Thuốc Diflorasone Diacetate: tác dụng, chống chỉ định, cách sử dụng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Diflorasone Diacetate là sản phẩm dược thuộc nhóm Corticosteroid. Thuốc có tác dụng giảm sưng, viêm, phát ban.. ở một số bệnh về da như chàm, viêm da cơ địa, dị ứng…

Diflorasone Diacetate
Hình ảnh bao bì sản phẩm Diflorasone Diacetate 0,05%.

  • Tên biệt dược: ApexiCon, ApexiCon E, Psorcon, Maxiflor, Florone, Florone E, Psorcon E.
  • Tên hoạt chất:  Diflorasone Diacetate
  • Phân nhóm: Thuốc Corticosteroid.

I. Một số thông tin về Diphenhydramine

Thông tin chi tiết liên quan đến công dụng, liều lượng, các dùng, lưu ý… của Diflorasone Diacetate như sau:

1. Công dụng

Với cơ chế hoạt động chính là chống viêm, ngứa, co mạch, thuốc Corticosteroid Diflorasone Diacetate là được sử dụng để cải thiện tình trạng viêm, ngứa da và một số vấn đề khác về da. Ngoài ra, Diflorasone Diacetate cũng có thể được sử dụng cho các mục đích điều trị khác không được liệt kê trên đây.

2. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc cho đối tượng bị dị ứng với Diflorasone.

3. Liều dùng

Thoa một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị tổn thương từ 1 – 3 lần mỗi ngày.

4. Hướng dẫn sử dụng

Tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì trước khi sử dụng.

  • Thuốc dùng để bôi da, không dùng để uống.
  • Rửa tay, vết thương trên da thật sạch trước khi dùng thuốc. Rửa sạch với nước nếu thuốc bắn vào mắt.
  • Không dùng Diflorasone Diacetate bôi lên vết thương hở
  • Không băng kín da sau khi bôi thuốc.
  • Nếu dùng thuốc cho trẻ em đang quấn tả, không dùng tả bó sát cơ thể bé.
  • Nên tham khảo ý kiến chuyên gia nếu bạn có ý định điều trị lâu dài.
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay của trẻ em.

5. Thận trọng

Trong quá trình dùng Diflorasone Diacetate, cần lưu ý một số điều sau:

  • Thuốc có thể hấp thu qua da, gia tăng tác dụng phụ nếu dùng trong thời gian dài. Do đó, không dùng thuốc cho đối tượng trẻ em nếu không có chỉ định hay hướng dẫn của chuyên gia.
  • Hãy thông báo cho bác sĩ/ dược sĩ nếu như bạn đang có dấu hiệu nhiễm trùng da.
  • Diflorasone Diacetate bôi ngoài da có thể làm gia tăng lượng đường (glucose) trong máu hoặc nước tiểu).
  • Hiện vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của Diflorasone Diacetate lên thai nhi ở đối tượng phụ nữ mang thai. Tuy vậy, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để đảm bảo.

II. Một số lưu ý trước khi dùng Diphenhydramine

Tham khảo thông tin sau để dùng Diflorasone Diacetate trị bệnh an toàn.

1. Tác dụng phụ

Người dùng Diflorasone Diacetate có thể gặp phải một số vấn đề về da như sau:

  • Nóng rát da
  • Ngứa
  • Da bị kích ứng
  • Khô da
  • Viêm nang lông
  • Tăng hoặc giảm sắc tố da
  • Nổi mụn trứng cá
  • Viêm da cơ địa
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng

Ngừng dùng thuốc nếu như bạn xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Nhìn mờ, đau mắt, nhìn thấy quầng sáng quanh đèn.
  • Kích ứng da nghiêm trọng
  • Có biểu hiện nhiễm trùng (sưng và đỏ da, da rỉ dịch…)

Danh sách trên chưa phải là bảng liệt kê đầy đủ tác dụng phụ của Diflorasone Diacetate. Tham khảo ý kiến chuyên gia nếu bạn xuất hiện những biểu hiện đáng ngờ khác không được liệt kê bên trên sau khi dùng thuốc.

2. Tương tác thuốc

Diflorasone Diacetate là thuốc dùng ngoài da nên không có khả năng tương tác với những loại thuốc điều trị khác. Tuy vậy, dùng nhiều loại thuốc bôi da cùng một lúc có thể gây tương tác tại chỗ.

Trước khi dùng thuốc Diflorasone Diacetate điều trị bệnh về da, người bệnh nên cung cấp cho chuyên gia danh sách các loại thuốc đang dùng hiện tại (bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thảo dược); tình trạng sức khỏe hiện tại (mang thai, đang cho con bú, sắp phẫu thuật) để có chỉ định phù hợp.

Trên đây là một số thông tin về Diflorasone Diacetate. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng sản phẩm cải thiện một số vấn đề về da.

Xem thêm

Những cách chữa bệnh viêm da tiết bã nhờn phổ biến hiện nay

Viêm da tiết bã nhờn (Seborrheic dermatitis) là bệnh lý về da có xu hướng mạn tính, xảy ra chủ...

Da bị nứt nẻ ở tay chân do nguyên nhân nào? Xử lí ra sao?

Da bị nứt nẻ ở tay chân là tình trạng không hiếm gặp, thường xảy ra nhiều vào mùa đông...

Nên ăn gì và kiêng gì khi bị viêm nang lông?

Bị viêm nang lông kiêng ăn gì và cần bổ sung gì?

Bên cạnh việc điều trị, ăn uống đúng cách sẽ giúp các triệu chứng bệnh viêm nang lông được giảm...

tìm hiểu mụn nước ở bàn chân

Mụn nước ở bàn chân: Những điều bạn nên biết để điều trị đúng

Nổi mụn nước ở bàn chân gây ngứa ngáy, khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng...

Cách chữa phong ngứa

Bệnh phong ngứa: Cách nhận biết và điều trị dứt điểm, không tái phát

Phong ngứa hay mề đay mẩn ngứa là vấn đề về da rất thường gặp nhưng khó điều trị dứt...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.