽ gây ra những tác dụng ngoài ý muốn. Do đó, nếu nhận thấy mình dùng quá liều chỉ định, bạn nên tạm ngưng dùng thuốc. Sau đó, bạn đến gặp bác sĩ khai báo để có cách xử lý kịp thời.

5. Mua thuốc Tratrison ở đâu?

Thuốc Tratrison do công ty Cổ phần Traphaco sản xuất và phân phối. Thuốc được trình bày ở dạng tuýp 10 gram. Giá thuốc hiện nay trên thị trường tùy thuộc vào đại lý kinh doanh.

Bạn có thể tìm mua thuốc ở các quầy thuốc, nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Để biết thêm thông tin về thuốc Tratrison, bạn đọc vui lòng liên hệ công ty Traphaco qua địa chỉ:

  • Trụ sở: Số 75, phố Yên Ninh, quận Ba Đình, Hà Nội;
  • Số điện thoại: 18006612;
  • Email: info@traphaco.com.vn;
  • Website: http://www.traphaco.com.vn.

6. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

  • Khi bệnh nhân đã điều trị dứt điểm các bệnh về da, bệnh nhân hãy ngừng sử dụng.
  • Khi có chỉ định ngưng sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên môn hoặc chuyên gia y tế.
  • Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng lạ, bệnh nhân tạm ngưng sử dụng và tìm đến bác sĩ để khai báo tình hình.

Trên đây là những thông tin về thuốc Tratrison mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn

Có thể bạn quan tâm

Các Thuốc Trị Á Sừng Tốt Nhất Hiện Nay (Dạng Kem Bôi, Uống)

Dùng thuốc trị á sừng được bào chế ở nhiều dạng gồm thuốc uống và kem bôi ngoài da. Thuốc...

Vì sao mắc bệnh vẩy nến có nguy cơ cao dẫn đến tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bệnh vẩy nến nặng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường...

5 loại kem bôi trị viêm da tiết bã tốt và lưu ý

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc uống thì người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thêm các...

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Hiệu Quả Lá Tắm Thảo Dược Thuốc Dân Tộc Qua Góc Nhìn Chuyên Gia Và Người Bệnh

Lá tắm thảo dược Thuốc dân tộc là sự kết tinh trọn vẹn giá trị Y học bản địa và...

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo?

Bị giời leo bôi thuốc gì nhanh khỏi, không sẹo là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Thông...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *