Kem bôi ngoài da Enoti Cream: tác dụng và liều dùng cụ thể

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Enoti Cream là kem bôi ngoài da có tác dụng chống viêm, thường được dùng để điều trị eczema (chàm), viêm da dị ứng, viêm tai ngoài,…

Enoti Cream
Enoti Cream là kem bôi ngoài da được dùng điều trị các bệnh da liễu thường gặp

  • Tên thuốc: Enoti Cream
  • Tên hoạt chất: Hydrocortison
  • Dạng bào chế: kem bôi ngoài da

Thông tin cần biết về thuốc Enoti Cream

1. Tác dụng

Hydrocortison có trong Enoti Cream là một glucocorticoid tự nhiên do tuyến thượng thận tiết ra. Hoạt chất này có tác dụng chống viêm và giảm sưng, được chỉ định trong quá trình điều trị các bệnh như eczema (chàm), viêm da dị ứng, viêm da thần kinh, vết côn trùng cắn, ngứa rát ở hậu môn và bộ phận sinh dục, viêm tai ngoài,…

Enoti Cream trị viêm da dị ứng
Enoti Cream được dùng để điều trị viêm da dị ứng, chàm và các bệnh da liễu khác

Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn biết thêm những tác dụng khác của thuốc Enoti Cream.

2. Chống chỉ định

Enoti Cream chống chỉ định với các trường hợp sau.

  • Người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc
  • Hoặc mẫn cảm với các corticosteroid khác
  • Nhiễm nấm toàn thân
  • Nhiễm khuẩn da nguyên phát do vi khuẩn, nấm và virus
  • Không sử dụng nếu nhiễm trùng hoặc đau ở vùng da cần điều trị

Việc sử dụng Enoti Cream có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị một số bệnh lý khác. Vì vậy bạn nên chủ động trình bày những vấn đề sức khỏe để được bác sĩ cân nhắc việc dùng thuốc.

3. Liều dùng và cách dùng

Enoti Cream được sử dụng trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Bạn cần đảm bảo vùng da bị bệnh và tay được làm sạch trước khi tiếp xúc với thuốc.

Về liều lượng, chúng tôi chỉ cung cấp liều dùng thông thường trong các trường hợp phổ biến nhất. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định liều dùng phù hợp với các triệu chứng cụ thể.

Liều dùng để điều trị viêm da, phát ban da

  • Người lớn: dùng thuốc 3 – 4 lần/ ngày
  • Trẻ em trên 2 tuổi: liều dùng tương tự người lớn
  • Trẻ dưới 2 tuổi: cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
không dùng Enoti Cream cho trẻ dưới 2 tuổi
Không sử dụng Enoti Cream cho trẻ dưới 2 tuổi nếu không chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Liều dùng để điều trị ngứa hậu môn, cơ quan sinh dục

  • Người lớn: sử dụng thuốc 3 – 4 lần/ ngày
  • Trẻ dưới 12 tuổi: nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Không nên dùng thuốc cho mặt và nách vì đây là hai vùng da mỏng và nhạy cảm. Bạn chỉ được sử dụng khi được bác sĩ yêu cầu.

Nên rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với thuốc, trừ khi bạn cần điều trị ở vùng da tay. Không băng bó hay che phủ vùng da dùng thuốc nếu không có chỉ định từ bác sĩ. Bạn nên mặc quần áo rộng rãi để tránh ma sát lên da, ngoài ra bạn cần chú ý tránh để vùng da dùng thuốc tiếp xúc với người khác, đặc biệt là trẻ em.

4. Bảo quản

Bạn nên vặn chặt nắp sau khi dùng Enoti Cream để tránh vi khuẩn xâm nhập khiến tác dụng của thuốc suy giảm. Bảo quản thuốc ở nơi thoáng mát, tránh nơi có nhiệt độ cao, ẩm thấp và ánh nắng trực tiếp.

Nếu thuốc có dấu hiệu đổi màu, biến chất, bạn không nên tiếp tục sử dụng. Lúc này thành phần trong thuốc đã biến đổi và có thể gây kích ứng nặng nếu bạn tiếp tục dùng.

Những điều cần lưu ý khi dùng Enoti Cream

1. Thận trọng

Hãy đảm bảo rằng bạn dùng thuốc theo đúng thông tin in trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Việc dùng thuốc một cách tùy tiện có thể dẫn đến những tình huống xấu.

Thận trọng khi dùng Enoti Cream
Thận trọng khi dùng Enoti Cream cho phụ nữ đang cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Enoti Cream nhằm kiểm soát những rủi ro có thể phát sinh. Ngoài ra, bạn nên chia sẻ với bác sĩ tình trạng sức khỏe của bản thân để chắc rằng việc dùng thuốc không gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị các bệnh lý khác.

Không nên sử dụng thuốc chung với người khác, ngay cả khi bạn có triệu chứng tương tự. Dùng thuốc chung có thể khiến vi khuẩn lây từ người khác sang bạn và ngược lại. Bạn nên gặp bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp.

2. Tác dụng phụ

Enoti Cream có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như:

  • Châm chích da
  • Nóng rát
  • Khô và đỏ da
  • Viêm nang lông
  • Da đổi màu và mỏng

Ngoài những tác dụng phụ nêu trên, thuốc có thể gây dị ứng ở một số trường hợp. Phản ứng dị ứng bao gồm:

phản ứng dị ứng thuốc Enoti Cream
Khó thở là phản ứng của cơ thể khi dị ứng với Enoti Cream
  • Phát ban
  • Ngứa và sưng ở mặt, lưỡi, cổ họng
  • Chóng mặt
  • Khó thở

Tình trạng dị ứng Enoti Cream không quá phổ biến, tuy nhiên bạn không nên lơ là và thiếu thận trọng khi dùng thuốc. Báo ngay với bác sĩ nếu cơ thể phát sinh những triệu chứng nêu trên.

3. Tương tác thuốc

Enoti Cream là thuốc bôi ngoài da nhưng không loại trừ khả năng thuốc có thể tương tác với những hoạt chất trong các nhóm thuốc khác.

Bạn nên trình bày những loại thuốc đang sử dụng với bác sĩ để chủ động ngăn ngừa tình trạng tương tác thuốc. Trong trường hợp có xuất hiện tương tác, bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngưng dùng thuốc hoặc thay thế bằng một loại thuốc khác.

4. Xử lý khi dùng thiếu hoặc quá liều

Nếu bạn bỏ lỡ một liều, hãy sử dụng thuốc ngay khi bạn nhớ ra. Nếu gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên. Sử dụng liều tiếp theo vào thời gian như bình thường. Không dùng gấp đôi lượng thuốc để bù liều đã quên.

Dùng quá liều Enoti Cream có thể khiến bạn bất tỉnh hoặc khó thở. Hãy gọi cấp cứu ngay khi nhận ra mình dùng quá liều.

5. Nên ngưng thuốc khi nào?

Enoti Cream chỉ được sử dụng trong thời gian nhất định, ngưng thuốc khi hết thời gian được bác sĩ chỉ định. Nếu khu vực được điều trị bắt đầu chảy máu – đặc biệt là vùng da ở hậu môn và cơ quan sinh dục, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.

Nên ngưng thuốc nếu bạn đã sử dùng 7 ngày liên tục nhưng không nhận thấy các triệu chứng suy giảm hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp này, bạn cần gặp trực tiếp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và thay thế bằng loại thuốc khác.

chàm dị ứng thời tiết

Bệnh chàm dị ứng ở trẻ – những điều mẹ cần biết

Chàm dị ứng có thể xuất hiện dưới dạng các mảng đỏ, giòn trên da của trẻ. Chàm dị ứng...

Bệnh ghẻ chàm hóa và cách điều trị

Bệnh ghẻ chàm hóa là một trong những dạng ghẻ tiến triển kéo dài do không được can thiệp và...

Bệnh Chàm Tổ Đỉa: Dễ Mắc, Hay Tái Phát Cần Điều Trị Sớm

Chàm tổ đỉa (Dyshidrotic Eczema) là tình trạng viêm da mãn tính, đặc trưng bởi các mụn nước xuất hiện...

Cách phân biệt bệnh chàm và hắc lào

Bệnh chàm và hắc lào khác nhau như thế nào?

Chàm và hắc lào đều là những căn bệnh da liễu phổ biến, bất cứ đối tượng nào cũng có...

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa: nguyên nhân và cách điều trị

Chàm bội nhiễm ở nhũ hoa là một trong những bệnh ngoài da đặc biệt ở phụ nữ. Tình trạng chàm...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.