Thuốc Ovac có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Ovac là thuốc kê đơn được sử dụng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày và một số vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng thuốc đúng mục đích, liều lượng và giảm thiểu được tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Thuốc ovac 20
Thuốc Ovac 20 được sử dụng nhằm giảm tiết axit dạ dày

Trung tâm Thuốc dân tộc là địa chỉ khám chữa bệnh nổi tiếng nhất hiện nay trong lĩnh vực YHCT. Trung tâm đã cứu giúp hàng ngàn người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh, đau đớn do bệnh dạ dày. Trong đó bao gồm cả nghệ sĩ nổi tiếng như NSND Trần Nhượng, NS Chiến Thắng, NS Thu Hà…
  • Thương hiệu thuốc: Ovac 20
  • Dạng bào chế: Viên nang tan trong ruột
  • Phân loại: Thuốc kháng axit, thuốc chống trào ngược dạ dày thực quản

I/ Thông tin cần biết trước khi sử dụng thuốc Ovac

Thuốc Ovac 20 hiện đang có bán tại các tiệm thuốc tây lớn nhỏ trên toàn quốc với giá khoảng 30.000 đồng/ hộp 30 viên. Giá bán này có thể cao hoặc thấp hơn khi mua lẻ nhưng chênh lệch không đáng kể.

1. Ovac là thuốc gì?

Ovac là thuốc kháng acid dạ dày do công ty CP Dược Phẩm Cửu Long sản xuất. Thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị một số bệnh lý ở đường tiêu hóa có liên quan đến tình trạng tăng tiết axit dạ dày.

2. Thuốc Ovac được chỉ định cho những đối tượng nào?

Loại thuốc này thường được chỉ định trong đơn của những người mắc các bệnh lý sau:

3. Thành phần thuốc

Ovac 20 chứa thành phần chính là Omeprazol pellet được sử dụng với hàm lượng 230 mg ( tương đương với 20mg omeprazol ). Ngoài ra thuốc còn chứa một số loại tá dược khác vừa đủ trong một viên nang.

4. Dược lực học

Khi sử dụng, Omeprazol có thể được ruột non hấp thu hoàn toàn trong vòng 3 đến 6 tiếng. Nó sẽ phát huy tác dụng ức chế hoạt động của hệ enzym hydro – kali adenosin triphosphatase nằm tại tế bào viền dạ dày ( quá trình này còn gọi là ức chế bơm proton ). Qua đó, ngăn chặn không cho dạ dày tiết ra quá nhiều axit.

Ovac cho tác dụng nhanh và hiệu quả tối đa có thể đạt được sau khoảng 4 ngày dùng thuốc.

5. Quy cách đóng gói

  • Chai chứa 20, 100, hoặc 200 viên.
  • Hộp: Gồm 2 loại là hộp 3 vỉ và hộp 10 vỉ. Mỗi vỉ chứa 10 viên nang.

6. Những ai không nên dùng Ovac?

Chống chỉ định dùng thuốc cho những trường hợp bị dị ứng với omeprazol hoặc bất cứ thành phần nào khác có trong thuốc.

Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn từng có tiền sử quá mẫn với loại thuốc này. Bác sĩ có thể xem xét thay thế Ovac bằng một loại thuốc khác có cùng công dụng nhưng thích hợp hơn.

7. Cách sử dụng thuốc Ovac

Trước khi sử dụng thuốc, bạn nên đọc kỹ những thông tin in trên nhãn. Đồng thời uống thuốc theo đúng liều lượng, thời điểm và liệu trình điều trị đã được bác sĩ hướng dẫn trong đơn.

Viên nang Ovac 20 có thể hòa tan tại ruột, vì vậy bạn có thể nuốt thuốc trực tiếp với nhiều nước lọc. Không bẻ và hòa thuốc trước khi uống trừ khi được bác sĩ yêu cầu.

Độ an toàn và hiệu quả của thuốc đối với trẻ nhỏ vẫn chưa được nghiên cứu. Thêm vào đó, trẻ có thể bị hóc khi nuốt thuốc này. Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ nếu bạn có ý định dùng thuốc này cho trẻ.

Xem thêm: Các thuốc trị đau dạ dày tốt nhất 2020 – Giảm đau nhanh

8. Liều dùng thuốc Ovac

Tùy theo bệnh lý mắc phải và đối tượng sử dụng mà bác sĩ sẽ điều chỉnh liều dùng Ovac cho phù hợp.

liều lượng và cách sử dụng thuốc ovac
Bạn nên dùng thuốc Ovac theo liều lượng được nhà sản xuất khuyến cáo hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ

– Ở người lớn:

  • Điều trị trào ngược dạ dày thực quản: Liều dùng ban đầu 1-2 viên x 1 lần/ ngày, liệu trình dùng thuốc kéo dài từ 4-8 tuần. Sau khoảng thời gian này có thể uống mỗi ngày 1 viên để duy trì được kết quả lâu dài.
  • Điều trị loét dạ dày – thực quản: Uống 1 viên x 1 lần/ ngày, liều dùng tối đa là 2 viên cho những trường hợp bị nặng. Thời gian điều trị bằng thuốc Ovac 20 thường kéo dài trong 4-8 tháng tùy theo vị trí loét.
  • Để điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Uống 3 viên x 1 lần/ ngày hoặc có thể dùng liều cao hơn nếu được bác sĩ chỉ định. Cần dùng thuốc liên tục theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh tự ý ngưng uống đột ngột.

– Ở trẻ em: 

Chưa có khuyến cáo về việc dùng Ovac cho trẻ. Bạn chỉ nên dùng thuốc cho con nếu được bác sĩ chỉ định.

9. Cách bảo quản thuốc

Để thuốc tại nơi thoáng mát, không bị ẩm ướt hoặc có ánh nắng mặt trời chiếu vào. Tránh bảo quản thuốc ở những nơi mà trẻ nhỏ hay thú nuôi có thể tiếp cận được.

Nhưng dùng thuốc nếu đã quá hạn sử dụng hoặc có các dấu hiệu hư hại như viên thuốc bị ẩm ướt, biến dạng, thay đổi màu sắc. Lúc này việc dùng thuốc có thể phát sinh nhiều rủi ro ngoài ý muốn.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ovac

1. Thận trọng khi dùng thuốc

  • Sử dụng thuốc Ovac có thể che lấp các triệu chứng của khối u ác tính trong dạ dày. Vì vậy, trước khi chỉ định thuốc này cho những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, cần làm xét nghiệm để loại trừ khả năng bị ung thư.
  • Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc. Khi đi khám bệnh, hãy thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử bệnh tật và mang theo sổ sức khỏe, các kết quả xét nghiệm để bác sĩ nắm rõ.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng thuốc trừ khi bác sĩ nhận thấy những lợi ích đạt được vượt trội so với rủi ro có thể gặp phải.
  • Rượu, bia và một số loại thực phẩm nhất định có thể tương tác với thuốc Ovac. Đừng quên nhờ sự tham vấn của bác sĩ để có được chế độ ăn uống thích hợp trong thời gian được điều trị bằng loại thuốc này.
  • Không dùng thuốc theo đơn của người khác ngay cả khi các dấu hiệu của họ tương tự như những triệu chứng bạn đang gặp phải. Việc tùy tiện dùng thuốc có thể khiến bạn phải đối mặt với những tác dụng ngoài ý muốn.

2. Thuốc Ovac có tác dụng phụ không?

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ từ nhẹ đến nguy hiểm. Tuy nhiên không phải ai cũng gặp rủi ro khi dùng thuốc. Điều quan trọng là bạn cần uống Ovac theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để hạn chế gặp phải tác dụng ngoài ý muốn.

– Tác dụng phụ thường gặp:

  • Đau đầu
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Ngủ gật
  • Chóng mặt
  • Khó đi cầu, táo bón
  • Đau bụng
  • Chướng hơi

– Tác dụng phụ ít gặp:

  • Mất ngủ
  • Tăng men gan transaminase tạm thời
  • Dị ứng thuốc: Nổi phát ban, ngứa, khó chịu trong người…
Tác dụng phụ của thuốc Ovac
Thuốc Ovac gây dị ứng, nổi phát ban ngoài da

– Tác dụng phụ hiếm gặp:

  • Ra nhiều mồ hôi
  • Phù mạch
  • Sốt
  • Giảm số lượng tiểu cầu và bạch cầu trong máu
  • Lú lẫn
  • Tính tình nóng nảy, dễ bị kích động
  • Gặp ảo giác
  • Rối loạn thính giác
  • Kích thích tuyến vú phát triển to hơn ở nam giới
  • Co thắt phế quản, đau tức ngực, khó thở
  • Đau nhức khớp và cơ
  • Sốc phản vệ

Thông tin trên đây có thể chưa đề cập được tất cả những tác dụng phụ có thể gặp của thuốc Ovac. Ngưng uống thuốc và liên hệ với bác sĩ nếu bạn có dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc. Trường hợp gặp tác dụng phụ nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng, gọi ngay 115 để được cấp cứu kịp thời.

3. Tương tác giữa Ovac với các thuốc khác

Thành phần Omeprazol có thể làm thay đổi hoạt động của một số thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Hp
  • Warfarin
  • Dicoumarol
  • Nifedipin
  • Clarithromycin

Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất cho điều trị, bạn nên liệt kê tất cả các thuốc và thực phẩm chức năng mình đang dùng vào một tờ giấy và cho bác sĩ xem. Bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định thuốc và cho bạn những lời khuyên hữu ích về việc sử dụng thuốc.

4. Cách xử lý khi quên liều

Khi quên uống 1 liều, hãy uống bổ sung ngay khi bạn nhớ ra. Nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo thì bạn nên bỏ qua và tiếp tục uống liều sau theo đúng thời gian đã ấn định.

5. Phải làm thế nào khi bạn uống thuốc quá liều?

Việc uống thuốc quá liều có thể làm gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc. Tới phòng cấp cứu gần nhất để được bác sĩ xử lý nếu bạn không may uống thuốc Ovac quá liều.

ThuocDanToc.vn chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên từ các chuyên gia y tế.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 – Chữa bệnh DẠ DÀY bằng ĐÔNG Y tại THUỐC DÂN TỘC

Xem thêm: Đau Dạ Dày: Dấu Hiệu, Chế Độ Ăn & Cách Chữa Bệnh Hiệu Quả An Toàn

Click xem thêm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.