Thuốc Dotium: Công dụng, cách dùng và tác dụng phụ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Dotium là thuốc thuộc nhóm đường tiêu hóa, được chỉ định điều trị cho các trường hợp buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, các bệnh sa dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày mạn tính…

Thuốc Dotium điều trị các các triệu chứng nôn và buồn nôn
Thuốc Dotium điều trị các các triệu chứng nôn và buồn nôn
  • Tên hoạt chất: Domperidon
  • Tên thương hiệu: Dotium
  • Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng thuốc: Viên nén bao phim

I/ Các thông tin về thuốc Dotium

Trước khi sử dụng thuốc Dotium, bạn cần nắm rõ những thông tin sau đây:

1. Thành phần

Domperidon ( tồn tại dưới dạng Domperidon maleat) 10 mg

2. Chỉ định

Dotium được chỉ định trong điều trị các trường hợp sau:

  • Buồn nôn và nôn, chán ăn, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua.
  • Với người lớn, thuốc được sử dụng để khắc phục các bệnh lý như viêm dạ dày mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản, sa dạ dày, triệu chứng sau phẫu thuật cắt dạ dày, trong thời gian sử dụng thuốc chống ung thư hoặc L-dopa.
  • Nếu đối tượng sử dụng là trẻ em, Dotium được dùng để điều trị tình trạng nôn theo chu kỳ, bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, đang trong thời kỳ dùng thuốc kháng ung thư.

3. Chống chỉ định

Thuốc Dotium chống chỉ định với các trường hợp:

  • Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Bị xuất huyết dạ dày
  • Tắc ruột cơ học
  • Thủng ruột
  • U tuyến yên tiết prolactin
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú

4. Liều lượng sử dụng

Tùy vào mục đích điều trị và đối tượng sử dụng mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một liều dùng phù hợp. Thông thường, Dotium được sử dụng với liều lượng như sau:

+ Buồn nôn và nôn:  

  • Người trưởng thành: Dùng từ 10 – 20mg. Cách 4 – 8 giờ uống một lần.
  • Trẻ em: Sử dụng với liều lượng 0, 2 – 0,4mg/ kg. Cách 4 – 8 tiếng uống một lần.

+ Các triệu chứng khó tiêu: 

  • Người trưởng thành: Dùng 3 lần/ ngày, mỗi lần uống từ 10 – 20mg trước bữa ăn và trước khi đi ngủ. Thời gian dùng thuốc không được quá 12 tuần.
  • Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp dự phòng nôn sau phẫu thuật.

5. Cách dùng

Để đảm bảo việc dùng thuốc diễn ra một cách an toàn và hiệu quả, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nên uống thuốc Dotium với liều thấp nhất, có hiệu quả điều trị trong thời gian ngắn nhất để làm giảm các cơn nôn và buồn nôn.
  • Sử dụng thuốc trước bữa ăn. Vì uống thuốc sau khi ăn có thể khiến cho quá trình hấp thu thuốc bị chậm lại.
  • Hãy tập thói quen dùng thuốc vào một thời gian cố định trong ngày.
  • Chỉ được dùng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng.
  • Không tự ý đem thuốc của mình cho người khác dùng.
  • Nếu thấy các biểu hiện không thuyên giảm, ngưng dùng thuốc và phải đến thăm khám bác sĩ.

6. Bảo quản

  • Để thuốc xa tầm tay trẻ em
  • Tránh để thuốc ở những nơi ẩm ướt hoặc những nơi chứa nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Không được giữ thuốc đã hết hạn sử dụng.

II/ Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Dotium

Thuốc Dotium có thể gây ra nhiều tác dụng phụ
Thuốc Dotium có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

1. Tác dụng phụ

Tương tự như các loại thuốc tây khác, thuốc Dotium có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Các vấn đề mà bạn có thể gặp phải bao gồm:

  • Gây buồn ngủ
  • Nhức đầu
  • Căng thẳng, mệt mỏi
  • Ngứa, phát ban da
  • Làm căng tức ngực
  • Gây khô miệng, khát nước.
  • Co rút cơ bụng, tiêu chảy.

2. Thận trọng

Trước khi sử dụng Dotium, hãy thông báo với các bác sĩ tất cả các thông tin về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe của bản thân. Nhất là khi thuộc các trường hợp sau:

  • Mắc các bệnh lý về gan, thận.
  • Đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ và người cao tuổi.
  • Bị suy tim.
  • Người bị chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa.
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

3. Tương tác thuốc

Việc dùng đồng thời các loại thuốc cùng một lúc có thể làm thay đổi cơ chế hoạt động hoặc giảm tác dụng điều trị của chúng. Do đó, hãy thông báo với các bác sĩ nếu bạn đang dùng các loại thuốc sau:

  • Ketoconazole
  • Famotidine
  • Bromocriptine
  • Cimetidine
  • Lithium
  • Nizatidine
  • Thuốc ức chế men CYP 3A4.
  • Các loại thuốc giảm đau nhóm opioid

Ngoài ra, Dotium có thể tương tác với các loại thuốc khác mà không được chúng tôi liệt kê ở đây. Hãy trao đổi với các bác sĩ để biết thêm thông tin về vấn đề này.

Xem video: Vì Sức Khỏe Người Việt VTV2 giới thiệu bài thuốc Đông Y đặc trị dạ dày của THUỐC DÂN TỘC

4. Cách xử lý khi dùng thiếu/ quá liều

  • Dùng thiếu liều: Có thể bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc với các liều tiếp theo như lịch trình cũ. Không được tự ý tăng gấp đôi liều lượng trong một lần sử dụng.
  • Dùng quá liều: Liên hệ với các trung tâm y tế để được hướng dẫn cách xử lý hoặc để được cấp cứu kịp thời, nếu thấy xuất hiện các biểu hiện bất thường.

Sử dụng bất cứ loại thuốc tây nào cũng có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Để tránh gặp phải những vấn đề này, trước khi sử dụng thuốc Dotium, hãy tham khảo những thông tin trên đây để biết cách dùng thuốc.

Xem thêm: 

Tin xem thêm

Trĩ nội và trĩ ngoại có những đặc điểm khác nhau

Trĩ Nội Và Trĩ Ngoại Khác Nhau Như Thế Nào? Cái Nào Nguy Hiểm Hơn?

Trĩ nội và trĩ ngoại là 2 loại phổ biến của bệnh trĩ. Tuy có những đặc điểm khác nhau,...

Sau 2 tuần mổ, bệnh nhân có thể tắm rửa, đi bộ, đi lên cầu thang, quan hệ tình dục,...

Mổ ruột thừa sau bao lâu thì lành và có thể đi lại bình thường

Mổ ruột thừa không còn là thuật ngữ quá xa lạ đối với cộng đồng. Khi ruột thừa bị sưng...

Hướng dẫn tự tập yoga chữa bệnh viêm đại tràng tại nhà

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra, việc tập luyện Yoga có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực cho...

Trẻ hay nôn trớ sau khi ăn? Lời khuyên hữu ích cho mẹ

Nôn trớ sau khi ăn là một trong những biểu hiện rất đỗi bình thường ở trẻ em, đặc biệt...

Bé bị nôn trớ và quấy khóc – mẹ đừng xem thường!

Bé bị nôn trớ và quấy khóc có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý ở đường hô...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.