Thuốc Prilosec có tác dụng gì?
Prilosec là thuốc được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản. Ví dụ như trào ngược axit, viêm loét dạ dày,…
- Tên gốc: Omeprazole
- Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
- Dạng bào chế: Viên nang
Những thông tin cần biết về thuốc Prilosec
Prilosec là thuốc điều trị các bệnh lý về dạ dày vẫn chưa được phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam. Người bệnh có thể mua Prilosec hàng xách tay với giá 520.000 đồng một hôp. Tuy nhiên, bạn nên chú ý chọn địa điểm uy tín để tránh mua nhầm thuốc kém chất lượng.
1. Cơ chế hoạt động
Prilosec thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton. Đây là nhóm thuốc giúp ngăn chặn dạ dày sản xuất axit. Prilosec hoạt động bằng cách ngăn chặn một loại enzym cho phép axit được bơm từ proton đến các tế bào thành dạ dày. Tuy nhiên, Prilosec ngăn chặn quá nhiều axit được giải phóng. Điều này có thể gây hại cho lớp lót thực quản, dạ dày và ruột của bạn.
Thông thường Prilosec sẽ có hiệu quả trong khoảng 30 phút đến 3,5 giờ kể từ lúc dùng thuốc.
2. Chỉ định
Prilosec được chỉ định để điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và một số bệnh lý khác do axit dư thừa gây ra. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị chứng viêm thực quản ăn mòn.
Ngoài ra, Prilosec còn phối hợp để điều trị một số bệnh như:
- Viêm loét dạ dày tá tràng
- Hội chứng Zollinger-Ellison ở người lớn
- Điều trị chứng ợ nóng thường xuyên.
3. Chống chỉ định
Không sử dụng Prilosec khi bạn dị ứng với Prilosec, Dexlansoprazole (Dexilant), Esomeprazole (Nexium) hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
4. Cách dùng
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc. Hoặc bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị.
Prilosec nên được uống trước bữa ăn 30 phút, tốt nhất là trước khi ăn sáng. Bạn nên nuốt cả viên thuốc, không được nhai, cắn hay nghiền nát thuốc. Điều này có thể làm cho hiệu quả của thuốc bị thay đổi.
Tuy nhiên, nếu bạn gặp khó khăn khi nuốt cả viên thuốc, thì bạn có thể mở viên nang và rắc thuốc lên thức ăn. Tốt nhất là táo nghiền hoặc nước ép táo, không nên trộn thuốc với thức ăn hoặc nước uống khác. Sử dụng thuốc trong 15 phút kể từ lúc chuẩn bị, vì để lâu có thể làm hỏng các thành phần của thuốc.
5. Liều dùng
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, đồng thời không thể thay thế chỉ định của nhân viên y tế.
Điều trị viêm loét dạ dày:
- Liều lượng: 40 mg / lần / ngày.
- Thời gian điều trị: 4 đến 8 tuần.
Điều trị chứng viêm thực quản ăn mòn:
- Liều lượng: 20 mg / lần / ngày.
- Liều lượng có thể tăng lên 40 mg / lần / ngày tùy theo tình trạng và sức khỏe của người bệnh.
- Thời gian điều trị: Theo chỉ định của bác sĩ.
Điều trị Zollinghe – Ellison:
- Liều dùng: 60 mg / lần. Sử dụng thuốc 3 lần một ngày. Tuy nhiên, không được sử dụng quá 120 mg mỗi ngày.
- Thời gian điều trị: 4 đến 8 tuần
Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản:
- Liều dùng: 20 mg / lần / ngày
- Thời gian điều trị: 4 đến 8 tuần.
Liều dùng cho trẻ em:
Trẻ em từ 1 đến dưới 16 tuổi:
- Từ 5 kg – 10 kg: Dùng 5 mg / lần / ngày.
- Từ 10 kg – 20 kg: Dùng 10 mg / lần
- Từ 20 kg trở lên: Dùng 20 mg / lần / ngày
- Thời gian điều trị kéo dài trong 4 tuần.
Đối với trẻ từ 1 tháng đến dưới 1 tuổi:
- Từ 3 đến dưới 5 kg: Dùng 2,5 mg / lần / ngày
- Từ 5 đến 10 kg: Dùng 10 mg / lần / ngày
- Thời gian điều trị kéo dài trong 6 tuần.
Xem thêm: Các Thuốc Trị Đau Dạ Dày Tốt Nhất – Giảm Đau Nhanh
6. Cách bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì của nhà sản xuất, đóng kín và tránh xa tầm tay của trẻ em, thú cưng. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ cao, độ ẩm.
Thuốc không sử dụng hoặc đã hết hạn sử dụng nên được xử lý theo quy định. Không bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa mặt. Tham khảo ý kiến của bác sĩ để vứt thuốc đúng cách.
Không chia sẻ thuốc của bạn cho bất kỳ ai khác, dù cho họ có các triệu chứng tương tự như bạn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Prilosec
Trước khi sử dụng Prilosec, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ. Prilosec không dùng cho các triệu chứng cấp tính, có nghĩa là nó không thể làm giảm chứng ợ nóng ngay lập tức.
1. Thận trọng
Người bệnh nên chú ý một số vấn đề trước khi sử dụng Prilosec:
- Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang sử dụng Rilpivirine (Edurant, Complera, Odefsey). Bác sĩ có thể sẽ cân nhắc thay đổi thuốc.
- Đang mang thai, có dự định mang thai hoặc đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Prilosec có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim hoặc đột quỵ, đặc biệt là khi bạn sử dụng thuốc trong một thời gian dài.
- Prilosec có thể làm tăng nguy cơ loãng xương. Điều này khiến người bệnh dễ bị gãy xương bao gồm xương cổ tay, cột sống, hông.
2. Tác dụng phụ
Prilosec thường được dung nạp rất tốt và hiếm khi xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, một số trường hợp tác dụng phụ vẫn được ghị nhận, bao gồm:
- Đau đầu
- Đau bụng
- Buồn nôn và nôn
- Tiêu chảy
- Đầy hơi
Các triệu chứng có thể kết thúc sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu nó không khỏi hoặc ngày càng nặng hơn, hãy thông báo cho bác sĩ.
Prilosec có thể gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp như:
- Nhịp tim đập nhanh
- Cơ bắp co thắt
- Xuất hiện dấu hiệu của bệnh lupus ban đỏ
- Đau khớp
Hiếm khi Prilosec gây ra các triệu chứng dị ứng thuốc. Tuy nhiên hãy gọi cấp cứu ngay khi bạn bị phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt, khó thở, có dấu hiệu về bệnh thận.
Đây không phải là danh sách đầy đủ những tác dụng phụ có thể xảy ra. Do đó, nếu bạn xuất hiện tác dụng phụ không được liệt kể ở trên thì hãy liên hệ với bác sĩ.
3. Tương tác thuốc
Prilosec có thể tương tác với một số loại thuốc và hoạt chất khác. Tương tác thuốc có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc và làm tăng nguy cơ mắc gặp phải tác dụng phụ nghiệm trọng. Do đó, hãy chủ động thông báo cho bác sĩ danh sách các loại thuốc mà bạn đang sử dụng bao gồm thuốc kê đơn hoặc không kê đơn.
Một số loại thuốc có thể tương tác với Prilosec như:
- Warfarin
- Ketoconazole
- Ampicillin
- Vali
- Phenytoin
- Antabuse
- Cyclosporine
- Prograf
- Plavix
- Atazanavir
- John’s Wort
- Methotrexate
Không sử dụng Prilosec chung với esomeprazole. Vì hai loại thuốc này có tác dụng giống nhau.
Prilosec có thể can thiệp vào một số xét nghiệm. Thuốc có thể làm thay đổi hoặc làm sai kết quả xét nghiệm. Do đó hãy thông báo cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên trước khi thực hiện thủ thuật.
4. Xử lý khi thiếu hoặc quá liều
Quá liều:
Hãy gọi bác sĩ ngay khi người bệnh xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Bất tỉnh
- Khó thở
- Co giật
- Mất ý thức
Quên liều:
Nói chung, quên liều thuốc sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của bạn. Nhưng thiếu liều có thể khiến thuốc mất tác dụng hoặc không có hiệu quả sai. Do đó, hãy cố gắng sử dụng thuốc đúng giờ.
Nếu quên một liều, hãy uống thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian sử dụng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo đúng liệu trình.
Không dùng gấp đôi liều lượng để bù vào liều đã quên.
Có thể bạn quan tâm
- Đau Dạ Dày: Dấu Hiệu và Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả An Toàn
- 7 thuốc đau dạ dày dạng sữa (gói) tác dụng nhanh
- Thuốc Agimepzol: Công dụng và liều dùng
Hỏi đáp cùng chuyên gia
Alo cho e hỏi ạ e đang dùng thuốc tây chữa trào ngược thì đổi qua thuốc này uống lun đc ko ạ