Thuốc Camoas là thuốc gì?

Thuốc Camoas có chứa thành phần Flavoxat hydrochlorid là thuốc kê đơn thường dùng để điều trị chống co thắt ở một số bệnh lý. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng làm giảm tình trạng co thắt ở đường sinh dục của phụ nữ.

thuốc Camoas là thuốc gì?
Thuốc Camoas được sản xuất bởi doanh nghiệp Công ty CP dược phẩm Me Di Sun và doanh nghiệp đăng ký kê khai tại Việt Nam Công ty Cổ phần Dược phẩm Medbolide. Giá bán thuốc Camoas được tính theo đơn vị viên là 6. 986 VNĐ.

  • Nhóm thuốc: Thuốc giãn cơ và tăng trương lực cơ
  • Thành phần: Flavoxat hydrochlorid 200 mg
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim

I. Thuốc Camoas có công dụng như thế nào?

Thuốc Camoas là loại thuốc tuyến tiền liệt thường được bác sĩ chỉ định làm giảm một số triệu chứng sau đây.

  • Giảm triệu chứng trong: Thuốc Camoas dùng để điều trị một số biểu hiện trong các bệnh lý của tiền liệt tuyến và bàng quang như đau bàng quang, viêm bàng quang, viêm niệu đạo – tam giác bàng quang, viêm tiền liệt tuyến, viêm niệu đạo hoặc viêm niệu đạo – bàng quang. Sử dụng thuốc Camoas có thể giúp cải thiện các triệu chứng như khó tiểu, tiểu đêm, tiểu lắt nhắt, tiểu gấp, tiểu ngắt quãng.
  • Giảm tình trạng co thắt đường sinh dục của phụ nữ: Camoas giúp hỗ trợ điều trị đau bụng kinh, đau vùng chậu, rối loạn vận động tử cung hoặc tăng trương lực.
  • Hỗ trợ điều trị chống co thắt trong một số bệnh lý như rối loạn co thắt đường tiết niệu do đặt ống thông tiểu hoặc do soi bàng quang. Ngoài ra, Camoas cũng giúp điều trị rối loạn co thắt do xuất hiện di chứng phẫu thuật đường tiểu dưới. Bên cạnh đó, thuốc còn giúp hỗ trợ chữa trị chống co thắt do bệnh sỏi niệu quản và sỏi thận gây ra.

Ngoài những tác dụng trên, thuốc Camoas còn được bác sĩ chỉ định sử dụng với các mục đích khác không được ghi trên nhãn thuốc. Mặt khác, thuốc cũng chống chỉ định sử dụng trong một số trường hợp dưới đây.

  • Người nhạy cảm với thuốc hoặc có tiền sử dị ứng với Camoas.
  • Những người bị tắc hồi tràng hoặc tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, ruột không giãn hoặc những sang thương gây liệt hoặc tắc ruột không nên sử dụng thuốc để điều trị bệnh.

II. Cách dùng và liều dùng thuốc Camoas như thế nào?

Camoas là thuốc dùng đường uống và có khả năng hấp thu nhanh. Chính vì vậy, để thuốc phát huy tác dụng, bệnh nhân nên uống thuốc sau khi ăn. Bên cạnh đó, để thuốc không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Về liều lượng sử dụng, bệnh nhân nên uống 3 – 4 lần mỗi ngày và mỗi lần uống 1 viên 200 mg. Tùy thuộc vào thể trạng và tình trạng bệnh của mỗi người mà liều dùng và thời gian điều trị có thể không giống nhau. Chẳng hạn, hiệu quả chữa trị trên hệ cơ bàng quang thường xuất hiện trong vòng 2 – 3 giờ. Ở những người mắc bệnh nhiễm trùng, thời gian điều trị thường kéo dài có thể 1 tuần hoặc hơn. Còn đối với bệnh nhân có triệu chứng mãn tính ở bàng quang, để đạt được kết quả trị liệu tối ưu, người bệnh cần duy trì sử dụng thuốc trong khoảng thời gian dài. Liều dùng thuốc Camoas có thể giảm nếu triệu chứng bệnh được cải thiện.

* Người bệnh nên làm gì trong trường hợp quên liều và quá liều?

Trong trường hợp quên liều, bệnh nhân nên bỏ qua liều đã quên và dùng Camoas trong lần sử dụng tiếp theo trong liệu trình điều trị. Còn đối với trường hợp quá liều, nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào, người bệnh nên đến bệnh viện để rửa dạ dày.

III. Thuốc Camoas gây ra những tác dụng phụ nào?

Người bệnh có thể gặp phải một vài tác dụng phụ như khô miệng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn ói. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ biến mất khi bệnh nhân giảm liều hoặc ngừng sử dụng thuốc Camoas. Ngoài những biểu hiện này ra, người bệnh cũng có thể gặp tình trạng sau:

  • Nổi mề đay
  • Rối loạn điều tiết mắt
  • Xuất hiện triệu chứng lú lẫn ở người lớn tuổi
  • Rối loạn tiểu tiện
  • Tim đập nhanh
  • Sốt
  • Cảm xúc không ổn định
  • Táo bón
  • Tăng bạch cầu đa nhân ái toan

Những tác dụng phụ này tuy hiếm gặp nhưng khá nguy hiểm. Vì vậy, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để điều trị. Ngoài ra, tác dụng phụ của thuốc Camoas trên cơ địa của mỗi người có thể không giống nhau. Do đó, nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường, bệnh nhân nên ngưng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất kiểm tra.

IV. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Camoas

Người bệnh nên lưu ý những điểm sau nếu dùng thuốc Camoas điều trị bệnh.

  • Người bệnh bị tăng nhãn áp, đặc biệt là tăng nhãn áp góc hẹp nên thận trọng khi sử dụng thuốc Camoas.
  • Bệnh nhân mắc bệnh lý tắc nghẽn đường tiêu dưới do chèn ép cũng nên sử dụng thuốc cẩn thận.
  • Thuốc Camoas có tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung. Vì vậy, bệnh nhân đang điều khiển máy móc hoặc tham gia giao thông, vào các công việc cần sự chú ý cao không nên dùng thuốc.
  • Một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, Camoas không gây tác dụng phụ đối với động vật mang thai và phôi thai. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, phụ nữ mang thai không nên dùng thuốc, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
  • Phụ nữ đang cho con bú hoặc trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên dùng Camoas vì chưa xác định được tính an toàn của thuốc.

Trên đây là tất cả những thông tin về thuốc Camoas được chúng tôi tổng hợp. Và để hiểu rõ hơn về tác dụng, cách dùng cũng như liều dùng thuốc, người bệnh nên liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.

 

Ung thư niệu quản: Mọi điều cần biết về căn bệnh này

Ung thư niệu quản là một bệnh lý có khả năng đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không...

Lá xoài non có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm các triệu chứng bệnh tiểu đường

Cách chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non được nhiều người chia sẻ

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài non có thể làm giảm lượng đường huyết, ngăn ngừa được biến chứng...

vị trí đau sỏi thận

Sỏi thận đau ở đâu? Phải làm gì để giảm đau?

Là một bệnh lý phổ biến nhưng sỏi thận lại có những dấu hiệu lâm sàng lại khó nhận biết,...

Sử dụng nhiều thwucj phẩm giàu vitamin c là cách phòng ngừa viêm đường tiết niệu tái phát hiệu quả

Cần làm gì để phòng tránh viêm đường tiết niệu tái phát nhiều lần?

Có khoảng 30% - 40% phụ nữ đã từng bị viêm đường tiết niệu sẽ có nguy cơ đối mặt...

Ung thư bàng quang giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là gì?

Hóa trị và phẫu thuật là hai phương pháp điều trị phổ biến nhất cho người mắc ung thư bàng...

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.