Thuốc Pantogut là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Pantogut là thuốc điều trị bệnh loét dạ dày, trào ngược dạ dày, thực quản. Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và bột tiêm khô.

Thuốc Pantogut được bào chế ở dạng viên nén và bột tiêm đông khô.
Thuốc Pantogut được bào chế ở dạng viên nén và bột tiêm đông khô.
  • Tên biệt dược: Pantogut;
  • Tên hoạt chất: Pantoprazole;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa.

Những thông tin cần biết về thuốc Pantogut

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Pantogut là hoạt chất Pantoprazole (hay Pantoprazol). Đây là một loại hóa dược có tác dụng ức chế chọn lọc bơm proton.

Chất Pantoprazole trong thuốc Pantogut tồn tại ở dạng muối natri pantoprazole, hấp thu nhanh ở đường tiêu hóa.

2. Dạng bào chế

Thuốc Pantogut được bào chế ở 2 dạng:

  • Viên nén;
  • Bột tiêm đông khô.

Hàm lượng hoạt chất có trong thuốc là 20mg và 40mg.

3. Chỉ định

Thuốc Pantogut được chỉ định để điều trị các trường hợp sau:

4. Chống chỉ định

Thuốc Pantogut không phù hợp để điều trị ở những bệnh  nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

5. Cách dùng và liều dùng

Đối với dạng thuốc viên

Bệnh nhân uống thuốc với nước lọc với liều lượng như sau:

  • Số lượng: 1 viên (40mg)/lần;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

Hoặc có thể dùng theo liều:

  • Số lượng: 1 viên (20mg)/lần;
  • Số lần: 2 lần/ngày.
Thuốc Pantagut dùng để điều trị trào ngược dạ dày và loét dạ dày.
Thuốc Pantagut dùng để điều trị trào ngược dạ dày và loét dạ dày.

Đối với dạng bột đông khô

Nếu sử dụng thuốc ở dạng bột đông khô, bệnh nhân tuân thủ theo các bước sau:

  • Bước 1: Pha bột đông khô với dung dịch NaCl (0,9%);
  • Bước 2: Sau khi pha, dung dịch có thể được dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc truyền tĩnh mạch.
  • Nếu sử dụng dung dịch tiêm để tiêm tĩnh mạch thì nên tiêm chậm trong vòng 2 phút.
  • Nếu sử dụng dung dịch tiêm để truyền tĩnh mạch thì truyền trong vòng 15 phút.

Về liều dùng:

  • Bệnh nhân trị loét dạ dày, trào ngược chỉ sử dụng tối đa 40mg/ngày;
  • Đối với bệnh nhân bị suy thận, nên dùng tối đa 20mg/ngày.

Lưu ý, trên đây chỉ là những thông tin về liều dùng mang tính chất tham khảo, không áp dụng cho tất cả bệnh nhân. Bác sĩ sẽ có chỉ định liều dùng phù hợp dành cho mỗi trường hợp bệnh.

Thuốc Pantogut ở dạng bột đông khô có thể dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc truyền vào tĩnh mạch.
Thuốc Pantogut ở dạng bột đông khô có thể dùng để tiêm tĩnh mạch hoặc truyền vào tĩnh mạch.

6. Bảo quản thuốc

Người dùng bảo quản thuốc ở nơi sạch thoáng, mát mẻ, để thuốc không bị giảm hoặc mất tác dụng.

Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc Pantogut

1. Thận trọng

Trước và trong khi sử dụng thuốc Pantogut, bạn nên chú ý một số điều sau:

  • Trường hợp trẻ nhỏ cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi dùng thuốc vì hiện nay chưa có báo cáo về hiệu quả và độ an toàn của thuốc dành cho đối tượng này.
  • Bệnh nhân suy gan nên thận trọng khi dùng thuốc, không nên dùng liều lượng lớn vì thuốc sẽ chuyển hóa ở gan.
  • Người suy thận, người cao tuổi nên thận trọng khi dùng;
  • Thuốc có thể làm mờ triệu chứng ung thư dạ dày hoặc làm chậm chẩn đoán ung thư dạ dày.

2. Tác dụng phụ

Hoạt chất Pantoprazole có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như:

  • Nhức đầu;
  • Choáng váng;
  • Đầy hơi;
  • Ngứa;
  • Phát ban da;
  • Đau bụng trên;
  • Buồn nôn;
  • Sốt;
  • Viêm tĩnh mạch huyết khối;
  • Sưng, phù nề.

Trên đây chưa phải toàn bộ các tác dụng phụ bạn sẽ gặp phải. Do đó, nếu thấy bất kỳ triệu chứng lạ nào trong quá trình dùng thuốc, bạn cần khai báo với bác sĩ ngay.

3 Tương tác thuốc

Tương tác thuốc là phản ứng giữa hai loại thuốc với nhau. Chúng tác động lẫn nhau, và làm cho một trong hai loại thuốc bị giảm tác dụng hoặc bị mất tác dụng. Cũng có thể, sự kết hợp giữa hai loại thuốc sẽ làm sản sinh ra một loại chất khác gây hại cho cơ thể.

Báo ngay với bác sĩ nếu gặp phải triệu chứng lạ khi dùng thuốc.
Báo ngay với bác sĩ nếu gặp phải triệu chứng lạ khi dùng thuốc.

Hiện nay chưa có báo cáo về tương tác giữa thuốc Pantogut với các loại thuốc khác. Nhưng vì tương tác thuốc gây ra những hiệu quả xấu, nên bạn hãy thận trọng phòng tránh. Nếu muốn kết hợp 2 loại thuốc với nhau, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách giải quyết.

Có thể bạn quan tâm

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *