Thuốc trị bệnh da liễu Elomet Cream 15g: Công dụng & liều dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Elomet Cream 15g là dược phẩm được dùng để khắc phục các triệu chứng trên da như mẩn đỏ, đau, sưng, ngứa rát… trong các bệnh lý da liễu như dị ứng, viêm da,  vẩy nến hay bất kì bệnh đáp ứng với Corticoid.

Elomet cream 15g
Elomet cream 15g được dùng để khắc phục một số vấn đề như da nổi mẩn đỏ, đau, sưng, ngứa rát…trong các bệnh lý về da.

  • Tên chung: Mometasone
  • Tên hoạt chất: Mometasone
  • Tên biệt dược: Elomet®
  • Phân nhóm: Thuốc Corticoid dùng tại chỗ

Những điều cần biết về Elomet cream 15g

Công dụng

Thuộc nhóm Corticoid, Kem Elomet 15g có tác dụng làm giảm các hoạt chất gây viêm có trong cơ thể và co mạch, được dùng để khắc phục một số vấn đề như mẩn đỏ, đau, sưng, ngứa rát…trong các bệnh lý về da.

Một số tác dụng khác của Elomet Cream 15g không được liệt kê trên nhãn thuốc nhưng đã được phê duyệt, bác sĩ có vẫn có thể chỉ định điều trị. Bệnh nhân chỉ được phép sử dụng kem bôi da Elomet khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Chống chỉ định

  • Không dùng kem Elomet 15g cho bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của sản phẩm.
  • Không dùng cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Liều dùng/ quá liều

Bôi một lớp kem Elomet lên vùng da bị tổn thương ít 1 lần/ ngày, dùng trong 3 tuần hoặc có thể ngưng sớm nếu như bệnh được cải thiện.

Sử dụng quá liều corticosteroid tại chỗ kéo dài có thể gây ức chế chức năng của tuyến thượng thận, gây suy thượng thận thứ phát.

Hướng dẫn sử dụng

Thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc đọc kĩ hướng dẫn được in trên nhãn dán trước khi sử dụng. Khi dùng thuốc, cần lưu ý một số điều sau:

  • Thuốc được dùng để bôi da, không được uống.
  • Rửa tay và vùng da bị tổn thương sạch sẽ trước khi dùng kem bôi da Elomet.
  • Thoa một lượng nhỏ kem lên tay, tán đều sang khu vực xung quanh. Không dùng kem Elomet để bôi lên những vùng da đang bị tổn thương.
  • Không băng kín vết thương sau khi bôi (trừ khi bạn được bác sĩ chỉ định như vậy). Không bôi thuốc lên da mặt, nách, háng.
  • Nên thông báo cho bác sĩ nếu như tình trạng da không được cải thiện hoặc có chiều hướng nghiêm trọng hơn.

Tham khảo thêm: Thuốc Mekorox 150 – Cách sử dụng, liều dùng và những điều cần lưu ý

Thận trọng

Trước khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với chuyên gia nếu như đang nằm trong những trường hợp sau:

  • Dị ứng với thành phần của thuốc
  • Dị ứng với thức ăn, hóa chất, côn trùng…
  • Tình trạng sức khỏe của bản thân: tiểu đường, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, nhiễm trùng…
  • Khi có biểu hiện nhiễm trùng, nên phối hợp điều trị với thuốc kháng nấm, kháng khuẩn hoặc ngưng dùng corticosteroid cho đến khi nhiễm trùng được cải thiện.
  • Dùng corticosteroid trong thời gian dài, trên diện tích da rộng lớn, băng kín có thể gây ức chế hoạt động của trục hạ đồi – tuyến yên – thượng thận và gây hội chứng Cushing ở người trưởng thành.

Đặc biệt thận trọng khi dùng thuốc cho những nhóm đối tượng sau:

  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú: Hiện nay, chưa có đủ nghiên cứu chứng minh thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm đối tượng trên, tuy nhiên bạn cũng nên tham khảo trước ý kiến của chuyên gia trước khi dùng.
  • Trẻ em: Thuốc có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển bình thường ở trẻ em. Vì thế, bố mẹ không nên cho trẻ bôi kem trong thời gian dài.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ phổ biến khi dùng kem Elomet 15g điều trị gồm có:

  • Xuất hiện vết sưng đỏ hoặc mủ trên da
  • Nổi mụn trứng cá
  • Kích ứng da như: ngứa nhẹ, ngứa da, rát da.

Nhanh chóng liên hệ với chuyên gia nếu như bạn xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Kích ứng da nghiêm trọng
  • Đau mắt, giảm thị lực, thấy quầng sáng quanh đèn
  • Tăng đường huyết với các biểu hiện như khát nước, thường xuyên đi tiểu, khô miệng…

Nhìn chung, các sản phẩm Corticosteroid tại chỗ bôi da thường ít gây tác dụng phụ nghiêm trọng so với những triệu chứng do dùng thuốc điều trị toàn thân.

Danh sách trên chưa bao gồm đầy đủ những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình bôi kem Elomet điều trị. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường khác, nên nhanh chóng liên hệ với bác sĩ chuyên môn để sớm có biện pháp khắc phục.

Tương tác thuốc

Tương tác thuốc có thể làm giảm dược lực của kem bôi da Elomet hoặc gia tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ ở người bệnh. Trước khi mua thuốc, nên nói với bác sĩ chuyên khoa những loại thuốc bạn đang điều trị (gồm thuốc kê đơn và không kê đơn, thuốc thảo dược. vitamin…), căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ có chỉ định cũng như hướng dẫn thuốc điều trị phù hợp.

Một số thuốc có thể gây tương tác với kem Elomet đó là:

  • Thuốc Steroid đường uống
  • Thuốc Steroid bôi da khác.

Bảo quản

  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

Trên đây là một số thông tin về thuốc trị viêm da Elomet 15 g. Người bệnh cần dùng thuốc đúng giờ, đúng liều lượng để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh được những tác dụng phụ. Trong trường hợp xuất hiện những phản ứng quá mẫn hay tác dụng phụ khác của thuốc, nên nhanh chóng liên hệ với chuyên gia để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Theo y học cổ truyền, bệnh mẩn ngứa có thể chữa bằng những bài thuốc đông y.

Bài thuốc đông y trị mẩn ngứa theo y học cổ truyền

Mẩn ngứa xuất hiện trên da với nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẩn ngứa gây khó chịu và mất thẩm...

Ngứa ngoài da là bệnh gì? Cách xử lý và chữa trị

Ngứa ngoài da là triệu chứng thường gặp khi bạn bị dị ứng với mỹ phẩm, nọc độc côn trùng...

Bị zona thần kinh có được tắm không?

Phát ban trên da, mụn nước và cảm giác đau rát khiến cho nhiều người e ngại, phân vân không...

Bệnh zona thần kinh khác giời leo: Đừng nhầm lẫn

Biểu hiện trên da của bệnh zona thần kinh và giời leo khá giống nhau nên rất dễ nhầm lẫn....

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu?

Bị dị ứng thời tiết có tự khỏi không? Kéo dài bao lâu là vấn đề được nhiều người quan...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *