Thuốc Goldesome chữa bệnh dạ dày

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Goldesome là thuốc được chỉ định để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.

Goldesome
Goldesome là thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản được nhập khẩu từ Ý

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Tên hoạt chất: Esomeprazol
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nén bao tan trong ruột

Thông tin cơ bản về thuốc Goldesome

Goldesome được sản xuất bởi Công ty Valpharma International S.p.a – Ý và được phân phối bởi Công ty TNHH Lamda. Giá thuốc Goldesome hiện tại khoảng 600.000 đồng một hộp, 4 vỉ x 7 viên. Tuy nhiên, giá bán có thể chênh lệch ở các cửa hàng thuốc và nhà phân phối.

1. Thành phần

Thành phần chính của Goldesome là Esomeprazol, có tác dụng làm giảm axit dạ dày, hiệu quả tương tự như các loại thuốc ức chế bơm proton (PPI).

2. Chỉ định

Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và bệnh lý mà Goldesome được chỉ định như sau:

Đối với người lớn:

  • Điệu trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
  • Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược
  • Điều trị dài hạn cho người bị viêm thực quản tái phát
  • Kết hợp với một phác đồ phù hợp để điều trị nhiễm vi khuẩn Helicobacter
  • Phòng ngừa viêm loét dạ dày – tá tràng phát triển
  • Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc thuốc NSAID
  • Điều trị xuất huyết dạ dày bằng đường tĩnh mạch
  • Hỗ trợ điều trị triệu chứng Zollinger Ellison
thuốc goldesome
Thuốc Goldesome được chỉ định điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên:

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
  • Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược
  • Kết hợp với kháng sinh để điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori

Một số chỉ định khác của thuốc có thể không được đề cập trong bài viết này. Do đó, nếu người bệnh có nhu cầu sử dụng thuốc với mục đích khác, vui lòng liên hệ bác sĩ hoặc nhà sản xuất.

3. Chống chỉ định

Không sử dụng Goldesome cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc quá mẩn cảm với Esomeprazol, Benzimidazole hoặc các thành phần khác của thuốc.

4. Cách dùng thuốc Goldesome

Tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thuốc. Hoặc bạn có thể thương lượng với bác sĩ để có liệu trình sử dụng thuốc phù hợp. Thông tin trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

  • Thuốc Goldesome được sùng qua đường uống. Có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn chính.
  • Uống Goldesome với một ly nước đầy. Chỉ sử dụng nước lọc và nước đun sôi để nguội. Không dùng nước có gas hoặc rượu, bia để uống thuốc.
  • Nuốt cả viên thuốc, không được nhai hoặc nghiền nát thuốc. Điều này có thể làm thay đổi quá trình hấp thu và công dụng của thuốc.
  • Không được ngừng sử dụng thuốc khi chưa nhận được sự đồng ý của bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

5. Liều dùng

Sử dụng thuốc theo liều lượng chỉ định của bác sĩ hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất:

Viêm loét dạ dày tá tràng:

  • Liều dùng: 20 mg / lần / ngày.
  • Thời gian điều trị: 2 đến 4 tuần.

Viêm loét dạ dày và viêm thực quản trào ngược:

  • Liều dùng: 20 mg / lần / ngày.
  • Thời gian điều trị: 4 – 8 tuần.

Hội chứng Zollinger Ellison:

  • Liều dùng: 60 mg / ngày. Có thể dùng 1 lần hoặc chia làm 2 lần.
  • Thời gian điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ.

Phòng ngừa viêm loét dạ dày tá tràng tái phát:

  • Liều dùng: 20 -40 mg / ngày.
  • Thời gian điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ.

Người dùng nên sử dụng thuốc Goldesome vào một thời gian nhất định trong ngày. Uống thuốc theo chỉ dẫn, không được tự ý thêm liều hoặc bỏ liều.

Tìm hiểu thêm: Trào ngược dạ dày 20 năm và câu chuyện thoát bệnh “thần kỳ” của bác tài xế xe ôm 60 tuổi

6. Bảo quản

Giữ thuốc trong bao bì của nhà sản xuất, đóng kín và tránh xa tầm tay của trẻ em. Lưu trữ thuốc ở nơi có nhiệt độ phòng (20 đến 25 độ C), tránh ánh sáng trực tiếp và độ ẩm cao, đặc biệt là trong phòng tắm.

Thuốc hết hạn sử dụng hoặc không có nhu cầu sử dụng cần được xử lý theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Không được bỏ thuốc vào bồn cầu, bồn rửa mặt hoặc cống thoát nước.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Goldesome

Trong quá trình sử dụng thuốc Goldsome, người bệnh cần chú ý những điều dưới đây để đạt hiệu quả cao nhất.

1. Thận trọng

Thuốc Goldsome có thể sử dụng cho hầu hết mọi đối tượng nhưng những trường hợp dưới đây nên cẩn trọng khi sử dụng, cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của BS để đảm bảo an toàn hơn.

goldesome uống trước hay sau ăn
Phụ nữ có thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc Goldesome

Các đối tượng sau đây nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sư dụng Goldesome:

  • Có lượng Magie, vitamin B12 trong cơ thể thấp
  • Bị bênh loãng xương
  • Mắc bệnh tự miễn
  • Bệnh lupus ban đỏ
  • Bệnh gan
  • Phụ nữ có thai, dự định mang thai hoặc đang cho con bú

Trào ngược dạ dày gây ra không ít phiền toái – Hãy điều trị sớm để khỏi bệnh ngay

2. Tác dụng phụ của thuốc Goldesome

Thuốc Goldesome có thể gây ra một số tác dụng nhất định. Tác dụng phụ có thể biến mất sau một vài giờ hoặc một vài ngày sau khi sử dụng thuốc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài thì hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn.

Tác dụng phụ phổ biến: Nhức đầu, Đau bụng, Tiêu chảy, Đầy bụng, Buồn nôn và nôn, Táo bón, Khô miêng, Viêm da, ngứa, nổi mề đay, Chóng mặt, Buồn ngủ, Nóng nảy, dễ bị kích động, trầm cảm.

Tác dụng phụ nguy hiểm:

  • Nấm candida đường tiêu hóa
  • Suy giảm bạch cầu, tiểu cầu
  • Mất hạt bạch cầu và suy giảm toàn bộ tế bào máu
  • Tăng men gan, tăng khả năng mắc bệnh não gan
  • Đau khớp, yếu và đau cơ
  • Rụng tóc
  • Phù mạch
  • Co thắt phế quản
  • Viêm thận kẽ
  • Rối loạn vị giác
  • Nếu bạn gặp các tác dụng phụ này hãy ngưng sử dụng thuốc và thông báo cho bác sĩ.

Đây không phải là danh sách đầy đủ tác dụng phụ của Goldesome. Do đó, hãy chủ động báo cho bác sĩ khi bạn gặp tác dụng phụ khác của thuốc.

3. Tương tác thuốc

Hoạt chất Esomeprazole ức chế men chuyển hóa CYP 2C19. Do đó, khi sử dụng thuốc Goldesome cùng với thuốc chuyển hóa CYP2C29 thì sẽ làm nồng độ Esomeprazole trong máu tăng cao. Do đó, không sử dụng Goldesome cùng với các loại thuốc như:

  • Diazepam
  • Warfarin
  • Clopidogrel (Plavix)
  • Ketoconazole
  • Atazanavir
  • Erythromycin

Đây không phải là danh sách đầy đủ các loại thuốc tương tác với thuốc Goldesome. Do đó điều quan trọng là người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, thực phẩm chức năng, vitamin và viên uống bổ sung.

Tham khảo: Bài thuốc y học cổ truyền giúp NSND Trần Nhượng thoát khỏi bệnh trào ngược dạ dày lâu năm

4. Cách xử lý khi thiếu liều hoặc quá liều

Quên liều:

  • Thông thường quên một liều sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, quên liều thường xuyên có thể làm mất tác dụng của thuốc. Do đó, cố gắng sử dụng thuốc vào một giờ cố định mỗi ngày.
  • Nếu quên một liều hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Tuy nhiên trong trường hợp đã gần đến giờ sử dụng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo đúng liệu trình.
  • Không dùng gấp đôi liều để bù vào liều đã quên.

Quá liều:

  • Có rất ít báo cáo về việc sử dụng quá liều Goldesome. Tuy nhiên, nếu ai đó vô tình sử dụng thuốc quá liều và có các biểu hiện như co giật, bất tỉnh, mất ý thức thì nên đưa người bệnh đi cấp cứu. Khi đi mang theo toa thuốc hoặc vỏ thuốc mà người bệnh đã sử dụng.
  • Không có thuốc giải độc đặc trị cho thuốc Goldesome. Do đó bác sĩ có thể lựa chọn rửa ruột hoặc dùng than hoạt tính để cấp cứu cho bệnh nhân.

Trên đây là những thông tin cần thiết và lưu ý khi sử dụng thuốc Goldesome chữa trào ngược dạ dày. Hi vọng sẽ hữu ích cho bạn đọc. Trong những trường hợp bệnh nặng, người bệnh không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng thuốc. Hãy tham khảo ý kiến BS chuyên khoa để được hướng dẫn phác đồ điều trị tốt nhất. Chúc bạn mau khỏi.

Có thể bạn cần biết

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.