Siro Clarityne 60ml có công dụng gì?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ BÁC SĨ NGUYỄN THỊ NHUẦN – Khoa Y học cổ truyềnPhó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Thuốc Clarityne Syrup 60ml có chứa hoạt chất Loratadine. Thuốc có tác dụng làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng (sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi,…), cải thiện triệu chứng của mề đay mãn tính và các bệnh dị ứng ngoài da khác.

Clarityne Syrup 60ml
Thuốc Clarityne Syrup làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng và mề đay mãn tính

  • Tên thuốc: Clarityne Syrup 60ml
  • Phân nhóm: Thuốc chống dị ứng và trong các trường hợp quá mẫn
  • Dạng bào chế: Thuốc uống dạng siro

Những thông tin cần biết về thuốc Clarityne Syrup

1. Thành phần

Thành phần chính của thuốc Clarityne Syrup là Loratadine. Loratadine là hoạt chất kháng histamine 3 vòng.

Thành phần này tác động chọn lọc lên thụ thể H1 ngoại biên nhằm làm giảm các phản ứng do histamine – thành phần trung gian gây ra dị ứng.

2. Chỉ định

Thuốc Clarityne Syrup được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Làm giảm triệu chứng của viêm mũi dị ứng (sổ mũi, ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mắt, hắt hơi,…)
  • Cải thiện triệu chứng của mề đay mãn tính và các bệnh da do dị ứng khác

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định thuốc Clarityne Syrup cho các đối tượng sau:

  • Dị ứng và quá mẫn với các thành phần trong thuốc
  • Trẻ em dưới 2 tuổi
  • Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ

4. Dạng bào chế – hàm lượng

  • Dạng bào chế: Thuốc uống dạng siro
  • Hàm lượng: 1mg/ ml
  • Quy cách: Hộp 1 chai x 60ml

5. Cách dùng – liều lượng

Sử dụng thuốc trực tiếp bằng đường uống. Đo lượng thuốc cần sử dụng bằng muỗng gia đình và uống ngay sau đó. Để lượng thuốc được đo chính xác hơn, bạn có thể dùng dụng cụ đo lường trong y tế.

Clarityne Syrup có tác dụng gì
Nên lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng

Thuốc có thể đóng cặn ở dưới đáy chai. Do đó bạn nên lắc đều trước khi sử dụng.

Liều dùng trong bài viết chỉ phù hợp với các trường hợp bệnh thông thường. Trong trường hợp bệnh lý nghiêm trọng hoặc phát sinh kèm theo các dấu hiệu bất thường, bạn nên trao đổi trực tiếp với dược sĩ để biết liều dùng và tần suất cụ thể.

Liều dùng thông thường cho trẻ dưới 30kg

  • Dùng 1 muỗng cà phê đầy (khoảng 5ml)/ ngày

Liều dùng thông thường cho trẻ từ 2 – 12 tuổi (trên 30kg)

  • Dùng 2 muỗng cà phê đầy (10ml)/ ngày

Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi

  • Dùng 2 muỗng cà phê đầy (10ml)/ ngày

Bạn nên theo sát quá trình dùng thuốc của trẻ để hạn chế trẻ dùng thiếu hoặc quá liều.

Tham khảo thêm: Thuốc Vingen: Tác dụng, chống chỉ định và các lưu ý khi dùng

6. Bảo quản

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng (dao động trong khoảng 20 – 25 độ C), tránh xa tầm tay của trẻ em và nơi có ánh nắng trực tiếp.

7. Giá thành

Thuốc Clarityne Syrup 60ml có giá bán dao động từ 55 – 65.000 đồng/ hộp. Giá bán tại một số đại lý bán lẻ và nhà thuốc tây có thể chênh lệch so với giá bán niêm yết in trên bao bì.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Clarityne Syrup

1. Thận trọng

Bệnh nhân suy gan nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Cần theo dõi biến chứng và chức năng của cơ quan này thường xuyên.

Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Bác sĩ chỉ sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này khi nhận thấy lợi ích vượt trội hơn rủi ro có thể xảy ra.

Clarityne Syrup giá bao nhiêu
Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai

Siro Clarityne có thể gây khô miệng và tăng nguy cơ sâu răng – đặc biệt là ở bệnh nhân cao tuổi.

2. Tác dụng phụ

Một số tác dụng không mong muốn có thể phát sinh trong thời gian sử dụng Siro Clarityne.

Tác dụng phụ thông thường:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Mạch nhanh
  • Rối loạn tiêu hóa
  • Ngất
  • Tăng cảm giác thèm ăn

Các tác dụng phụ trên đều thuyên giảm sau khi được điều chỉnh liều. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy triệu chứng trở nên trầm trọng hoặc có xu hướng kéo dài, bạn cần thông báo với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

3. Tương tác thuốc

Hoạt chất Loratadine có trong thuốc có thể tác động đến cơ chế hoạt động của các loại thuốc khác. Điều này làm giảm/ tăng tác dụng điều trị hoặc làm phát sinh những triệu chứng nguy hiểm.

Siro Clarityne có thể tương tác với một số loại thuốc sau:

  • Cimetidine
  • Ketoconazole
  • Quinidine
  • Erythromycin
  • Fluoxetine
  • Fluconazole

Danh sách này chưa tổng hợp toàn bộ các loại thuốc có khả năng tương tác với Siro Clarityne. Để đề phòng rủi ro do tương tác gây ra, bạn cần trao đổi với bác sĩ nếu có ý định phối hợp Siro Clarityne với bất cứ loại thuốc nào.

Có thể bạn quan tâm

  • Thuốc Pivalone: Công dụng, hướng dẫn sử dụng & liều dùng
  • Thuốc Korofest trị mề đay và viêm mũi dị ứng: Liều dùng & thận trọng

Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng Đông y cổ truyền

Đông y chia viêm mũi dị ứng thành 3 thể bệnh, bao gồm thể phong hàn phạm phế, thể phong...

Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Bằng Cây Hoa Ngũ Sắc (Hoa Cức Lợn, Cỏ Hôi)

Theo một số nghiên cứu, tinh dầu cây hoa ngũ sắc chứa nhiều thành phần hóa học lợi cho sức...

Rượu tỏi là bài thuốc chữa trị được chứng viêm mũi dị ứng và những bệnh lý về đường hô hấp khác.

Hướng dẫn làm rượu tỏi chữa viêm mũi dị ứng đúng cách không phải ai cũng biết

Rượu tỏi có tác dụng kháng khuẩn, điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế...

Các loại thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và những điều cần lưu ý

Danh sách thuốc tây chữa viêm mũi dị ứng và lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc kháng histamin H1, thuốc gây co mạch, nhóm corticoid là những loại thuốc tây chữa viêm mũi...

Bật mí 4 loại lá cây chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Dùng lá cây chữa viêm mũi dị ứng là một phương pháp điều trị theo dân gian có khả năng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *