Thuốc Esogas là thuốc gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Thuốc Esogas là thuốc điều trị một số bệnh liên quan đến tiêu hóa, dạ dày. Thuốc được chỉ định để điều trị trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày,… Khác với các loại thuốc uống giúp ức chế tiết axit, chống trào ngược, thuốc Esogas là thuốc ở dạng tiêm. Bệnh nhân cần tiêm thuốc dưới sự theo dõi và thực hiện của bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Thuốc Esogas là thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản.
Thuốc Esogas là thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày, trào ngược thực quản.

  • Tên biệt dược: Esogas;
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa;
  • Dạng bào chế: Dạng bột tiêm đông khô.

Những thông tin cần biết về thuốc Esogas

Thuốc Esogas do Công ty Cổ phần Dược – Trang thiết bị y tế Bình Định sản xuất. Thuốc được bào chế ở dạng bột tiêm đông khô.

1. Quy cách đóng gói

Thuốc Esogas được đóng gói trong hộp giấy bìa. Mỗi hộp bao gồm:

  • Lọ bột đông khô;
  • Ống dung môi.

2. Thành phần của thuốc

Thành phần của thuốc Esogas bao gồm các hóa dược có trong bột đông khô lẫn dung môi:

  • Bột đông khô là chất Esomeprazol natri (tức Esomeprazol ở dạng bột) có hoạt tính ức chế axit dạ dày. Hàm lượng của chất Esomeprazol trong thuốc là 40mg.
  • Natri clorid (45mg);
  • Nước cất pha tiêm (5ml)

3. Chỉ định

Thuốc Esogas được chỉ định để điều trị và điều trị dự phòng các bệnh sau:

4. Chống chỉ định

Thuốc Esogas không thích hợp cho việc điều trị ở các trường hợp sau:

  • Trường hợp bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc;
  • Trường hợp bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng virus HIV như Saquinavir, Atazanavir, Nelfinavir,…

5. Cách dùng

Việc tiêm dung dịch Esogas cần phải được các bác sĩ y khoa hoặc chuyên viên y tế thực hiện với những yêu cầu tiêu chuẩn đặc biệt.

Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản Esogas có thể dùng để tiêm thường hoặc tiêm truyền.
Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản Esogas có thể dùng để tiêm thường hoặc tiêm truyền.

Cách thực hiện tiêm truyền

  • Bước 1: Hòa tan bột đông khô Esomeprazole với 100ml dung môi. Dung dịch thu được có màu trong suốt hoặc màu vàng nhạt;
  • Bước 2: Tiêm truyền vào tĩnh mạch trong vòng 10 – 30 phút;
  • Bước 3: Trong khi truyền thuốc và sau khi truyền, bệnh nhân nghỉ ngơi, không nên di chuyển quá nhiều.

Cách thực hiện tiêm thường

  • Bước 1: Pha chế dung dịch thuốc Esogas bằng cách hòa tan bột đông khô Esomeprazole với 5ml dung môi. Dung dịch thu được có màu trong suốt hoặc màu vàng nhạt;
  • Bước 2: Tiêm truyền vào tĩnh mạch trong vòng 3 – 5 phút.

6. Liều dùng

Liều dùng của thuốc Esogas như sau:

Đối với trào ngược dạ dày, viêm thực quản

  • Liều lượng: 40mg/lần;
  • Số lần: 1 lần/ngày.

Đối với trào ngược dạ dày không có viêm thực quản

  • Liều lượng: 20mg/lần;
  • Số lần: 1 lần/ngày.
Thuốc Esogas điều trị trào ngược axit ở cả bệnh nhân viêm thực quản lẫn không viêm.
Thuốc Esogas điều trị trào ngược axit ở cả bệnh nhân viêm thực quản lẫn không viêm.

7. Bảo quản thuốc

Để thuốc Esogas không bị mất tác dụng, hư hỏng, bạn nên bảo quản thuốc theo chỉ dẫn sau:

  • Bảo quản thuốc Esogas ở nơi có nhiệt độ thoáng mát, không quá 30 độ C;
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, sạch sẽ;
  • Bảo quản thuốc nguyên vẹn trong bao bì khi chưa có nhu cầu sử dụng;
  • Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Xem thêm: Thuốc Trimebutin là thuốc gì?

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Esogas

1. Chú ý

Khi có ý định sử dụng thuốc Esogas, người dùng nên chú ý những điều sau:

  • Đối với các bệnh nhân bị bệnh về gan, suy thận nặng không nên dùng thuốc với liều lượng lớn. Liều dùng phù hợp là 20mg/ngày.
  • Đối với trẻ em dưới 18 tuổi, thuốc Esogas không khuyến khích dùng cho đối tượng này. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào xác nhận các thành phần trong thuốc Esogas có độ an toàn và phù hợp với trẻ nhỏ.
  • Chất Esomeprazole dùng trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng viêm teo dạ dày.
  • Thuốc Esogas có thể làm che lấp triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày, khiến cho bác sĩ khó phát hiện ung thư dạ dày hơn. Do đó, bạn nên đi đến bệnh viện khám bệnh trước khi dùng thuốc Esogas.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc Esogas có thể gây ra những tác dụng ngoài ý muốn sau:

Một số tác dụng ngoài ý muốn thường gặp

  • Nhức đầu;
  • Đau bụng;
  • Tiêu chảy;
  • Đầy hơi;
  • Buồn nôn và nôn mửa;
  • Buồn ngủ;
  • Khó ngủ, mất ngủ
  • Táo bón.

Một số tác dụng phụ ít gặp

  • Viêm da;
  • Ngứa ngáy;
  • Nổi mề đay;
  • Khô miệng;
  • Đãng trí, lú lẫn (có thể hồi phục);
  • Choáng váng.

Những tác dụng ngoài ý muốn hiếm xảy ra

  • Phù mạch;
  • Tăng men gan;
  • Suy gan;
  • Đau khớp;
  • Đau cơ;
  • Hội chứng Stevens-Johnson.
Thuốc Esogas có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như mệt mỏi, choáng váng, đau cơ,...
Thuốc Esogas có thể gây ra một số tác dụng ngoài ý muốn như mệt mỏi, choáng váng, đau cơ,…

Nếu quá mẫn cảm với thuốc sẽ gặp phải những triệu chứng như:

  • Phù mạch;
  • Sốt;
  • Viêm thận kẽ;
  • Co thắt phế quản;
  • Tăng tiết mồ hôi;
  • Nhìn mờ;
  • Rối loạn vị giác;
  • Natri trong máu giảm.

Nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng khác lạ nào trong quá trình dùng thuốc Esogas, hãy báo ngay cho bác sĩ để có cách khắc phục, xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Thuốc Esogas có tương kỵ với một vài loại thuốc khác như:

  • Thuốc diazepam;
  • Thuốc citalorpam;
  • Thuốc imipram;
  • Thuốc imipramine;
  • Thuốc clomipramine;
  • Thuốc phenytoin.
Thuốc Esogas có tương tác với một số loại thuốc khác. Bạn nên tránh kết hợp Esogas với những loại thuốc ấy.
Thuốc Esogas có tương tác với một số loại thuốc khác. Bạn nên tránh kết hợp Esogas với những loại thuốc ấy.

Khi Esogas tác dụng với các loại thuốc kể trên, chất Esomeprazole có trong thuốc sẽ ức chế chất CYP2C19 có trong các thuốc trên, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều này có nghĩa, bạn không nên kết hợp uống thuốc Esogas với những loại thuốc trên.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng kết hợp thuốc, hãy cho bác sĩ biết để hướng dẫn bạn cách xử lý phù hợp.

4. Cách xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Thuốc Esogas khi dùng quá liều sẽ gây ra những tác hại đối với người dùng, nhất là ở bệnh nhân có bệnh về gan, thận. Chất Esomeprazole có thể gây ra teo dạ dày.

Do đó, người dùng không nên dùng thuốc với liều lượng lớn, lạm dụng thuốc và dùng trong thời gian quá dài. Nếu dùng quá liều và gặp phải những triệu chứng gây khó chịu, cản trở sinh hoạt, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được xử lý, khắc phục kịp thời. Hãy nhớ rằng, thuốc men mang lại tác dụng tích cực là đẩy lùi bệnh nhưng cũng sẽ gây hại cho cơ thể, sức khỏe nếu dùng không đúng cách!

Hãy khai báo với bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng khó chịu trong quá trình dùng thuốc Esogas để điều trị.
Hãy khai báo với bác sĩ nếu gặp phải những triệu chứng khó chịu trong quá trình dùng thuốc Esogas để điều trị.

Trong trường hợp bạn bỏ sót một liều tiêm, hãy tiếp tục tiêm thuốc ở liều dùng sắp tới như đúng kế hoạch. Hãy kiên trì dùng thuốc, không bỏ thuốc quá nhiều liều. Dùng thuốc đều đặn theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp kết quả đạt như mong muốn.

5. Nên ngưng dùng thuốc khi nào?

Bạn ngưng dùng thuốc Esogas khi:

  • Bác sĩ hoặc chuyên viên y tế khuyên, chỉ định ngưng dùng;
  • Khi sử dụng thuốc một thời gian dài;
  • Khi điều trị một thời gian mà không thấy dấu hiệu thuyên giảm;
  • Khi đã khỏi hẳn các triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản;
  • Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu dị ứng với thuốc.

Có thể bạn quan tâm

viêm dạ dày cấp bệnh học

Bệnh viêm dạ dày cấp tính: nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm dạ dày cấp tính là một thuật ngữ chỉ tình trạng viêm của lớp lót bảo vệ dạ dày....

Vì sao ăn mặn gây ung thư dạ dày?

Rất nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam thường có thói quen ăn mặn. Đặc biệt, nhiều...

Ung thư đại trực tràng là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Ung thư đại trực tràng là tên gọi chung của ung thư trực tràng. Điều này có nghĩa ung thư...

Ung thư dạ dày thường gặp ở độ tuổi nào?

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh nguy hiểm, có liên quan đến nhiều yếu tố. Độ tuổi...

Trẻ ăn dặm bị táo bón: Cách khắc phục, phòng ngừa

Khoảng thời gian ăn dặm được xác định là một giai đoạn dễ mắc bệnh táo bón của trẻ sơ...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *